U22 Việt Nam, thời “hậu Quang Hải”

VietTimes -- Như đã có khá nhiều bài đăng trên VietTimes, cảnh báo về sự quá tải của Quang Hải, rốt cuộc trong một pha va chạm nhẹ (trong lần ra sân thứ 60 trong năm) với cầu thủ Singapore số 19, Quang Hải phải kết thúc cuộc chơi SEA Games 20. Khi U22 Việt Nam cần anh nhất thì Quang Hải lại bị chấn thương, thật đáng tiếc.
Thầy Park sẽ giúp U22 Việt Nam loại Thái Lan
Thầy Park sẽ giúp U22 Việt Nam loại Thái Lan

Thực tình ngay cả các CLB châu Âu, với chế độ tập luyện, dinh dưỡng, y tế tốt thì cũng ít cầu thủ phải thi đấu với mật độ 5 ngày/trận suốt 2 năm liên tục. Nếu như năm ngoái, Quang Hải khoác áo ra sân 54 trận thì cho đến lúc chấn thương rời sân, đội trưởng U22 Việt Nam đã phải thi đấu 60 trận.

Kỳ phùng địch thủ

Rõ ràng khi không thể dàn xếp được giữa CLB và đội tuyển quốc gia, U22 Việt Nam thì điều không ai muốn đã phải đến, giờ là lúc ông Park phải tạm quên người học trò cưng để tính chuyện SEA Games 30, trước mắt là trận đấu với U22 Thái Lan. Thực ra so với SEA Games 29, nhiệm vụ của Hùng Dũng và đồng đội nhẹ hơn nhiều, nếu chỉ thua tối thiểu, chúng ta vẫn vào bán kết.

Với 4 bàn thắng cho được, cầu thủ 18 tuổi Suphanat đang có phong độ cao tại SEA Games 30. Ảnh VFF
Với 4 bàn thắng cho được, cầu thủ 18 tuổi Suphanat đang có phong độ cao tại SEA Games 30. Ảnh VFF

Đến giờ hàng phòng ngự của U22 Việt Nam cùng U22 Thái Lan mới để thua 2 bàn, thuộc nhóm 4 đội bị thủng lưới ít nhất tại SEA Games 30. Điều đáng ngạc nhiên là chúng ta có Đức Chinh, đang dẫn đầu danh sách ghi bàn với cú poker bàng thắng bằng đầu thì chống bóng bổng cũng là điểm yếu của hàng phòng ngự Việt Nam. 2 bàn thua đều do lỗi cá nhân xử lý các tình huống bóng bổng.

Vấn đề người ta quan tâm nhất là cách tiếp cận trận đấu của U22 Việt Nam khi đối đầu với Thái Lan như thế nào. Trước hết phải nói, sau hai lần đụng độ ở đội tuyển quốc gia, cả 2 ông thầy đều quá hiểu các đòn đánh của nhau nên việc cả ông Park lẫn ông Akira Nishino sẽ liên tục thay đổi chiến thuật công phá lẫn nhau là điều ai cũng hiểu.

Ông Park đều hiểu, nếu thụ động phòng ngự nghĩa là biếu chiến thắng cho người Thái. Nhưng ông Akira Nishino thừa hiểu, nếu dâng cao tấn công để dính đòn phản công thì cơ hội nhận vé về nước sớm cầm chắc trong tay. Dồn lên tấn công vào đâu? Thời điểm nào?

Đòn đánh và toan tính

Nếu cần sự an toàn, ông Park sẽ đá 2 tiền đạo như ông đã từng sử dụng trong 2 trận gặp Indonesia và Singapore. Khi đó Hoàn Đức đá hộ công, 2 biên là Văn Hậu, Trọng Hoàng đã quá nhiều lần chinh chiến với các cầu thủ Thái sẽ biết cách lên công về thủ như thế nào để an toàn và hiệu quản. Khi hàng thủ chưa thật yên tâm thì việc chơi với sơ đồ 2 tiền đạo là giải pháp không tồi.

Nếu ông Park tìm được nhân sự khóa Supachok thì sức mạnh của U22 Thái Lan đã mất đi 50%. Ảnh VFF
Nếu ông Park tìm được nhân sự khóa Supachok thì sức mạnh của U22 Thái Lan đã mất đi 50%. Ảnh VFF

Nếu vẫn quyết định đá với đội hình 3-4-2, khi Trọng Hùng cầu thủ được coi là dự bị cho Quang Hải bị chấn thương thì ông Park vẫn có thể đẩy Hoàng Đức trám chỗ. Tại SEA Games, đã nhiều lần ông Park đẩy Trọng Hoàng sang đấy thử nghiệm. Thực ra, Hùng Dũng chỉ mới thi đấu ở vị trí tiền vệ trung tâm và tiền đạo cánh phải nhưng đây cũng là một sự lựa chọn, nếu ông tin tưởng Thanh Sơn, Việt Hưng đá tiền vệ trung tâm.

Cũng như đội tuyển quốc gia, tại SEA Games 30 lần này U22 Thái Lan vẫn xuất quân với sơ đồ 4-2-3-1 quen thuộc. Nhưng việc Suphanat, Supachok đều có kỹ năng ghi bàn, nên đã nhiều thời điểm ông Akira Nishino chỉ đạo U22 Thái Lan thực chất chơi 2 tiền đạo. Cũng giống Tiến Linh, trung phong Supachai sẽ đá gần khung thành hơn để làm tường hoặc thực hiện những cú chạy cắt mặt ghi bàn.

Nhường bóng, không nhường sân

Dù đã đội hình nào thì nhiệm vụ quan trọng nhất của U22 Việt Nam phải “gom bi” không cho bóng từ Suphanat, Supachok phát triển tấn công đến các đồng đội. Với 4 bàn thắng cho được, cầu thủ 18 tuổi Suphanat đang có phong độ cao tại SEA Games 30, với 2 bàn thắng vào lưới U22 Lào trong vòng 4 phút trận đấu chứng tỏ nền tảng thể lực, độ quái của tuyển thủ này. Không có nhiều cầu thủ trẻ Đông Nam Á có thể bình tĩnh bấm bóng vào góc cao khung thành U22 Lào vào những thời điểm căng thẳng của trận đấu như thế.

Nói về đối thủ, HLV trưởng U22 Singapore, Fandi Ahmad lại cho rằng: “Đá với Thái Lan, nếu phòng ngự bị động, coi như là tự sát”. Cũng như U22 Việt Nam, lối đá của nhà vô địch 3 kỳ SEA Games liên tiếp khá đa dạng, trong trận đấu với U22 Singapore bất ngờ họ thực hiện khá nhiều đường chuyền ngắn, thấp đánh thẳng vào trung lộ.

Dù chưa tỏa sáng nhưng số 10 Supachok là cầu thủ hiểu về lối đá của các cầu thủ Việt Nam nhất. Chắc chắn cầu thủ này vẫn là “nhạc trưởng” trong lối đá của U22 Thái Lan khi đối đầu U22 Việt Nam. Trong màu áo đội tuyển Thái Lan, Supachok đã bị Tuấn Anh khắc chế nên không phát huy được hết sức mạnh. Nếu ông Park tìm được nhân sự khóa ngòi nổ này thì sức mạnh của U22 Thái Lan đã mất đi 50%.