Vì sao CPU máy chủ đầu tiên của Qualcomm sẽ khiến Intel phải lo lắng?

Dù mới chỉ là thế hệ đầu tiên ra mắt nhưng dòng CPU máy chủ của Qualcomm lại hứa hẹn sẽ mang tới cho Intel nhiều rắc rối.
Hình minh họa
Hình minh họa

Suốt sáu năm qua, Intel đã khéo léo đoạt loại và bảo vệ việc kinh doanh Trung tâm dữ liệu trước đầy những sóng gió. Sự thách thức tới từ những công ty như AMD hay Calxeda chưa bao giờ là trở ngại lớn trong kế hoạch của Intel. Có thể hệ thống máy chủ Epyc của AMD sẽ đạt thắng lợi trong cuộc đua dài hạn nhưng chính công ty này lại tự giới hạn tiềm năm của mình bằng doanh số chậm dãi của hệ thống này.

Vậy nên chỉ còn Qualcomm là có thể hạ bệ Intel. Điểm benchmark của Vi xử lý trên máy chủ Centriq của Qualcomm (tên mã là Falkor) được đo bởi Cloudflare cho thấy con chip của Qualcomm có khả năng cạnh tranh mạnh mẽ với Intel. Thông tin này được lấy từ một bài đăng trên blog của Cloudflare. Nếu muốn có cái nhìn toàn diện nhất thì lời khuyên là bạn nên đọc qua bài viết trên tại đây. Còn dưới đây sẽ là một số điểm nhấn của cuộc thử nghiệm. Đầu tiên là so sánh giữa ba nhân:

So sánh về số liệu thì chúng khá tương đồng với nhau. Khả năng của Qualcomm trong việc xây dựng các nhân nhỏ rõ ràng có lợi ở mặt điện năng tiêu thụ (TDP), đồng thời cho phép họ gói gọn 46 lõi và chỉ ở mức TDP thấp hơn so với Intel hay AMD. Sự khác biệt về tiến trình sản xuất (14nm của Intel so với 10nm của Qualcomm) không thực sự là một vấn đề; tiến trình 10nm của Qualcomm được triển khai tại các nhà máy chuyên trách được cho là có sự tương đồng khi so với Intel. Cloudflare đặt ba con chíp này đối đầu nhau trên nhiều thang điểm chuẩn, bao gồm Open SLL, kiểm tra nén, Golang (Go crypto, gzip, regexp, strings), LuaJIT, và NGINX.

Vnreview sẽ chỉ chọn ra hai bài kiểm tra để minh họa cho xếp hạng hiệu suất tổng thể: kiểm tra đơn luồng (LuaJIT) và đa luồng (gzip).

Trong bài benchmark LuaJIT, các chíp Intel chiến thắng khi so sánh hiệu suất đơn luồng, đây là điều không cần bàn cãi. Điều này phản ánh hiệu suất đơn luồng tổng thể của Skylake và Broadwell trong bài kiểm tra benchmark mà Cloudflare thực hiện: các chip Intel đang ở mức mạnh mẽ nhất, nhờ vào hiệu suất đơn nhân có sẵn và chỉ số Target clocks cao hơn. Nếu bạn đang làm những công việc đơn nhân nhẹ nhàng thì Intel sẽ là kẻ dẫn đầu. Song lời khuyên là chúng ta nên khởi đầu với một CPU có 10-12 nhân.

Với các công việc đa luồng, Cintriq của Qualcomm vượt qua Intel. Điều này, một lần nữa, không có gì đáng ngạc nhiên. Dữ liệu của Intel cho thấy họ có lợi thế hơn về xung nhịp đơn nhân, với CPU có thể nhảy lên 3GHz hoặc hơn, song chỉ số đa luồng tối đa của nó vẫn thấp hơn Qualcomm: 2.1GHz so với 2.5GHz. Trong khi chip của Intel được trang bị công nghệ Hyper-Threading, điều này tuy hữu ích nhưng không thể có được hiệu năng thực như của nhân vật lí. Hyper-Threading thường được kỳ vọng cải tiến hiệu suất lên 20-30% nhưng không thể thắng được với việc trang bị thêm nhân vật lí của Qualcomm.

Nhiều số nhân hơn mang đến nhiều sức mạnh hơn, cũng như góc nhìn của người dùng khi Threadripper của AMD có giá tương đương với Core i9-7900X của Intel. Con chíp 7900X có thể đạt được hiệu suất đơn nhân cao hơn trong rất nhiều bài kiểm tra, nhưng 16 nhân so với 10 nhân nghĩa là kể cả với những ứng dụng ưu ái với Intel, AMD vẫn có thể đạt được thắng lợi.

Tại sao Intel phải lo lắng?

Cho đến giờ, Intel đã đối mặt với hai đối thủ nhẹ ký: AMD, kẻ chỉ mới quay lại thị trường máy chủ mà không có kỳ vọng đạt được thị phần lớn trong ngắn hạn và các nhà sản xuất nhỏ hơn thuộc nhóm ARM, vốn có thể cạnh tranh trong các ứng dụng máy chủ mật độ cao nhưng chưa thể tuyên chiến với Intel ở thị trường chính. Như đã nói trong bài viết của Cloudflare, còn rất nhiều mắt xích cần phải được thiết kế phù hợp để cho một nhà sản xuất ARM giành quyền chủ đạo với cấu trúc x86, từ việc tối ưu hóa phần mềm phù hợp đến việc hỗ trợ tính năng RAS.

Theo Extremetech, các nhà cung cấp máy chủ rất bảo thủ. Các công ty mua máy chủ cũng bảo thủ không kém. Điều đó khiến chúng ta sẽ không được thấy dấu hiệu AMD sớm gia tăng thị phần và đó cũng là lý do mà chúng ta không kỳ vọng việc Cintriq chiếm được tỉ lệ doanh thu lớn trong năm đầu tiên trình làng. Chúng ta cũng không biết hệ thống Cintriq có giá bao nhiêu hay cách mà nó biểu hiện trong các loại công việc khác.

Tuy đây không phải là một đòn knockout nhưng Intel cần phải chú ý một cách nghiêm túc. Trung tâm dữ liệu, AI, Đám mây, và Machine Learning đều vô cùng quan trọng cho tương lai của công ty này và nhà sản xuất chip x86 này cũng không thể nhượng bộ với Qualcomm (hoặc AMD) mà không có một cuộc chiến nghiêm túc.

Theo VnReview

http://vnreview.vn/tin-tuc-kinh-doanh/-/view_content/content/2328256/vi-sao-cpu-may-chu-dau-tien-cua-qualcomm-se-khien-intel-phai-lo-lang