Vì sao Nga đưa vũ khí laser thế hệ mới và máy bay chiến đấu tàng hình Su-57 tham chiến ở Ukraine?

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Sau khi lần đầu tiên đưa tên lửa siêu thanh vào chiến đấu thực tế, trong mấy ngày qua, Nga đã sử dụng thêm hai loại vũ khí và thiết bị tối tân trong cuộc xung đột Nga-Ukraine trên chiến trường Ukraine.
Hệ thống vũ khí laser mới "Provocateur" của Nga đã được sử dụng ở chiến trường Ukraine (Ảnh: Sputnik).
Hệ thống vũ khí laser mới "Provocateur" của Nga đã được sử dụng ở chiến trường Ukraine (Ảnh: Sputnik).

Quân đội Nga ngày 18/5 và 20/5 lần lượt xác nhận đã đưa vào sử dụng vũ khí laser và máy bay chiến đấu tàng hình Su-57 tại chiến trường Ukraine.

Việc đưa các loại vũ khí tiên phong vào tham chiến, có phải là dùng "đại bác đánh muỗi", “dao mổ trâu giết gà” và nó sẽ ảnh hưởng đến cục diện Nga và Ukraine như thế nào?

"Provocateur" được bất ngờ triển khai

Phó Thủ tướng Nga Yuri Borisov mới đây cho biết, Nga đã đưa vào sử dụng một loại vũ khí laser thế hệ mới. Ông tiết lộ rằng hệ thống vũ khí laser mới được đưa vào cuộc xung đột Nga-Ukraine có tên "Provocateur" (Kẻ khiêu khích) được cho là sẽ trở thành "khắc tinh" của các máy bay không người lái Ukraine.

Theo các hãng truyền thông nước ngoài, hệ thống vũ khí laser quân sự "Provocateur" có thể nhanh chóng tìm, khóa mục tiêu và đốt cháy máy bay không người lái cùng các thiết bị khác của đối phương, thậm chí gây hại trực tiếp cho binh sĩ.

Có nguồn tin cho biết Nga đã đưa hệ thống vũ khí laser có tên "Peresvit" vào thử nghiệm chiến đấu thực tế vào cuối năm 2018. Theo dữ liệu, hệ thống laser này có thể chống lại mọi cuộc tấn công từ trên không, thậm chí có thể chống vệ tinh trong tương lai.

Phó Thủ tướng Nga Yuri Borisov xác nhận Nga đã đưa vào sử dụng loại vũ khí laser thế hệ mới ở Ukraine.

Phó Thủ tướng Nga Yuri Borisov xác nhận Nga đã đưa vào sử dụng loại vũ khí laser thế hệ mới ở Ukraine.

Ông Borisov ngày 18/5 cho biết hệ thống laser "Peresvit" có thể phá hủy hệ thống vệ tinh do thám ở khoảng cách xa, và có thể “làm mù” các vệ tinh cách xa trái đất 1.500 km. Trong khi đó, hệ thống vũ khí laser thế hệ mới "Provocateur"có “uy lực” lớn hơn, sử dụng dải điện từ rộng và dựa trên nguyên lý dùng nhiệt hủy diệt để “đốt cháy” các trang thiết bị của đối phương. "Provocateur" đã thiêu rụi một máy bay không người lái của Ukraine ở khoảng cách 5 km chỉ trong vòng 5 giây. Việc đưa hệ thống laser này vào sử dụng có thể làm giảm mức tiêu thụ tên lửa của các hệ thống phòng không đang hoạt động" Pantsir-S1" và “Tor-M1” của quân đội Nga.

Theo thông tin công khai, vũ khí laser hoạt động bằng cách sử dụng một lượng điện lớn để dẫn một chùm tia năng lượng cao tới và đốt cháy mục tiêu. Trong trường hợp mục tiêu là máy bay không người lái, vũ khí laser làm tan chảy vỏ của nó, khiến nó không thể bay được.

Về vấn đề này, nhà bình luận quân sự Trung Quốc Tống Trung Bình (Song Zhongping) giải thích rằng vũ khí laser bao gồm các loại vũ khí cá nhân, chiến thuật và chiến lược. Trong số đó, vũ khí laser cá nhân chủ yếu làm cho nhân viên và thiết bị của đối phương bị "mù", và làm cho đối phương mất sức chiến đấu thông qua đòn tấn công phi sát thương này.

Toàn bộ một hệ thống "Provocateur" trên xe tải.

Toàn bộ một hệ thống "Provocateur" trên xe tải.

Vũ khí laser chiến thuật chủ yếu đánh chặn các mục tiêu có tốc độ chậm và nhỏ như máy bay không người lái bằng cách đốt cháy, và thậm chí có thể dùng chống tên lửa ở một mức độ nhất định. Việc sử dụng tên lửa phòng không để bắn trúng mục tiêu như máy bay không người lái thực sự không có hiệu quả về mặt kinh tế. Việc sử dụng vũ khí laser có thể làm giảm tiêu hao đạn tên lửa phòng không truyền thống.

Về lý thuyết, vũ khí laser có thể được sử dụng số lần vô hạn với năng lượng đầy đủ. Ngoài ra, vũ khí laser là một loại vũ khí định hướng năng lượng, độ chính xác và tốc độ phản ứng của chúng đều có ưu thế nhất định.

Mạng Hoàn Cầu (Huanqiu) Trung Quốc đã bình luận về vấn đề này rằng, theo tin ảnh của hãng thông tấn Nga Sputnik, hệ thống vũ khí laser "Provocateur" cũng dựa vào thùng xe lớn, có khả năng là đơn nguyên cung cấp năng lượng của nó. Nhưng dù như thế nào, quân đội Nga cũng đã đi đầu trong việc sử dụng vũ khí laser với khả năng sát thương trên chiến trường, đi trước người Mỹ.

Tuy nhiên, ông Dmitry Stefanovich, nhà nghiên cứu tại Viện Kinh tế Thế giới và Quan hệ Quốc tế thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, cho rằng nếu muốn đạt được hiệu quả như mong muốn, Nga cần phải tiếp tục gia tăng quy mô sản xuất vũ khí laze.

Hệ thống vũ khí laser trên xe tăng T-99A của Trung Quốc.

Hệ thống vũ khí laser trên xe tăng T-99A của Trung Quốc.

Chuyên gia Tống Trung Bình cũng đề cập, nhiều quốc gia đang cạnh tranh nghiên cứu phát triển vũ khí laser, Trung Quốc và Mỹ cũng đã đạt được thành tựu trong lĩnh vực này. Trên chiến trường trong thời gian tới sẽ ngày càng có nhiều cơ hội vũ khí laser “lộ diện” và là thiết bị phòng không, chống tên lửa và chống vệ tinh quan trọng.

Vào tháng 3 năm 2021, chuyên mục "Câu chuyện quốc phòng" của Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) đã tiết lộ tình hình chiến đấu thực tế của các xe tăng chiến đấu chủ lực T-99A của Trung Quốc trong khi tập trận.

Theo CCTV, ngay từ trong cuộc tập trận chống khủng bố "Sứ mệnh hòa bình-2014" năm 2014, xe tăng T-99A đã sử dụng chế áp bằng tia laser, phóng tên lửa và chớp nhoáng hạ 3 mục tiêu di động hỏa lực mạnh trong vòng 5 phút.

Bản tin CCTV chỉ ra rằng xe tăng T-99A có hệ thống tự vệ chủ động bằng laser, có thể chế áp các thiết bị quan sát của vũ khí chống tăng đối phương, đồng thời cung cấp thông tin cảnh báo sớm về vũ khí đang bay tới, nhắc nhở người ngồi trên xe thực hiện các biện pháp đối phó.

Hệ thống Thợ săn thầm lặng Trung Quốc xuất khẩu cho Ả rập Xê-út.

Hệ thống Thợ săn thầm lặng Trung Quốc xuất khẩu cho Ả rập Xê-út.

Theo tài khoản video Zhonghong.com của Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc, trên thực tế, vũ khí laser đầu tiên được đưa vào thực chiến là hệ thống "Thợ săn thầm lặng" do Trung Quốc phát triển.

Trang Zhonghong cho biết Ả Rập Xê Út trước đây đã dựa vào hệ thống vũ khí laser "Thợ săn thầm lặng" được nhập của Trung Quốc để đánh chặn và bắn hạ thành công 13 máy bay không người lái của tổ chức vũ trang Houthi của Yemen, lật ngược tình thế chiến tranh. Theo truyền thông Trung Quốc tiết lộ rằng hệ thống “Thợ săn thầm lặng” có tầm bắn cao nhất 4 km và có thể xuyên thủng một tấm thép dày 5 mm từ khoảng cách 1.000 mét.

Su-57 đấu với Mỹ chứ không phải Ukraine!

Ngày 20/5, TASS dẫn một nguồn tin trong giới quân sự Nga cho biết, máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm Su-57 của Nga đã tham gia “Chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine”.

Nga đã đưa máy bay chiến đấu thế hệ 5 Su-57 tham chiến ở Ukraine.

Nga đã đưa máy bay chiến đấu thế hệ 5 Su-57 tham chiến ở Ukraine.

Ông Tống Trung Bình bình luận về vấn đề này rằng cho dù đó là tên lửa siêu thanh Kinzhal, vũ khí laser hay tiêm kích Su-57 thì ý định của Nga là rõ ràng, đó là "tung hết vũ khí tối tân do mình phát triển". Cho dù Nga có thể bị hạn chế bởi chi phí và năng lực sản xuất, số lượng vũ khí tối tân được sử dụng ở Ukraine có thể không nhiều, nhưng những vũ khí tối tân này phải được đưa ra chiến trường để kiểm tra khả năng và hiệu quả của chúng trong thực chiến; từ đó đúc kết kinh nghiệm để tiếp tục cải tiến tiếp theo.

Ông Tống Trung Bình nói: "Thực ra, kiểu tư duy này rất tốt. Nếu vũ khí tối tân chưa được thử nghiệm thực tế chiến đấu thì không thể đánh giá khách quan về hiệu quả chiến đấu của chúng. Lấy Su-57 làm ví dụ, con số số lượng máy bay thế hệ thứ 5 này được lắp đặt tại Nga là rất ít, nhưng chúng cần phải được đưa vào thực tế chiến đấu, trên cơ sở đánh chính xác các mục tiêu có giá trị cao, điều quan trọng hơn là phải 'vật lộn' với hệ thống radar của Mỹ để kiểm tra khả năng tàng hình và khả năng đột phá của Su-57 rốt cục đạt đến mức nào”.

Mặc dù hệ thống phòng không của Ukraine không đáng sợ nhưng các radar và máy bay cảnh báo sớm của Mỹ được triển khai ở Ba Lan và những nơi khác đã và đang cung cấp thông tin tình báo trên không cho Ukraine. "Xét theo góc độ này, việc Su-57 tham chiến thực chất là cuộc đấu giữa Nga và Mỹ, chứ không phải Nga với Ukraine".