Xe tự lái vẫn cần "đánh chiếm" niềm tin của công chúng

VietTimes – Tuy đã đầu tư hàng tỷ USD cũng như nhiều thời gian vào công nghệ xe tự lái, nhưng ông Jim Hackett, CEO của Ford, vẫn chưa cảm thấy hài lòng. Để đạt được mục tiêu thay thế các loại ô tô có người lái, các "ông lớn" trong lĩnh vực công nghệ sẽ còn một chặng đường dài nữa để giành được sự tin tưởng tuyệt đối của người dùng vào sản phẩm của mình.
Sớm muộn gì người dân cũng sẽ tin tưởng vào xe không người lái (ảnh: Mashable)
Sớm muộn gì người dân cũng sẽ tin tưởng vào xe không người lái (ảnh: Mashable)

CEO của Ford là Jim Hackett đầu tháng nay đã đưa ra một sự thú nhận công khai đầy ngạc nhiên rằng: Ông vẫn chưa cảm thấy hài lòng với công nghệ xe ô tô tự lái mà công ty ông hay bất cứ công ty nào khác đang phát triển hiện nay.

Sớm muộn gì người dân cũng sẽ tin tưởng vào ô tô không người lái (Ảnh Mashable)Sớm muộn gì người dân cũng sẽ tin tưởng vào ô tô không người lái (Ảnh Mashable)

“Niềm tin của người dùng không thực sự cao”. Ông đã hỏi những người xem tại Michigan rằng họ có muốn ngồi trên một chiếc ô tô không người lái nếu được cho phép không. “Tôi cũng sẽ không muốn ngồi lên chiếc xe đó”, ông nói thêm.

Những bình luận của ông Hackett đã nêu bật lên một trong những thách thức lớn nhất đối với các tập đoàn sản xuất ô tô và các tập đoàn công nghệ chuyên về phát triển các loại xe tự lái, đó là phải chứng minh cho công chúng thấy các loại xe tự lái là những phương tiện an toàn.

Một cuộc điều tra gần đây của AAA đã phát hiện ra rằng hơn ba phần tư số người được hỏi thừa nhận rằng họ cảm thấy e sợ khi ngồi lên một chiếc xe không người lái, và chỉ có 10% trong số họ nói rằng họ cảm thấy an toàn hơn với những chiếc xe không người lái trên đường. Với các vụ tai nạn được lan truyền rộng rãi như vụ tai nạn do hệ thống lái tự động dẫn đến chết người của chiếc xe Tesla và vụ lái thử thất bại của chiếc xe tự lái thuộc hãng Uber, thì mối lo sợ này của người dân là điều dễ hiểu.

Nhưng với hàng tỷ USD và thời gian đã đầu tư vào phát triển các hệ thống lái tự động, thì nhiệm vụ của các tập đoàn sản xuất công nghệ này sẽ là phải biến những lo ngại của người dùng thành sự hài lòng.

Thực tế, họ sẽ theo chiến lược đó. Đây là một số bước đi của các tập đoàn này:

Giữ hình ảnh chiếc xe không người lái chạy trên đường trở nên quen thuộc với công chúng.

Bước đầu tiên để xây dựng sự chấp thuận rộng rãi của người dùng đối với chiếc xe tự lái đó là phải chứng minh cho họ thấy rằng những chiếc xe này đều có khả năng vận hành trong đời sống thực tế. Điều này đồng nghĩa với việc thu hút công chúng bước chân lên những chiếc xe không người lái và chạy trên đường phố, nỗ lực này thực tế đã được thực hiện trong một số chương trình thử nghiệm nhưng vẫn còn rất hạn chế.

Các hệ thống lái tự động do các tập đoàn Lyft, Uber, Waymo và Cruise của GM vận hành có thể là điểm đầu tiên mà công chúng sẽ đặt nghi ngại đối với những chiếc xe không người lái. Phương thức các chương trình này thực hiện sẽ giúp trấn an những hành khách còn lo lắng, hồi hộp trong không gian những chiếc xe không người lái – chủ yếu là nhờ họ vẫn sử dụng một người lái hoặc một nhân viên vận hành ngồi sau vô lăng trong suốt quá trình chạy, sẵn sàng giải quyết nếu có bất trắc gì xảy ra.

Với “người lái” ngồi sau vô lăng, thì những hành khách được mời thử nghiệm những chiếc xe không người lái của Uber và Lyft sẽ có một trải nghiệm không khác gì nhiều so với một chuyến lái xe thông thường – và Lyft đang lên kế hoạch tiếp tục duy trì những nhân viên vận hành này trong những chiếc xe tự lái của mình thậm chí là sau khi giai đoạn thử nghiệm đã kết thúc.

Trải nghiệm này có thể sẽ làm tăng sự chấp thuận của công chúng khi các chương trình này mở rộng và các công nghệ phát triển hơn, các nhân viên vận hành cũng sẽ bớt đi công việc của mình do hành khách sẽ dần quen thuộc hơn với các hệ thống xe không người lái. Chỉ cần nghĩ rằng: một vài năm trước đây thôi, bạn có thể sẽ không bao giờ đặt chân lên xe của một người lạ. Nay, bạn có thể thực hiện điều đó một tháng đôi ba lần.

Thực tế, Lyft và các công ty của họ sẽ từng bước xóa bỏ hoàn toàn những nhân viên vận hành xe tự lái – nhưng cho đến lúc đó, thì chúng ta đã quá quen thuộc với hình ảnh những hệ thống xe tự lái rất an toàn rồi.

Biến trí tuệ nhân tạo (AI) trở nên thân thiện hơn

Tuyên truyền cho cộng đồng về các hệ thống kiểm soát xe tự lái cũng quan trọng như việc chứng minh hiệu quả hoạt động của những chiếc xe này. Làm cho người dân quen thuộc với công nghệ cơ bản trong những chiếc xe tự lái thông qua các chiến dịch vừa giáo dục vừa PR sản phẩm. Các "ông lớn" trong lĩnh vực công nghệ xe tự lái đang rất tích cực phổ biến các thông điệp của họ.

Điển hình như Intel, tập đoàn này đang chứng tỏ công nghệ xe tự lái của họ. Intel, bên cạnh các nỗ lực của mình, còn có một trong những gương mặt được biết đến nhiều nhất trên thế giới là ngôi sao LeBron James và chiếc xe không người lái của anh trong chiến dịch quảng cáo mới của Intel.

Chiến dịch quảng cáo này thể hiện rằng một ngôi sao nổi tiếng như LeBron James có thể cảm thấy sợ hãi khi đặt chân lên một chiếc xe không người lái – nhưng chỉ sau một chuyến đi ngắn trên chiếc xe này, anh “hoàn toàn không còn sợ hãi nữa”. Chính nụ cười của LeBron đã tạo ra sự thành công thần kỳ cho Nike và Spite, vì thế Intel cũng tin rằng LeBron cũng sẽ mang lại thành công như vậy với những chiếc xe tự lái của họ.

Waymo cũng đã phát động một chiến dịch giáo dục rộng rãi với nhiều nhân tố nhằm phổ biến độ an toàn tuyệt đối của những chiếc xe tự lái đến công chúng. Họ hợp tác với các tổ chức như: tổ chức "Những Người Mẹ Phản đối Lái xe khi say rượu (MADD)" và "Hội Đồng An toàn quốc gia Hoa Kỳ". Tập đoàn này cũng sẽ tập trung phổ biến với công chúng về những ưu điểm an toàn mà những chiếc xe không người lái mang lại, với ưu điểm trọng tâm là giúp loại bỏ hoàn toàn những vụ tai nạn xe cộ do lỗi con người gây ra.

Các chương trình PR và các chương trình giáo dục tuyên truyền như thế này có thể sẽ giúp giành được sự tin tưởng chắc chắn của công chúng, tất cả trí thông minh nhân tạo thậm chí sẽ trở nên quen thuộc hơn trong các lĩnh vực khác của đời sống con người. Các trợ lý số như là Google Assistant và Alexa sẽ đóng vai trò cơ bản trong việc phổ biến AI đến người dân. Điều này chắc chắn có thể giúp tạo niềm tin của người dân vào chiếc xe không người lái, đặc biệt khi các trợ lý số trở nên quen thuộc trong các loại xe và bắt đầu kiểm soát được nhiều yếu tố hơn.

CEO Jim Hackett có thể không tin vào công nghệ xe tự lái của tập đoàn ông vào giai đoạn hiện nay – nhưng ông đã không nói rằng ông có thể sẽ cảm thấy hài lòng khi ngồi trên một chiếc xe không người lái trong thời điểm “rất sớm nữa”. Bởi Ford hiện nay đang phát hiển công nghệ của mình hướng đến mục tiêu là năm 2021, nhiệm vụ quan trọng nhất của ông là phải đảm bảo chắc chắn rằng người dùng sẽ hoàn toàn hài lòng khi ngồi trên một chiếc xe mà không cần người lái.