1. Bạn ăn cùng một thực đơn cho mỗi sáng
Một bữa sáng với trứng và sữa hoặc cháo yến mạch có thể là một cách hoàn hảo để bắt đầu một ngày mới. Nhưng nếu bạn bắt bản thân ăn cùng một bữa ăn vào mỗi ngày và ý tưởng thay đổi thực đơn khiến bạn lo lắng, cuối cùng thức ăn lại trở thành một sự tra tấn tâm lý chứ không phải là một niềm vui.
Hãy thử thêm một số thành phần mới vào bữa ăn của bạn, từng bước một. Ví dụ, thêm một số trái cây hoặc sô cô la trên bánh mì nướng.
2. Cắn móng tay
Tâm lý lo lắng tạo ra cảm giác căng thẳng và dẫn tới một loạt các hành vi căng thẳng. Các dấu hiệu như cắn móng tay và cắn môi hoặc xoắn tóc đang tiết lộ sự lo lắng vô thức mà chúng ta đang cố gắng để thoát khỏi.
3. Bạn tạo danh sách việc cần làm
Danh sách sẽ có ích nếu bạn không muốn quên điều gì đó, nhưng việc tạo danh sách việc cần làm không ngừng chỉ để vượt qua mọi thứ và sau đó thêm nhiều "nhiệm vụ" có thể là dấu hiệu của sự lo lắng. Danh sách giúp chúng ta kiểm soát môi trường xung quanh và trở thành một phần thiết yếu trong ngày đối với nhiều người. Tuy nhiên, điều này không nên trở thành áp lực khiến bạn suy nghĩ nhiều nếu một trong các nhiệm vụ kế hoạch chưa được thực hiện.
4. Bạn không nhận thấy thời gian trôi qua
Bạn dành quá nhiều thời gian để làm những thói quen cố định: xếp giường gọn gàng, sắp xếp chồng quần áo theo màu sắc và vân vân. Nếu một cái gì đó không đúng thứ tự, bạn sẽ dành nhiều thời gian hơn để cố gắng sửa chữa nó. Quá tập trung vào những điều này khiến bạn không nhận thấy thời gian trôi qua và làm mức độ lo lắng càng cao.
5. Bạn thức suốt đêm
Đêm khuya, bạn trên giường, đèn tắt... nhưng bạn vẫn không thể ngủ được. Có rất nhiều yếu tố gây mất ngủ, nhưng lo âu chắc chắn là một trong những lý do chính. Những người thường xuyên lo lắng về điều gì đó, có những cuộc đấu tranh nội tâm, và không thể bình tĩnh tâm trí của họ có lo lắng hoạt động cao.
6. Bạn thức dậy trước chuông báo thức
Một số người thường thức dậy quá sớm vào buổi sáng, đây được gọi là chứng mất ngủ. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy "thời điểm căng thẳng tâm lý khi các sự kiện trong cuộc sống khiến bạn lo nghĩ quá nhiều".
7. Bạn trì hoãn công việc
Rất nhiều người trì hoãn nhiệm vụ vì lười biếng, nhưng đối với những người thường xuyên lo lắng, trì hoãn biến thành một thói quen. Họ vịn cớ rằng “mọi việc đang đi theo đúng hướng”, trong khi nguyên nhân thực sự là họ sợ làm sai hoặc thậm chí thất bại.
8. Bạn liên tục xin lời khuyên từ người khác
Tất cả chúng ta đều hướng về gia đình và bạn bè nếu khi chúng ta cần một lời khuyên hay giải pháp cho cuộc sống, và điều này hoàn toàn bình thường ... nếu nó không chuyển thành gọi và nhắn tin cho mọi người xung quanh để hỏi về mọi điều nhỏ nhặt xảy ra với bạn. Nếu bạn đang hỏi xin sự giúp đỡ từ tất cả mọi người chỉ vì những vấn đề nhỏ nhặt, bạn có thể đang chịu lo lắng mức độ cao. Mặt khác, đây cũng có thể là một dấu hiệu của lòng tự trọng thấp và nỗi sợ hãi khi đưa ra quyết định một mình.
9. Bạn ngồi gần lối ra
Những người có xu hướng ngồi cạnh cửa vì nó giúp họ ở nơi công cộng mà không cảm thấy bị choáng ngợp. Tuy nhiên, những người có xu hướng này nên cẩn thận, vì đây có thể là dấu hiệu của sự lo lắng và nó dễ dàng biến thành chứng sợ kín.
10. Bạn trở về nhà để kiểm tra lại mọi thứ
Thói quen tiêu cực này liên quan chặt chẽ đến rối loạn ám ảnh cưỡng chế vì hành động này có chứa yếu tố bắt buộc. Nếu tâm trí của bạn liên tục xuất hiện tình huống xấu nhất, đây có thể là dấu hiệu của sự lo lắng.
Theo 5 Fun Facts