Uy lực của dàn tên lửa M270 Ukraine vừa nhận liệu có thể giúp thay đổi cục diện chiến trường?

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Theo Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Reznikov, lô đầu tiên các dàn tên lửa nhiều nòng M270 do Mỹ sản xuất đã được Anh vận chuyển đến Ukraine. Kiev hy vọng loại hỏa lực này sẽ giúp thay đổi cục diện chiến trường.
Lô đầu tiên các dàn phóng tên lửa M270 đã được vận chuyển tới Ukraine (Ảnh: IFeng).
Lô đầu tiên các dàn phóng tên lửa M270 đã được vận chuyển tới Ukraine (Ảnh: IFeng).

Theo RIA Novosti, ông Reznikov hôm 15/7 viết trên Twitter: "Lô đầu tiên của các bệ phóng tên lửa nhiều nòng M270 đã đến! Chúng sẽ là sự hỗ trợ tốt cho các dàn HIMARS trên chiến trường. Cảm ơn các đối tác của chúng tôi". Nhưng ông không nói cụ thể rốt cục ai đã cung cấp cho Ukraine hệ thống vũ khí do Mỹ sản xuất này. Có điều Anh trước đó đã cam kết cung cấp ít nhất ba hệ thống như vậy cho quân đội Ukraine. Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace cho biết, bất chấp những cảnh báo của Moscow, London sẽ không từ bỏ kế hoạch cung cấp cho Ukraine các bệ phóng tên lửa nhiều nòng M270, vốn cũng đã được trao đổi trước với Mỹ. Ông cũng thông báo rằng Vương quốc Anh dự định cung cấp kèm theo các đạn tên lửa được dẫn đường có tầm bắn 70 km.

Ông Reznikov viết trên Twitter hôm 15/7 thông báo các dàn M270 đầu tiên đã được chuyển tới Ukraine (Ảnh: 163).

Ông Reznikov viết trên Twitter hôm 15/7 thông báo các dàn M270 đầu tiên đã được chuyển tới Ukraine (Ảnh: 163).

Vào ngày 30/6 phía Anh cũng đã tiết lộ rằng hàng trăm binh sĩ Ukraine đã hoàn thành khóa huấn luyện sử dụng dàn phóng tên lửa M270 ở Anh. Do đó, rất có thể lô M270 đầu tiên tới Ukraine được xuất phát từ Vương quốc Anh. Kể từ khi xuất hiện các bệ phóng tên lửa cơ động cao M142 HIMARS do Mỹ viện trợ vào cuối tháng 6, Ukraine đã ngay lập tức đưa nó vào chiến đấu chống lại tuyến tiếp tế hậu cần của Nga và đã đạt được những kết quả ấn tượng. Với sự xuất hiện của các dàn M270 mạnh hơn, liệu quân đội Ukraine có thể dựa vào 2 loại dàn phóng tên lửa này để đánh bại hệ thống hậu cần của quân đội Nga ở khu vực Donbas, qua đó xoay chuyển cục diện chiến trường như họ trông đợi không?

Binh lính Ukraine được huấn luyện sử dụng M270 tại Anh (Ảnh: IFeng).

Binh lính Ukraine được huấn luyện sử dụng M270 tại Anh (Ảnh: IFeng).

Trong hơn nửa tháng qua, với sự hỗ trợ của tình báo chính xác của Mỹ, Ukraine đã sử dụng các dàn M142 để phá hủy nhiều cơ sở hậu cần quân sự của Nga vào ban đêm, thậm chí bao gồm cả các kho đạn, gây trở ngại nhất định cho việc tiếp tế tiền tuyến của quân đội Nga. Tuy nhiên, trong số các "chiến tích" được Ukraine tuyên truyền, chỉ có khoảng 30% số mục tiêu được quân đội Nga xác nhận là mục tiêu quân sự, còn lại các tên lửa chủ yếu bắn trúng mục tiêu dân sự. Có thể thấy, quân đội Ukraine còn một khoảng cách nhất định mới có thể làm chủ được loại dàn phóng tên lửa tối tân hơn M142.

Mặc dù Mỹ đã cung cấp thông tin chính xác về các cơ sở hậu cần của quân đội Nga, nhưng không có gì ngạc nhiên khi hiệu quả không khả quan vì quân đội Ukraine chỉ được tham gia các "khóa học cấp tốc", lại cố tình chọn bắn vào ban đêm để tránh bị quân Nga phản pháo nên không được như ý muốn cũng không có gì là lạ.

Mỗi dàn M270 có 12 ống phóng đặt trên khung gầm bánh xích (Ảnh: IFeng).

Mỗi dàn M270 có 12 ống phóng đặt trên khung gầm bánh xích (Ảnh: IFeng).

Tất nhiên, quân đội Ukraine vẫn có thể đạt được một số chiến tích khi họ không sử dụng thành thạo các dàn M142. Đó không phải hoàn toàn ngẫu nhiên, chỉ có một khả năng: tên lửa bắn kiểu vãi đạn! Mặc dù Mỹ không cho biết đã chuyển cho Ukraine bao nhiêu quả đạn khi cung cấp các dàn M142, nhưng từ video bắn đêm M142 do quân đội Ukraine công bố cho thấy, quân đội Ukraine thường sử dụng cùng lúc ít nhất hai dàn M142 để tấn công vào một mục tiêu, tức là phóng 12 quả tên lửa mỗi lần. Thậm chí nếu tính toán rằng một mục tiêu cần 6 quả rocket để tấn công, theo Bộ Quốc phòng Ukraine, hơn 30 mục tiêu hậu cần của Nga đã bị tiêu diệt, đồng nghĩa với việc quân đội Ukraine đã bắn ít nhất 180-200 quả tên lửa. Nếu tới đây quân đội Ukraine vẫn sử dụng các dàn M142 theo cách này thì không biết số đạn tên lửa do Mỹ cung cấp có thể sử dụng được trong mấy ngày? Dù sao thì đạn tên lửa rất đắt tiền, Mỹ không thể giúp được số lượng trăm hàng ngàn quả như loại đạn pháo 155mm. Nếu đạn tên lửa bị quân đội Ukraine lãng phí, thì dù số lượng dàn phóng tên lửa nhiều đến mấy cũng chỉ trở thành đống sắt vụn!

Quân đội Ukraine thường sử dụng 2 dàn M142 một lúc tấn công mục tiêu quân Nga vào ban đêm theo chiến thuật "bắn rồi chạy" (Ảnh: 163).

Quân đội Ukraine thường sử dụng 2 dàn M142 một lúc tấn công mục tiêu quân Nga vào ban đêm theo chiến thuật "bắn rồi chạy" (Ảnh: 163).

Dàn phóng tên lửa M270 hỏa lực mạnh hơn nhưng thực ra không mạnh hơn M142 quá nhiều trong việc chống lại tuyến tiếp tế của quân đội Nga, trên thực tế thì M270 là hệ thống tên lửa "già cỗi" hơn M142 HIMARS. Quân đội Mỹ đã phát triển M142 với hỏa lực chỉ bằng một nửa nhưng khả năng cơ động tốt hơn vì M270 quá cồng kềnh và khả năng cơ động kém, đồng thời không thể vận chuyển hàng loạt bằng máy bay vận tải.

Thực tế thì các dàn M270 và M142 gần như giống nhau, xét cho cùng thì cả hai đều dùng chung loại đạn tên lửa, nhưng M142 phát triển muộn nên công nghệ điều khiển hỏa lực tự động tiên tiến hơn. Nhưng xét về hỏa lực thì M142 thua kém, M270 có thể phóng 12 quả đạn tên lửa trong một đợt tấn công, hoặc 2 quả đạn "Tên lửa chiến thuật lục quân" với tầm bắn 300 km, tầm bao phủ và cường độ hỏa lực đều vượt xa M142. Tuy nhiên, lượng tiêu thụ tên lửa của nó cũng gấp đôi M142 nên hiệu quả tác chiến toàn diện của nó không bằng M142.

Hai loại dàn phóng M142 và M270 có thể sử dụng chung một loại đạn.

Hai loại dàn phóng M142 và M270 có thể sử dụng chung một loại đạn.

Qua đó có thể thấy, hai tổ hợp pháo phản lực này vẫn chưa đủ để quân đội Ukraine giáng một đòn kinh hoàng vào tuyến đường tiếp tế của quân đội Nga. Do không được trang bị trực thăng hạng nặng nên quân đội Ukraine không thể nhanh chóng cơ động các dàn M142 đến khu vực bất ngờ tiến công quân Nga mà chỉ có thể dựa vào con đường tương đối bằng phẳng để cơ động tấn công nhằm nâng cao khả năng sống sót.

Dàn M270 cồng kềnh do cơ động bằng bánh xích, mặc dù nó có thể cơ động mà không cần dựa vào đường bằng phẳng, nhưng thực tế khả năng sống sót không bằng M142. Ngoài ra, hai bệ phóng tên lửa này còn lo ngại bị quân đội Nga phát hiện và phá hủy vào ban ngày, thậm chí ban đêm tiến hành tấn công cũng rất vội vàng vì sợ bị hỏa lực chống pháo binh của quân Nga phát hiện và phá hủy, độ chính xác cũng không thể đảm bảo. Có thể thấy, ngay cả khi M270 và M142 được quân đội Ukraine ra sức thổi phồng, xét theo lối đánh “kiểu du kích” thì M270 và M142 cũng không thể phát huy được hết hiệu quả tác chiến của chúng.

Một số loại đạn tên lửa không điều khiển và tên lửa chiến thuật được sử dụng cho hai loại dàn phóng M142 (phải) và M270 (Ảnh: 163).

Một số loại đạn tên lửa không điều khiển và tên lửa chiến thuật được sử dụng cho hai loại dàn phóng M142 (phải) và M270 (Ảnh: 163).

Hơn nữa, vì lo ngại, các nước phương Tây chỉ cung cấp mấy bệ phóng tên lửa với mức vài tuần một lần, kết quả là quân đội Ukraine đến nay mới chỉ có tổng cộng hơn chục dàn M270 và M142. Dù có tầm bắn xa nhưng số lượng ít ỏi của chúng vẫn không thể giúp quân đội Ukraine triển khai đối đầu với số lượng pháo binh khổng lồ của quân đội Nga, chỉ có thể bắn rồi chạy, chỉ có thể gây nên rắc rối cho tuyến tiếp tế của quân Nga mà thôi. Nhưng sau khi quân đội Nga tăng cường tìm kiếm M270 và M142, loại trang bị cao cấp nhưng số lượng hiếm hoi này của quân đội Ukraine liệu có thể tồn tại được bao lâu, người ta cũng có thể đoán trước được.