Việt Nam trước sức ép mở cửa trở lại: 3 kịch bản kinh tế

VietTimes -- Chính phủ của hầu hết những quốc gia hiện đang “phong tỏa” đã bắt đầu chuyển trọng tâm từ việc chống COVID-19 sang việc mở cửa lại nền kinh tế, điều mà các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam cần bắt đầu lên kế hoạch.
VEPR cũng đưa ra 3 kịch bản kinh tế được xây dựng dựa trên 3 kịch bản về khả năng kiểm soát bệnh dịch trong nước và trên thế giới - Ảnh internet.
VEPR cũng đưa ra 3 kịch bản kinh tế được xây dựng dựa trên 3 kịch bản về khả năng kiểm soát bệnh dịch trong nước và trên thế giới - Ảnh internet.

Châu Âu đã bắt đầu hành động bằng việc kêu gọi một đề xuất mới trị giá 1.6 triệu euro để thúc đẩy nhập khẩu các mặt hàng chất lượng của Việt Nam vào tuần trước. Kêu gọi đề xuất này dành cho các tổ chức phi lợi nhuận, bao gồm các hiệp hội doanh nghiệp, các viện nghiên cứu, các cơ quan chức năng và các tổ chức phi chính phủ.

Các ứng viên Việt Nam được mời cạnh tranh trong 2 gói khác nhau, Gói 1: “Xúc tiến những thông lệ có trách nhiệm với xã hội và môi trường trong các nhà xuất khẩu Việt Nam” và Gói 2: “Quốc tế hóa các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam”.

Chính phủ các quốc gia chịu tác động của đại dịch hoặc đang lên kế hoạch hoặc xem xét để mở cửa lại nền kinh tế, khi bị giảm tăng trưởng GDP tới 6% hoặc cao hơn trong năm nay, dựa trên tác động kinh tế của đại dịch nghiêm trọng trong quá khứ, như dịch Cúm Tây Ban Nha, theo một nghiên cứu được xuất bản bởi nhà kinh tế học Robert Barro của Đại học Harvard hồi tháng Ba.

VEPR cũng đưa ra 3 kịch bản kinh tế được xây dựng dựa trên 3 kịch bản về khả năng kiểm soát bệnh dịch trong nước và trên thế giới - Ảnh internet.
VEPR cũng đưa ra 3 kịch bản kinh tế được xây dựng dựa trên 3 kịch bản về khả năng kiểm soát bệnh dịch trong nước và trên thế giới - Ảnh internet.

Có thể thấy, kinh tế Mỹ ban đầu được dự báo tăng trưởng 2% trong năm 2020, nhưng dịch COVID-19 bùng phát có thể làm giảm tăng trưởng GDP của Mỹ khoảng 7%. Vì thế, các nhà kinh tế dự báo tăng trưởng GDP của Mỹ sẽ giảm xuống -5% năm nay. 

Tương tự, kinh tế Thái Lan ban đầu được dự báo tăng 3% trong năm 2020, hiện nay mức dự báo này được điều chỉnh giảm khoảng 8% do tác động của dịch COVID. Dự báo sẽ -5% năm nay.

Trong khi đó, hầu hết các nhà kinh tế dự đoán kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng 3,5-4% trong năm 2020, thậm chí có thể cao hơn nữa, tùy thuộc vào hiệu quả của các biện pháp hỗ trợ tăng trưởng của Chính phủ.

Lý do khiến kinh tế của Việt Nam có thể bị ảnh hưởng ít hơn, chỉ giảm 3,5% tăng trưởng GDP từ COVID, so với mức giảm 6-7% của nhiều quốc gia khác trên thế giới là nhờ các biện pháp y tế cộng đồng của Việt Nam đã rất hiệu quả mà Chính phủ không cần thiết phải đóng cửa hoàn toàn nền kinh tế, theo một nghiên cứu của VinaCapital.

Tại Việt Nam, nhiều nhà máy và trang trại vẫn hoạt động và một số cửa hàng bán lẻ vẫn mở. Do đó, tỷ lệ dân số vẫn tiếp tục làm việc cao hơn so với hầu hết các nước khác trên thế giới, mặc dù hiện nay nhiều trong số đó là làm việc tại nhà.

Sự gia tăng số lượng lao động thất nghiệp của Việt Nam cũng sẽ là một thách thức lớn đối với các nhà hoạch định chính sách. Số lượng thất nghiệp dự kiến ở Việt Nam được công bố bởi các hiệp hội ngành công nghiệp có thể tăng lên khoảng 5% vào cuối tháng Tư này so với khoảng 2% vào đầu năm 2020.

Tại Mỹ, tỷ lệ thất nghiệp sẽ đạt khoảng 20% vào cuối tháng 4, minh chứng cho thấy những kịch bản xấu hơn có thể đã xảy ra cho thị trường việc làm tại Việt Nam nếu không có các biện pháp y tế công cộng hiệu quả mà Chính phủ đã thực hiện ngay từ Tết Nguyên đán.

Nền kinh tế trong quý II được Viện Nghiên cứu Chính sách và Kinh tế (VEPR) dự báo sẽ tiếp tục khó khăn, với tăng trưởng tiếp tục suy giảm, thâm hụt ngân sách dự kiến sẽ tăng 1,5-1,6 điểm phần trăm lên 5%-5,1% GDP, trong khi dự kiến thu ngân sách có thể ước giảm khoảng 140.000-150.000 tỷ đồng.

VEPR cũng đưa ra 3 kịch bản kinh tế được xây dựng dựa trên 3 kịch bản về khả năng kiểm soát bệnh dịch trong nước và trên thế giới - Ảnh internet.
VEPR cũng đưa ra 3 kịch bản kinh tế được xây dựng dựa trên 3 kịch bản về khả năng kiểm soát bệnh dịch trong nước và trên thế giới - Ảnh internet.

VEPR cũng đưa ra 3 kịch bản kinh tế được xây dựng dựa trên 3 kịch bản về khả năng kiểm soát bệnh dịch trong nước và trên thế giới với giả định bệnh dịch không bùng phát mạnh ở Việt Nam như Vũ Hán, Trung Quốc.

Kịch bản lạc quan, bệnh dịch trong nước được khống chế hoàn toàn vào giữa tháng 5 và hoạt động kinh tế dần trở lại bình thường và thế giới cũng nới dần các biện pháp phong tỏa. Tuy vậy, các hoạt động kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực dịch vụ, chỉ dần hồi phục bắt đầu vào cuối Quý 2/2020.

Kịch bản trung tính, bệnh dịch trong nước kéo dài và chỉ được khống chế hoàn toàn vào nửa sau Quý 3/2020. Trong thời gian này, thế giới tiếp tục các biện pháp giãn cách xã hội do sự tái phát của bệnh dịch ở nhiều trung tâm kinh tế tài chính quan trọng. Các hoạt động kinh tế trên thế giới chỉ dần trở lại bình thường bắt đầu vào cuối Quý 3/2020.

Kịch bản Bi quan, bệnh dịch trong nước kéo dài và chỉ được khống chế toàn toàn vào nửa sau Quý 4/2020. Trong thời gian này, thế giới tiếp tục các biện pháp giãn cách xã hội do sự tái phát của bệnh dịch ở nhiều trung tâm kinh tế tài chính quan trọng. Các hoạt động kinh tế trên thế giới chỉ dần trở lại bình thường bắt đầu vào cuối Quý 4/2020.

PGS.TS Phạm Thế Anh, Kinh tế trưởng của VEPR, cho rằng, dù với kịch bản nào sau đại dịch, sự phục hồi hoàn toàn của nhiều ngành như hàng không, du lịch hay thời trang xuất khẩu sẽ gặp nhiều khó khăn và kéo dài cho tới khi thế giới hoàn toàn kiểm soát được bệnh dịch.

Trong ngắn hạn, chi tiêu của khu vực công có thể bù đắp được những khó khăn trên nhưng trong dài hạn là không thể. Do vậy, triển vọng kinh tế Việt Nam những năm tới sẽ phụ thuộc nhiều vào việc phát triển thành công vác-xin hoặc thuốc đặc trị trên thế giới.

Kinh tế trưởng của VEPR khuyến cáo Nhà nước cần xây dựng các kịch bản ứng phó chính sách khác nhau đối với các cấp độ về bệnh dịch, chia thành các cấp độ chính sách “hỗ trợ” và “cứu trợ”. “Trong mọi hoàn cảnh phải tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp còn có khả năng hoạt động”, ông Thế Anh nói.

Trong dài hạn, cần có những chính sách dài hơi hơn, giữ nền tảng vĩ mô ổn định để chuẩn bị cho sự phục hồi sau bệnh dịch, từng bước xây dựng đệm tài khóa để phòng chống những cú sốc kiểu covid-19, đa dạng hóa thị trường xuất/nhập khẩu, tránh phụ thuộc hoàn toàn vào các thị trường nước ngoài.

Mặc dù GDP quý I/2020 đạt 3,82% so với cùng kỳ năm 2019, nhưng ông Thế Anh cho rằng: “Con số tăng trưởng đã không phán ánh được hết những khó khăn thật của nền kinh tế do không phản ánh được đầy đủ khu vực phi chính thức vốn bị ảnh hưởng nặng nề hơn hẳn so với những đợt suy thoái xảy ra trong quá khứ”.

Vẫn tồn tại những yếu tố quan trọng có thể giúp nền kinh tế Việt Nam vượt qua cơn bão kinh tế toàn cầu và mở cửa trở lại nền kinh tế một cách suôn sẻ- Ảnh internet.
Vẫn tồn tại những yếu tố quan trọng có thể giúp nền kinh tế Việt Nam vượt qua cơn bão kinh tế toàn cầu và mở cửa trở lại nền kinh tế một cách suôn sẻ- Ảnh internet.

Thực trạng kinh tế thế giới đang chỉ ra con đường đầy khó khăn phía trước với các nước có kinh tế dựa vào xuất khẩu như Việt Nam. Dù vậy, vẫn tồn tại những yếu tố quan trọng có thể giúp nền kinh tế Việt Nam vượt qua cơn bão kinh tế toàn cầu và mở cửa trở lại nền kinh tế một cách suôn sẻ.

Thói quen chi tiêu tiết kiệm của người dân trên thế giới sẽ tiếp tục diễn ra sau dịch, có thể là cơ hội cho các doanh nghiệp sản xuất điện thoại thông minh và máy ảnh kỹ thuật số - những hàng hóa thứ cấp được Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ và Châu Âu, đến tay người tiêu dùng thông qua các chuỗi siêu thị giá rẻ như Walmart ở Mỹ và Carrefour ở Châu Âu.