Anh Thịnh sinh năm 1977, con thứ 8 trong gia đình có 9 anh em ở khu 2, phường Đáp Cầu, TP Bắc Ninh. Thịnh, cùng hai anh trai và một người chị gái bị câm điếc bẩm sinh.
Năm 1986 cha qua đời khi Thịnh mới 9 tuổi. Gánh nặng gia đình dồn lên vai mẹ. Mẹ Thịnh ngày đi làm công nhân xúc than, xúc cát; tối đi bán hàng rong nuôi con.
Dù cuộc sống vất vả nhưng mẹ Thịnh vẫn cố gắng cho 9 đứa con đến trường như bao bạn bè cùng trang lứa. Do cơ thể khiếm khuyết nên khi học cùng em gái út đến lớp 5, Thịnh nghỉ học vì không theo kịp chương trình ở trường. Sợ con thất học, mẹ lại xin cho Thịnh vào trường trẻ em câm điếc của tỉnh.
Năm 11 tuổi, Thịnh lại được nhận vào Trung tâm Nuôi dưỡng Người có công và Bảo trợ xã hội Bắc Ninh. 5 năm theo học tại đây, nhờ sự ân cần dạy dỗ của các thầy cô, Thịnh được học hành bài bản và được đào tạo nghề dành cho người khuyết tật.
Thấy Thịnh khôi ngô, lại hiền lành nên các thầy trong trường tính để Thịnh ở lại phụ giúp việc tiếp khách và chuyên môn. Nhưng mẹ Thịnh hướng cho con học nghề thợ may, kim hoàn…
Lúc đang học ở trường câm điếc, Thịnh quen một người tên Ninh cắt tóc ở gần trường. Thời gian rỗi, Thịnh thường ra dọn dẹp, phụ giúp anh Ninh những việc lặt vặt. Thịnh bị cuốn hút bởi những đường kéo điêu luyện của thợ cắt tóc và hơn hết, cậu cảm nhận được niềm vui của khách hàng khi ra về với một mái đầu ưng ý.
Bình luận của bạn đọc
Bình luận bằng tài khoản VietTimes
Bình luận bằng tài khoản mạng xã hội
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu