Video hiếm về chiến tranh Việt Nam: Sư đoàn Kỵ binh bay Mỹ đổ bộ chiến trường

VietTimes -- Trên trang mạng youtube đăng tải môt video vô cùng hiếm hoi, được tường thuật lại bởi một quân cảnh có tên Michael Baker. Cảnh quay ghi lại một cuộc đổ bộ của Sư đoàn Kỵ binh bay số 1 Mỹ trên chiến trường Việt Nam, sử dụng các máy bay trực thăng CH-47 Chinooks và UH-1 Hueys cho cuộc tấn công.
Trực thăng Mỹ trên chiến trường Việt Nam
Trực thăng Mỹ trên chiến trường Việt Nam

Trận chiến này diễn ra khoảng giữa ngày 26 và 28.02.1967 tại một địa bàn dân cư không được nêu rõ ven biển tỉnh Bình Định hoặc Quảng Ngãi.

Cuộc đổ bộ này là một phần của chiến dịch Pershing, được tiến hành nhằm ngăn chặn hoạt động Quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam tại tỉnh Bình Định. Chiến dịch này diễn ra liên tiếp trong vòng 11 tháng và xảy ra 18 trận giao chiến lớn giữa binh sĩ Mỹ và quân Giải phóng Miền Nam cùng hàng loạt trận đọ súng nhỏ khác.

Một cuộc đổ bộ đường không của sư đoàn Kỵ binh bay số 1 Mỹ năm 1967 ở Bình Định

Sau lời giới thiệu, video ghi lại toàn cảnh một cuộc đổ bộ thực tế từ trên máy bay cùng với âm thanh thực diễn ra trên chiến trường.

Do cảnh phim cũ nên âm thanh và hình ảnh không hoàn toàn đồng bộ. Nhưng đoạn phim đã ghi lại toàn bộ những cảnh đổ bộ trong các điều kiện chiến đấu thật sự trên chiến trường Miền Nam Việt Nam. Trung sĩ hạng nhất B. McBride là người quay toàn bộ nội dung này .

Sư đoàn 1 Bộ binh Mỹ đã chuyển đổi từ đơn vị bộ binh tiêu chuẩn thành một đơn vị bộ binh không quân. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử quân đội Mỹ, một đơn vị chiến đấu được sử dụng một lực lượng máy bay trực thăng chiến đấu và vận tải rất lớn để cơ động trên chiến trường, đối phó với các cuộc tấn công dữ dội của quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam. Sư đoàn Kỵ binh bay số 1 đến Trại Radcliff - Căn cứ không quân An Khê, thuộc tỉnh Bình Định cũ vào cuối năm 1965.

Bản đồ tọa độ Trại Radcliff ở An Khê (tỉnh Bình Định cũ)
Căn cứ quân sự, sân bay trực thăng An Khê của Sư đoàn kỵ binh bay số 1 Mỹ

Trên chiến trường Việt Nam, Mỹ mất số lượng kỷ lục là 5.086 chiếc máy bay trực thăng chiến đấu, kéo theo hàng ngàn phi công, thành viên phi hành đoàn và hành khách. Một con số tổn thất kỷ lục chưa từng có trong mọi cuộc chiến tranh nửa cuối thế kỷ 20.

TTB