Cử tri Đà Nẵng muốn "công chức phải trung thành với nhân dân!"

VietTimes -- "Phải đặt nhân dân lên trên hết, chính vì hứa không đặt nhân dân lên đầu nên cán bộ nhà nước không coi trọng nhân dân và biến chất như thời gian qua"- cử tri Lê Cử (phường Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn) nói
Cử tri Lê Cử yêu cầu công chức phải đặt nhân dân lên trên hết và coi trọng nhân dân
Cử tri Lê Cử yêu cầu công chức phải đặt nhân dân lên trên hết và coi trọng nhân dân

Công chức phải trung thành với nhân dân!

Ngày 4/8, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) TP Đà Nẵng đã tổ chức tiếp xúc cử tri TP Đà Nẵng nhằm báo cáo kết quả sau Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIV (nhiệm kỳ 2016-2021) và lắng nghe ý kiến cử tri 4 quận Hải Châu, Sơn Trà, Thanh Khê và Ngũ Hành Sơn.

Đà Nẵng, cử tri, ĐInh Thế Huynh, công chức, chủ quyền, Hoàng Sa, TRường Sa, du lịch chui, VietTimes
Cử tri Đặng Vân (phường Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu) yêu cầu Quốc hội đánh giá tín nhiệm của đại biểu và loại bỏ những đại biểu làm việc kém hiệu quả

Cử tri Đặng Vân (phường Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu) đề đạt: "Trong nhiệm kỳ Quốc hội lần này, Quốc hội cần đánh giá tín nhiệm đối với các đại biểu quốc hội làm việc kém hiệu quả. Thậm chí bãi nhiệm đối với các đại biểu làm việc không tốt để tìm kiếm những đại biểu có đức, có tài, có cống hiến".

Còn cử tri Nguyễn Văn Tước (Hòa Cường Bắc, Hải Châu): "Đại biểu Quốc hội cần làm rõ trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan lập pháp, tư pháp  và hành pháp. Đừng làm ngược lại như thời gian qua".

"Hơn nữa, thời gian qua, bộ máy công quyền chúng ta hiện nay quá cồng kềnh, nhân dân không thể gánh bộ máy hơn 1 triệu người làm trong bộ máy công quyền cồng kềnh như vậy. Với hơn 2.500 cơ quan đoàn thể, mỗi năm chi ra một khoản tiền lớn, trong khi đó lượng xe công lên đến hơn 40.000 xe như hiện nay thì cử tri, nhân dân mong sao Quốc hội tăng cường mạnh công tác giám sát. Giải quyết nhanh gọn bộ máy dư thừa này. Sẽ đau đó, nhưng phải làm", cử tri Nguyễn Văn Tước nói.

Trong khi đó, cử tri Lê Cử (phường Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn) yêu cầu: "Công chức nhà nước trong lời thề không thể chỉ trung thành với Đảng, với nhà nước với tổ quốc rồi mới đến nhân dân. Mà phải đặt nhân dân lên trên hết".

"Chính vì hứa không đặt nhân dân lên đầu nên cán bộ nhà nước không coi trọng nhân dân và biến chất như thời gian qua. Cần đặt nhân dân lên trên hết, trung thành với nhân dân lên trước hết, vì Nhân dân nuôi Đảng, nhân dân chọn Đảng để lãnh đạo, sao lại đối xử như vậy với nhân dân...", cử tri Lê Cử nói.

Đà Nẵng, cử tri, ĐInh Thế Huynh, công chức, chủ quyền, Hoàng Sa, TRường Sa, du lịch chui, VietTimes
Cử tri Lê Cử yêu cầu công chức phải đặt nhân dân lên trên hết và coi trọng nhân dân

Đồng quan điểm, cử tri Trà Thanh Lợi (phường An Hải Đông, quận Sơn Trà) cho rằng, việc tổ chức, bổ nhiệm cán bộ trong thời gian qua cần được Quốc hội làm cho rõ, vì sao như vậy. 

Chủ quyền biển đảo và du lịch chui vẫn nóng!

Liên quan đến vấn đề du khách Trung Quốc, cử tri Trà Thanh Lợi (An Hải Đông, Sơn Trà) ý kiến: Vấn đề du lịch chui ở Đà Nẵng cần chấn chỉnh, lượng khách Trung Quốc đến Đà Nẵng rất đông. Vì sao người Trung Quốc vào Việt Nam có hộ chiếu hay không. Hộ chiếu chính thì không chấp nhận vì có hình đường lưỡi bò nên hầu hết họ đi vào đường tiểu ngạch với giấy thông hành được cấp. Nên theo ý kiến cử tri, không cấp, dù là giấy thông hành, không thể bất chấp mà cấp để họ vào Việt Nam.

Liên quan đến chủ quyền biển đảo và tình trạng tàu cá liên tục bị đâm va Nguyễn Văn Thanh (quận Hải Châu) cho rằng, Quốc hội cần có biện pháp như thế về tình trạng tàu Trung Quốc đâm chìm tàu cá ngư dân Việt Nam, trong khi tàu cá Việt Nam hoạt động hợp pháp trên vùng biển của mình. 

Đà Nẵng, cử tri, ĐInh Thế Huynh, công chức, chủ quyền, Hoàng Sa, TRường Sa, du lịch chui, VietTimes
Cử tri Trà Thanh Lợi (An Hải Đông, Sơn Trà) kiến nghị cơ quan chức năng cần xem xét vấn chấn chỉnh nạn du lịch chui ở Đà Nẵng và kiểm soát du khách Trung Quốc đến Đà Nẵng sử dụng hộ chiếu "đường lưỡi bò".

Còn cử tri Trương Thanh Tùng (phường Vĩnh Trung, quận Thanh Khê) thì yêu cầu Nhà nước cần có biện pháp ngoại giao, hòa bình, cả pháp lý để đòi lại Trung Quốc và yêu cầu TQ trả lại Hoàng Sa cho Việt Nam. "Trường Sa Hoàng Sa là mảnh đất của TP Đà Nẵng, lãnh thổ của Việt Nam là điều không thể tranh cãi, nhưng năm 1974, Trung Quốc đã xâm chiếm, và chiếm đóng suốt thời gian qua. Vừa qua, Bộ TTTT đã tổ chức nhiều hoạt động triển lãm, và vừa qua, cơ quan tòa án trong tài quốc tế đã tuyên bác bỏ tuyên bố đường 9 đoạn của Trung Quốc"- cử tri Trương Thanh Tùng nói.

"Là cử tri, chúng tôi ủng hộ, nhất trí biện pháp đấu tranh bảo vệ chủ quyền biện pháp hòa bình trên cơ sở ngoại giao và pháp lý. Nên chúng tôi xin kiến nghị địa biểu QH Đà Nẵng có tiếng nói đối với nghị quyết về chủ quyền quốc gia với chính phủ, đối với Quốc hội. Chúng ta cần có công hàm yêu cầu Trung Quốc tuân thủ phán quyết của cơ quan tòa án quốc tế, bác bỏ yêu cầu đường 9 đoạn của Trung Quốc và trả Hoàng Sa cho Việt Nam"- cử tri Trương Thanh Tùng kiến nghị

Đà Nẵng, cử tri, ĐInh Thế Huynh, công chức, chủ quyền, Hoàng Sa, TRường Sa, du lịch chui, VietTimes
Theo ông Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Phán quyết của tòa quốc tế có ý nghĩa về mặt pháp lý rất lớn, là cơ sở, căn cứ và là tiền đề cho các nước ven biển Đông đấu tranh bảo vệ chủ quyền và lợi ích chính đáng của mình

Trả lời ý kiến cử tri, ông Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Đại biểu Quốc hội đơn vị Đà Nẵng cho biết, Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền về Trường Sa-Hoàng Sa. Chúng ta đã có những cam kết theo tinh thần ứng xử giữa các bên trên biển đông. Và Tòa án trọng tài quốc tế đã tuyên bố, đường lưỡi bò chiếm đến 80% biển Đông là không có cơ sở và không được công nhận. Việc Trung Quốc ứng xử với ngư dân là vi phạm quy ước bờ biển. 

"Phán quyết của tòa có ý nghĩa về mặt pháp lý rất lớn, là cơ sở, căn cứ và là tiền đề cho các nước ven biển Đông đấu tranh bảo vệ chủ quyền và lợi ích chính đáng của mình" - ông Đinh Thế Huynh nhấn mạnh.

Theo cử tri Lê Cử: "Quốc hội đang nợ nhân dân Luật biểu tình, Quốc hội nợ lâu rồi. Đừng hoãn nữa, tôi biết Đảng và Quốc hội cứ hứa hoài, hứa mãi mà đến nay vẫn không thông qua. Chúng ta là chế độ vì nhân dân và người dân cần được thể hiện sự phản biện. Quốc hội cần thông qua để nhân dân được nhờ, đừng hoãn nữa mà tội dân lắm. Vì biểu tình là một kênh phản biện xã hội có sức mạnh lớn nhất, có hiệu quả lớn nhất.