Washington và Seoul tranh thủ triển khai THAAD trước khi Hàn Quốc có Chính phủ mới

VietTimes -- Tiến hành triển khai sớm THAAD để tạo ra sự thực đã rồi, để Chính phủ Hàn Quốc khóa tới không thể rút lại việc triển khai này, có thể hoàn thành triển khai từ tháng 6 đến tháng 8 năm 2017.
Ngày 2 tháng 2 năm 2017, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis tiến hành hội đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Han Min-koo. Ảnh: Internet
Ngày 2 tháng 2 năm 2017, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis tiến hành hội đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Han Min-koo. Ảnh: Internet

Tờ JoongAng Ilbo Hàn Quốc ngày 6 tháng 2 cho hay Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Han Min-koo và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis sáng ngày 3 tháng 2 đã đến viếng nghĩa trang quốc gia ở Seoul, Hàn Quốc.

Trước đó, trong cùng ngày, Bộ trưởng Quốc phòng hai nước đã tiến hành hội đàm ở trụ sở Bộ Quốc phòng Hàn Quốc, đã thảo luận về việc triển khai hệ thống phòng thủ khu vực tầm cao đoạn cuối (THAAD).

Hai bên quyết định tranh thủ hoàn thành triển khai hệ thống THAAD của quân đồn trú Mỹ trước khi Hàn Quốc có chính phủ mới.

Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết: "Quân đồn trú Mỹ triển khai THAAD chỉ là hệ thống phòng thủ ứng phó với mối đe dọa tên lửa của Triều Tiên", "hai bên quyết định, tranh thủ hoàn thành triển khai và đưa vào sử dụng trong năm 2017".

Đối với thời cơ triển khai hệ thống THAAD, thông cáo hội đàm Bộ trưởng được hai nước công bố cùng ngày chỉ cho biết là "trong năm 2017".

Hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD có thể được triển khai trước khi Hàn Quốc có Chính phủ khóa mới. Ảnh: Cankao
Hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD có thể được triển khai trước khi Hàn Quốc có Chính phủ khóa mới. Ảnh: Cankao

Tuy nhiên, được biết, Hàn Quốc và Mỹ thông qua cuộc hội đàm cùng ngày và công tác trước đó nhất trí cho rằng cần hoàn thành công tác triển khai THAAD trước khi Hàn Quốc có chính phủ mới.

Nguồn tin từ Bộ Ngoại giao Hàn Quốc hiểu rõ tình hình cho biết: "Thời gian bầu cử Tổng thống còn chưa xác định, vì vậy nếu tổ chức bầu cử sớm thì phải chăng hoàn thành triển khai THAAD còn chưa rõ. Nhưng nếu thúc đẩy theo kế hoạch ban đầu thì có thể tiến hành công tác triển khai. Như vậy, cho dù tổ chức bầu cử trước ra chính phủ khóa tới thì cũng không thể đảo ngược".

Ông còn cho biết thêm: "Điều chúng tôi có thể làm chính là nhanh chóng triển khai THAAD, làm cho nó trở thành sự thực đã rồi, do chính quyền khóa tới thảo luận lại chiến lược khôi phục quan hệ Trung - Hàn, điều này phù hợp với lợi ích quốc gia".

Trước đó có rất nhiều phân tích cho rằng quân đồn trú Mỹ triển khai THAAD kết thúc sớm là tháng 6 và muộn là tháng 8 năm 2017.

Điều này có nghĩa là, nếu tiến hành bầu cử sớm vào tháng 4 và 5 thì cho dù công tác triển khai không thể hoàn thành 100% thì cũng có thể hành thành ở mức độ tương đối. Trong tình hình đó, Chính phủ Hàn Quốc khóa tới sẽ không thể dễ dàng thay đổi vấn đề này.

Liên quan đến vấn đề này, Patrick Cronin, giám đốc Chương trình An ninh châu Á - Thái Bình Dương của Trung tâm nghiên cứu an ninh Mỹ mới (CNAS) gần đây cũng cho rằng: "Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc và Mỹ có thể muốn đưa thời cơ triển khai THAAD lên trước cuộc bầu cử Tổng thống Hàn Quốc".

Ông Moon Jae-in, cựu lãnh đạo Đảng Dân chủ (DPK) Hàn Quốc, đảng đối lập chính ở Hàn Quốc hiện nay, là ứng cử viên tiềm tàng cho chức Tổng thống Hàn Quốc khóa tới. Ảnh: Sina
Ông Moon Jae-in, cựu lãnh đạo Đảng Dân chủ (DPK) Hàn Quốc, đảng đối lập chính ở Hàn Quốc hiện nay, là ứng cử viên tiềm tàng cho chức Tổng thống Hàn Quốc khóa tới. Một người muốn xem lại quyết định triển khai THAAD. Ảnh: Sina

Ở Hàn Quốc cũng có người dự đoán, nếu triển khai THAAD trong nhiệm kỳ Chính phủ Hàn Quốc hiện nay thì sẽ làm giảm gánh nặng cho Chính phủ Hàn Quốc khóa tới.

Một học giả từ khoa chính trị ngoại giao, Đại học Ngoại ngữ Hàn Quốc cho rằng: "Trung Quốc không muốn nhìn thấy quan hệ Hàn - Trung bị phá hoại... Xuất phát từ góc độ đồng minh Hàn - Mỹ, khi đã quyết định triển khai THAAD, nếu kiên trì thúc đẩy và không cần nhìn trước ngó sau, thì sẽ tạo một ấn tượng đáng tin cậy cho chính quyền Donald Trump".

Tập đoàn Lotte, người sở hữu quyền tài sản sân golf ở Seongju, tỉnh North Gyeongsang, cùng ngày cũng tổ chức hội nghị cấp lãnh đạo, bắt đầu triển khai nghiên cứu nội bộ về vấn đề tiến hành "đổi đất" với Bộ Quốc phòng Hàn Quốc.

Toàn bộ quy trình triển khai THAAD bao gồm: ký kết hợp đồng đổi đất với Tập đoàn Lotte; Chính phủ Hàn Quốc cung cấp đất cho quân đồn trú Mỹ; đánh giá ảnh hưởng môi trường; thiết kế và thi công hạ tầng cơ sở; hoàn thành triển khai. Hiện nay đã bước vào giai đoạn đầu tiên trong quy trình này.

Trước đó, ông James Mattis, Tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cũng đã hội kiến với Bộ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc Yun Byung-se. Sau cuộc gặp, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc thông báo cho biết: "Hai nước quyết định, thúc đẩy triển khai THAAD theo kế hoạch và theo nhận thức không xâm phạm lợi ích của nước khác".

Bộ Ngoại giao Hàn Quốc giải thích cho rằng "nước khác" ở đây là chỉ Trung Quốc và Nga.

Khu vực Seongju của tỉnh North Gyeongsang, Hàn Quốc là nơi triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD. Ảnh: Internet
Khu vực Seongju của tỉnh North Gyeongsang, Hàn Quốc là nơi triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD. Ảnh: Internet