Với giá 50 triệu, SYM Star SR 170 có gì để đấu lại với các đối thủ côn tay khác?

VietTimes -- Sau hơn 1 năm ra mắt mẫu xe côn tay underbone đầu tiên Star SR 125 tại thị trường Việt Nam, mới đây SYM đã tiếp tục cho ra mắt thêm một biến thể của mẫu xe này nhưng có dung tích lớn hơn với tên gọi Star SR 170 cùng mức giá bán 49,9 triệu đồng.
SYM Star SR 170 hiện đang có giá bán đề xuất 49,9 triệu đồng tại Việt Nam cùng 2 tùy chọn  màu sắc là đỏ/đen và xanh dương/đen. (Ảnh: Ngô Minh)
SYM Star SR 170 hiện đang có giá bán đề xuất 49,9 triệu đồng tại Việt Nam cùng 2 tùy chọn màu sắc là đỏ/đen và xanh dương/đen. (Ảnh: Ngô Minh)

SYM Star SR 170 là một tên gọi khác của chiếc SYM V3Fi từng được hãng xe máy Đài Loan giới thiệu tại thị trường Malaysia hồi tháng 4 vừa qua.

Thực tế, SYM cũng đã âm thầm đưa mẫu xe V3Fi về Việt Nam để thăm dò ý kiến khách hàng nhân sự kiện giới thiệu và ra mắt hai mẫu xe tay ga Abela 110 và Fancy 125 hoàn toàn mới vào tháng 5/2018.

Nhưng phải đợi đến trung tuần tháng 12, mẫu xe côn tay thể thao thứ 2 của SYM mới chính thức được giới thiệu tới người tiêu dùng Việt Nam. So với SYM V3Fi có dung tích 183cc, SYM Star SR 170 được bán tại thị trường Việt Nam chỉ có dung tích động cơ 174,5 cc.

Ở SYM Star SR 170, chúng ta có thể nhìn thấy nhiều điểm thiết kế quen thuộc đã từng có trên các mẫu xe côn tay thể thao phổ thông hiện đang bán tại thị trường Việt Nam.
Ở SYM Star SR 170, chúng ta có thể nhìn thấy nhiều điểm thiết kế quen thuộc đã từng có trên các mẫu xe côn tay thể thao phổ thông hiện đang bán tại thị trường Việt Nam.

Đây là điều dễ hiễu bởi như vậy các khách hàng Việt sẽ có thể sở hữu được chiếc xe này mà không phải lo lắng về vấn đề bằng lái A2. Đồng thời, SYM Star SR 170 cũng sẽ phải đối đầu với những đối thủ xe côn tay thể thao khác hiện có trên thị trường như Honda Winner 150, Yamaha Exciter 150 hay Suzuki Raider 150.

Về kiểu dáng, dù được coi là một biến thể dung tích cao hơn của mẫu xe SYM Star SR 125 đã bán trước đó nhưng SYM Star SR 170 vẫn có những đặc biệt khác biệt ở ngoại hình như phần đầu xe, mặt đồng hồ, giảm xóc, biểu tượng phanh ABS trên bánh trước... đủ để người tiêu dùng nhận ra sự khác biệt.

Thay vì sử dụng dung tích 149,5cc như các đối thủ, SYM Star SR 170 sử dụng loại động cơ 174,5cc. Dù có dung tích lớn hơn nhưng công suất lại thấp hơn so với động cơ 150.
Thay vì sử dụng dung tích 149,5cc như các đối thủ, SYM Star SR 170 sử dụng loại động cơ 174,5cc. Dù có dung tích lớn hơn nhưng công suất lại thấp hơn so với động cơ 150.  

Còn một sự khác biệt rất lớn nữa nhưng chỉ thể hiện trên giấy tờ, đó là sức mạnh động cơ. SYM Star SR 170 sử dụng loại động cơ Ecotech 174,5cc, SOHC,4 thì, 4 van, phun xăng điện tử EFI và làm mát bằng dung dịch, sản sinh công suất 15 mã lực tại 8.500 vòng/phút và mô-men xoắn 13,6 Nm tại 7.500 vòng/phút, kết hợp cùng hộp số 6 cấp.

SYM Star SR 170 có trọng lượng khô 130 kg, nặng hơn khoảng 8-15 kg so với các đối thủ đã nêu ở trên nhưng bù lại nó sẽ có bình xăng rộng hơn với dung tích lên tới 6,5 lít. Yên xe dạng 2 tầng nhưng chiều cao yên xe lại không được hãng công bố.

Cụm đồng hồ là sự kết hợp giữa analog và kỹ thuật số.
Cụm đồng hồ là sự kết hợp giữa analog và kỹ thuật số. 

Ngoài ra, một số trang bị trên xe có thể kể tới là bộ vành đúc kích thích 17 inch, kiểu 5 chấu kép kết hợp lốp trước cỡ 90/80 và lốp sau cỡ 120/70. Phuộc ống dạng lồng trước, trong khi giảm xóc sau dạng mono-shock.

Phanh đĩa cho cả hai bánh có đường kính lần lượt là 250 mm (trước) và 200 mm (sau). Đáng chú ý, một lợi thế về an toàn của SYM Star SR 170 mà các đối thủ không được trang bị chính là phanh ABS trên bánh trước.

Công nghệ LED có mặt trên đèn định vị, đèn xi-nhan nhưng đèn pha lại không có được điều này.
Công nghệ LED có mặt trên đèn định vị, đèn xi-nhan nhưng đèn pha lại không có được điều này. 

Ở phần đầu xe, SYM trang bị cho Star SR 170 công nghệ LED cho đèn định vị, đèn xi-nhan nhưng nó lại không xuất hiện trên cụm đèn pha. Đèn pha vẫn dùng loại halogen thông thường, trong khi các đối thủ đã chuyển sang sử dụng công nghệ đèn pha LED.

Phía sau, cụm đèn hậu cũng sử dụng công nghệ LED có đèn xi-nhan tách biệt, trông khá tương đồng với thiết kế của Yamaha Exciter 150 hay Suzuki Raider 150.

Cụm đèn hậu LED với xi-nhan tách biệt.
 Cụm đèn hậu LED với xi-nhan tách biệt.

Với khu vực tay lái, SYM Star SR 170 không có quá nhiều khác biệt về thiết kế tính năng điều chỉnh, công tắc chuyển pha/cos có thêm tính năng Passing. Cụm đồng hồ dạng anolog kết hợp cùng màn hình LCD hiển thị đầy đủ các thông số với bề mặt được làm bằng nhựa giả carbon để tăng thêm tính thể thao.

SYM Star SR 170 hiện đang có giá bán đề xuất 49,9 triệu đồng tại Việt Nam cùng 2 tùy chọn  màu sắc là đỏ/đen và xanh dương/đen, ngang với đối thủ Suzuki Raider 150. Tuy nhiên, các đối thủ còn lại đều có giá bán thấp hơn từ 3 - 3,5 triệu đồng. 

Vành đúc 5 chấu kép với lốp trước cỡ 90/80 và lốp sau cỡ 120/70
 Vành đúc 5 chấu kép với lốp trước cỡ 90/80 và lốp sau cỡ 120/70
Phanh đĩa được trang bị trên cả 2 bánh nhưng phanh trước có tính năng phanh ABS giúp SYM Star SR 170 trở thành mẫu xe côn tay phổ thông underbone đầu tiên có được trang bị này.
 Phanh đĩa được trang bị trên cả 2 bánh nhưng phanh trước có tính năng phanh ABS giúp SYM Star SR 170 trở thành mẫu xe côn tay phổ thông underbone đầu tiên có được trang bị này.
Cụm công tắc chuyển đổi chế độ pha/cos có thêm chức năng passing.
 Cụm công tắc chuyển đổi chế độ pha/cos có thêm chức năng passing.
Ổ khó đa chức năng của SYM Star SR 170 với thiết kế tròn đặc trưng của SYM.
 Ổ khó đa chức năng của SYM Star SR 170 với thiết kế tròn đặc trưng của SYM.
Yên xe nhỏ được thiết kế dạng 2 tầng thể thao nhưng thông số về độ cao yên xe thì không được nhà sản xuất đề cập trong bảng kỹ thuật.
 Yên xe nhỏ được thiết kế dạng 2 tầng thể thao nhưng thông số về độ cao yên xe thì không được nhà sản xuất đề cập trong bảng kỹ thuật.
Giảm xóc monoshock phía sau là một trang bị cho thấy sự khác biệt so với phiên bản Star SR 125 đã từng được SYM giới thiệu vào cuối năm 2017.
Giảm xóc monoshock phía sau là một trang bị cho thấy sự khác biệt so với phiên bản Star SR 125 đã từng được SYM giới thiệu vào cuối năm 2017.  
Khách hàng trải nghiệm SYM Star SR 170 trong buổi trải nghiệm Offline tại Hà Nội. (Thử khả năng vận hành linh hoạt)
Khách hàng trải nghiệm SYM Star SR 170 trong buổi trải nghiệm Offline tại Hà Nội. (Thử khả năng vận hành linh hoạt)
Khách hàng trải nghiệm SYM Star SR 170 trong buổi trải nghiệm Offline tại Hà Nội. (Thử khả năng tăng tốc)
Khách hàng trải nghiệm SYM Star SR 170 trong buổi trải nghiệm Offline tại Hà Nội. (Thử khả năng tăng tốc)