Vụ nổ lạ lùng nhất trong lịch sử, 14.000 tấn mật phát nổ, 21 người chết vì ngạt mật

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Sự việc hy hữu xảy ra vào những năm 1910 ở Boston khiến cả một vùng chìm trong mật mía và gây nhiều thiệt hại về người và của. 
Ảnh: NetEase
Ảnh: NetEase

Vào cuối những năm 1910, những người sống trong khu dân cư North End, Boston, Hoa Kỳ không thể tưởng tượng rằng họ sẽ gặp phải một vụ nổ "ngọt ngào" chết người. Người dân bị kẹt trong mật rỉ đường đến mức không thể đi lại hoặc thậm chí là không thể thở. Cuối cùng vụ việc khiến 21 người chết, 150 người bị thương và nhiều động vật chết.

Vụ nổ mật ở Boston năm 1910
Vụ nổ mật ở Boston năm 1910

Mật rỉ đường là chất lỏng màu đen sánh được cô đọng, kết tinh trong quá trình sản xuất đường từ mía. Đây là một loại gia vị không thể thiếu trong chế độ ăn hiện đại và là nguyên liệu để sản xuất rượu rum. Mật rỉ đường có thể được lên men để sản xuất ethanol. Nhưng vào thời điểm những năm 1910, với việc ban hành luật cấm rượu, nhiều nhà máy sản xuất rượu buộc phải đóng cửa.

Tuy nhiên, sau khi chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, nhu cầu sử dụng rượu trong các ngành công nghiệp của các nước tăng mạnh, để đáp ứng nhu cầu sản xuất rượu, một công ty công nghiệp Mỹ đã mua lại công ty Boston vào năm 1917 và tiếp tục sử dụng mật mía để sản xuất etanol công nghiệp. Để đáp ứng nhu cầu vận chuyển và tồn trữ, công ty quyết định xây dựng một bể chứa mật mía lớn tại khu dân cư North End, bể chứa cao 15 m, đường kính 27 m, có thể chứa 14.000 tấn mật.

Tuy nhiên, chúng ta biết rằng mật rỉ đường không chỉ tạo ra etanol mà còn tạo ra khí cacbonic trong quá trình lên men. Khi lượng khí cacbonic trong bình kín đạt đến một mức nhất định sẽ gây ra sự chênh lệch áp suất lớn giữa bên trong và bên ngoài bình mật, dưới sự chênh lệch áp suất rất lớn, bình kín sẽ bị nổ.

Vào ngày 15/1/1919, thời tiết Bắc bán cầu đã sang đông, tuy nhiên thời tiết ở Boston vào ngày này hơi bất thường, nhiệt độ cao nhất ngày hôm đó lên tới 4 độ độ C, phá kỷ lục về nhiệt độ cao nhất trong những năm trước. Chúng ta biết rằng trong các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lên men thì yếu tố quan trọng nhất là nhiệt độ, nhiệt độ càng cao thì tốc độ lên men càng nhanh, nhiệt độ càng thấp thì tốc độ lên men càng chậm, thậm chí là ngừng lên men.

Nhiệt độ cao làm tăng tốc độ lên men trong bể chứa mật, ngoài ra cấu tạo của bể chứa không chắc chắn khiến bể mật tự phát nổ. Lúc nổ, khối mật khổng lồ tràn ra với tốc độ 56 km/h. Dòng mật còn cao hơn các tuyến phố xung quanh 2,5-4,5 mét không chỉ khiến toàn bộ tuyến phố ngập trong mật mía mà còn khiến một đoàn tàu gần đó trật bánh.

Vụ nổ mật chỉ là đợt thiên tai đầu tiên, thảm họa sau đó khiến người dân nơi đây tuyệt vọng. Chúng ta biết rằng mật mía rất dính, những người sống sót rất khó đứng dậy sau khi bị rỉ mật dính vào người. Một số bị bịt kín trong mật, giống như côn trùng rơi vào nhựa cây, không thể di chuyển được. Cuối cùng chỉ có thể từ từ đông lại.

Mật mía cũng khiến cơ thể con người khó thở. Theo lời kể của người sống sót Anthony Di Stacio, anh ta đã bị một làn sóng mật cuộn lên trên đường đi học về. Anh ta nghe thấy tiếng mẹ gọi tên mình, nhưng cổ họng của anh ta bị tắc nghẽn và không thể trả lời.

Sau vụ nổ mật mía, cảnh sát địa phương, bác sĩ, y tá và quân đội nhanh chóng triển khai các hoạt động cứu hộ, nhưng độ dính tăng lên sau khi mật mía nguội, thậm chí đông đặc nên công tác cứu hộ khó thực hiện. Sau 4 ngày làm việc vất vả, công việc cứu hộ cuối cùng cũng kết thúc.

Theo báo cáo, có tổng cộng 21 người chết và 150 người bị thương trong vụ tai nạn này, một số lượng lớn động vật đã chết, xác của chúng bị bao phủ bởi mật rỉ đường và không thể nhận dạng được.

Đằng sau vụ nổ mật

Theo tìm hiểu, bể chứa của công ty trước khi xảy ra vụ việc có vết nứt. Công ty không những không kiểm tra chất lượng mà sơn màu lên để che đi các vết nứt. Người dân địa phương từ lâu đã biết rằng các bể chứa của công ty bị rò rỉ mật mía, họ thậm chí còn lén đổ đầy vài lít vào các thùng và bí mật mang về nhà nấu rượu.

Ngoài ra, những bể chứa mật mía của công ty cũng chưa qua kiểm định an toàn, không chỉ chọn chất liệu thép không phù hợp với trọng lượng mà độ dày của thép rất mỏng, đơn giản là không thể chịu được 14.000 tấn mật.

Nói cách khác, nhiệt độ 4 độ C ngày hôm đó chỉ là chất xúc tác, nguy hiểm vốn đã tiềm tàng nên sau vụ tai nạn, tòa đã tuyên phạt công ty phải chịu trách nhiệm chính.

Dù sự việc đã trôi qua hơn một thế kỷ nhưng ảnh hưởng nó để lại vẫn chưa chấm dứt, người dân sống ở đây vẫn ngửi thấy mùi mật mỗi khi nhiệt độ tăng cao.

Theo NetEase