Ngành sản xuất robot công nghiệp của Trung Quốc
Ngành sản xuất robot công nghiệp của Trung Quốc

E-magazine Tương lai robot công nghiệp của Trung Quốc nhìn từ lịch sử phát triển của Nhật Bản

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Với mức nhập khẩu 70%, tự sản xuất robot công nghiệp của Trung Quốc vẫn còn là một chặng đường dài.

1. Robot Nhật Bản thống trị thế giới

Ít ai biết rằng Nhật Bản đã thống trị thị trường robot công nghiệp toàn cầu trong 20 năm và ngáng chân vô số nhà sản xuất công nghiệp. Một khi Nhật Bản cắt giảm nguồn cung, một số lượng lớn các ngành sản xuất công nghiệp sẽ rơi vào khủng hoảng ngừng hoạt động.

Bốn công ty hàng đầu trong lĩnh vực chế tạo robot được biết đến với cái tên "Tứ đại gia tộc", đó là FANUC, Yaskawa của Nhật Bản, ABB của Thụy Sĩ và KUKA của Đức.

Bốn đại gia này chiếm hơn 70% thị trường robot công nghiệp Trung Quốc và gần một nửa thị trường robot công nghiệp trên thế giới.

Trong số đó, chỉ riêng Nhật Bản đã chiếm một nửa số ghế của "tứ đại gia tộc". FANUC của Nhật Bản đã trở thành nhà sản xuất đầu tiên trên thế giới vượt 200.000 robot vào đầu năm 2008 và thị phần đứng đầu thế giới.

Kể từ năm 2000, Nhật Bản đã trở thành nhà sản xuất và xuất khẩu robot công nghiệp lớn nhất thế giới với năng lực nghiên cứu và phát triển và sản xuất robot công nghiệp mạnh mẽ.

Năm 2019, ngay cả khi chịu tác động kép của xung đột thương mại và tình hình dịch bệnh nghiêm trọng, xuất khẩu robot công nghiệp của Nhật Bản đạt 15,92 tỉ USD, vượt xa các nước khác ở châu Âu và Hoa Kỳ, và là một "siêu quốc gia" trong lĩnh vực robot công nghiệp.

Ngược lại, Trung Quốc hiện chỉ có 140 robot công nghiệp trên 10.000 lao động công nghiệp, thấp hơn nhiều so với con số 327 của Nhật Bản.

Hơn thế nữa, Nhật Bản còn độc quyền các bộ phận và linh kiện cốt lõi được sản xuất ở thượng nguồn của robot công nghiệp.

Nhật Bản là cường quốc sản xuất thứ ba trên thế giới thành lập ngành công nghiệp máy móc sau Hoa Kỳ và Đức. Sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, chính phủ Nhật Bản hỗ trợ mạnh mẽ ngành sản xuất công nghiệp địa phương, đề xuất chiến lược thành lập một quốc gia dựa trên thương mại và công nghệ, đồng thời hỗ trợ về mặt chiến thuật cho các ngành công nghiệp nặng như thép, ô tô, điện, chất bán dẫn và năng lượng hạt nhân.

Vào cuối những năm 1970, ngành công nghiệp ô tô Nhật Bản bắt đầu thử nghiệm với robot công nghiệp và bước vào giai đoạn phổ biến quy mô lớn vào những năm 1980. Dây chuyền máy móc hợp nhất cho phép các công ty ô tô Nhật Bản nhanh chóng mở rộng quy mô và giảm chi phí sản xuất.

Ngày nay, các công ty xe hơi Nhật Bản thống trị thị trường thế giới là điều hiển nhiên, chỉ riêng doanh thu của Toyota, Honda và Nissan đã vượt quá 100 tỉ USD. Năm 2018, ngành công nghiệp ô tô chiếm 40% giá trị sản lượng công nghiệp của Nhật Bản.

Vào cuối những năm 1970, ngành công nghiệp bán dẫn của Nhật Bản vươn lên mạnh mẽ, thị phần toàn cầu tăng vọt từ 10% lên 40%.

Một trong 4 đại gia tộc là Yaskawa Electric của Nhật Bản cũng là công ty robot đầu tiên trên thế giới ứng dụng robot công nghiệp vào sản xuất chất bán dẫn.

Ngành công nghiệp sản xuất phát triển nhanh trái ngược hẳn với xã hội Nhật Bản đang già hóa trầm trọng, trong bối cảnh mâu thuẫn ngày càng gia tăng giữa cung và cầu lao động, robot công nghiệp Nhật Bản đã vươn lên nhanh chóng và đi vào con đường thống trị.

2. Chiến lược quốc gia 40 năm trước của Nhật Bản

Năm 1970, khi thời kỳ bùng nổ trẻ em sau chiến tranh dần kết thúc, tỷ lệ dân số già trên 65 tuổi đã vượt quá giới hạn đỏ 7% và Nhật Bản bước vào một xã hội già hóa.

Tuy nhiên, vào thời điểm này, xã hội Nhật Bản đang trải qua một thời điểm huy hoàng chưa từng có trong lịch sử - phép màu kinh tế thời hậu chiến.

Sau khi Chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc, nền kinh tế quốc dân Nhật Bản đã phải chịu một đòn chí mạng, 40% của cải của đất nước đã bị chiến tranh tàn phá, kinh tế suy sụp nghiêm trọng, xã hội rối loạn.

Tuy nhiên, chính phủ Nhật Bản đã nắm bắt cơ hội cho sự gia tăng thương mại quốc tế sau chiến tranh, và khơi mào cho một làn sóng công nghiệp hóa chưa từng có trong nước. Tầng lớp khá giả bắt đầu tăng lên nhanh chóng và nền kinh tế phát triển chỉ trong hơn hai thập kỷ.

Từ năm 1965 đến năm 1970, nền kinh tế Nhật Bản bước vào thời kỳ siêu thịnh vượng, với tốc độ tăng trưởng sản lượng công nghiệp bình quân hàng năm là 16% và tăng trưởng GDP hơn 11%, vượt qua Đức vào năm 1968 và đứng thứ hai sau Hoa Kỳ và Liên Xô cũ.

Tuy nhiên, lão hóa giống như một cái xương hoại tử, và ngành công nghiệp của Nhật Bản luôn bị cuốn theo.

Năm 1970, ngành đóng tàu, tivi và chất bán dẫn của Nhật Bản đều đứng đầu thế giới; sản lượng thép, ô tô, phân bón và sợi tổng hợp chỉ đứng sau Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, vào thời điểm này, số người trong độ tuổi lao động ở Nhật Bản chỉ có 51,53 triệu người, tăng chưa đầy 1% so với cùng kỳ năm trước.

Nhu cầu công nghiệp tăng cao và xã hội ngày càng già hóa đã hình thành một khoảng cách lớn về lao động, dẫn đến tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực liên tục trong ngành sản xuất của Nhật Bản và chi phí tăng nhanh.

Đồng thời, với sự phát triển nhanh chóng của nền công nghiệp Nhật Bản, vị thế “anh cả kinh tế” của Hoa Kỳ bắt đầu bị đe dọa, và xung đột thương mại giữa Nhật Bản và Hoa Kỳ tiếp tục leo thang.

Nixon được bầu làm Tổng thống Hoa Kỳ

Nixon được bầu làm Tổng thống Hoa Kỳ

Năm 1968, Nixon hứa sẽ trấn áp ngành dệt may của Nhật Bản trong cuộc bầu cử Tổng thống, chính thức khởi động cuộc chiến bảo hộ mậu dịch đầu tiên giữa Nhật Bản và Hoa Kỳ.

Một số lượng lớn thặng dư thương mại, môi trường giao dịch ngày càng thiếu thân thiện và đồng yên tăng giá nhanh chóng, nhiều lý do khác nhau đã buộc chính phủ Nhật Bản phải kiểm tra lại định vị quốc gia của mình.

Vào thời điểm này, Nhật Bản bắt đầu du nhập mạnh mẽ các công nghệ tiên tiến của nước ngoài, các công nghệ này đã trải qua quá trình từ bắt chước đến đổi mới, và được xã hội Nhật Bản nội địa hóa và trở thành nền tảng của đổi mới công nghiệp Nhật Bản.

Robot công nghiệp đầu tiên của Unimation
Robot công nghiệp đầu tiên của Unimation

Bên kia bờ đại dương, công ty Unimation của Mỹ đã phát triển robot công nghiệp đầu tiên trên thế giới vào năm 1959. Người sáng lập công ty, Joseph Engelberger, được tôn vinh là "cha đẻ của robot" trong ngành.

Năm 1969, thông qua việc giới thiệu công nghệ của Unimation, Kawasaki Heavy Industries của Nhật Bản đã đi đầu trong việc chế tạo ra robot công nghiệp Unimate đầu tiên trong lịch sử Nhật Bản.

Vào thời điểm đó, những con robot vẫn đang trong giai đoạn phát triển ban đầu, chúng rất to lớn và nặng nề, chỉ có thể hoàn thành những công việc rất đơn giản và các chỉ số của chúng chưa thuần thục.

Tuy nhiên, trong bối cảnh vô cùng thiếu hụt nhân lực ở Nhật Bản, robot đã nhanh chóng bước vào giai đoạn thực tế, từ lĩnh vực sản xuất ô tô và nhanh chóng mở rộng sang máy móc, điện tử và các các ngành sản xuất.

Đồng thời, Nhật Bản không dừng lại ở việc giới thiệu công nghệ, họ đã đầu tư rất nhiều vào nghiên cứu và phát triển công nghệ, không chỉ thành lập hiệp hội robot quốc gia đầu tiên trên thế giới mà còn phát triển robot hàn hồ quang đầu tiên trên thế giới và rô bốt điều khiển bằng động cơ đầu tiên, v.v.

Năm 1980, robot công nghiệp của Kawasaki Heavy Industries được đưa vào dây chuyền sản xuất ô tô.
Năm 1980, robot công nghiệp của Kawasaki Heavy Industries được đưa vào dây chuyền sản xuất ô tô.

Với một loạt các đợt cắt giảm thuế, trợ cấp và khoản vay ưu đãi, robot công nghiệp Nhật Bản đã mở ra làn sóng phát triển mạnh mẽ đầu tiên. Năm 1970, sản lượng hàng năm của robot công nghiệp Nhật Bản là khoảng 1.350 đơn vị, đến năm 1980 đã tăng lên 19.843 đơn vị, với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm hơn 30%.

Dưới làn sóng “quốc gia dựa trên công nghệ”, xã hội Nhật Bản ráo riết tiếp thu công nghệ robot, một số lượng lớn công ty robot công nghiệp như Kawasaki Heavy Industries, Yaskawa Mechatronics, FANUC đã vươn lên và nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường Nhật Bản.

Kể từ đó, ngành công nghiệp robot Nhật Bản đã hoàn toàn thoát khỏi hạn chế "nhập khẩu công nghệ", và ngành công nghiệp này đã mở ra một 20 năm tăng trưởng bùng nổ vàng son.

Năm 1982, số lượng robot ở Nhật Bản đã vượt mốc 100.000, và vượt xa nơi sản sinh ra robot - Hoa Kỳ.

Sau những năm 1990, FANUC và Yaskawa Mechatronics đã nổi lên như những nhà sản xuất robot công nghiệp đẳng cấp thế giới. Với việc thị trường nội địa Nhật Bản đang trở nên bão hòa, các nhà sản xuất robot Nhật Bản đã bắt đầu thâm nhập mạnh mẽ vào thị trường nước ngoài dưới sự chỉ đạo tích cực của chính phủ.

Không bao lâu, các robot công nghiệp Nhật Bản với chất lượng cao và giá thành rẻ đã được khắp thế giới công nhận và đơn đặt hàng tăng vọt.

Năm 2012, xuất khẩu robot của Nhật Bản chiếm hơn 70% tổng doanh số bán hàng công nghiệp, và thị trường châu Á rộng lớn và đang phát triển đã trở thành khách hàng mua robot lớn nhất của Nhật Bản.

Sau năm 2000, Nhật Bản đã phát triển thành quốc gia có nhiều robot lớn nhất thế giới, không chỉ giữ vững vị trí dẫn đầu về sản xuất và kinh doanh robot mà còn kiểm soát các thành phần cốt lõi thượng nguồn.

3. Con đường bắt kịp và vượt qua của Trung Quốc

Với sự trỗi dậy liên tục của nền kinh tế Trung Quốc, tình hình thương mại Trung - Mỹ xấu đi, tỷ lệ sinh trong nước giảm, cổ tức nhân khẩu học dần biến mất, và chi phí lao động của các doanh nghiệp tiếp tục tăng ... Mọi thứ rất giống với thị trường Nhật Bản trong quá khứ.

Trên thực tế, Trung Quốc đang phải đối mặt với thời kỳ nhu cầu về robot công nghiệp tăng cao tương tự như Nhật Bản vào những năm 1980.

Kể từ năm 2013, Trung Quốc đã là thị trường lớn nhất thế giới về robot công nghiệp. Năm 2016, tổng số lượng robot được lắp đặt ở Trung Quốc đã đạt con số đáng kinh ngạc trên thế giới, với tốc độ phát triển chưa từng có.

Tuy nhiên, năng lực chế tạo robot công nghiệp của Trung Quốc chưa thực sự phát triển, không chỉ “kẹt” ở công nghệ cốt lõi và các thành phần, thị trường robot cao cấp gần như sụp đổ hoàn toàn. Lý do đằng sau điều này cũng quay trở lại 40 năm trước.

Năm 1977, khi xã hội Nhật Bản đang tích cực đón nhận robot, Trung Quốc vẫn chưa thực hiện bước đầu tiên trong việc thăm dò công nghiệp.

"Cha đẻ của robot Trung Quốc" -Jiang Xinsong
"Cha đẻ của robot Trung Quốc" -Jiang Xinsong

Năm 1977, nhiều quốc gia đã đầu tư mạnh mẽ vào ngành công nghiệp chế tạo robot. Dựa trên kinh nghiệm nhiều năm nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Đông Bắc, giáo sư Jiang Xinsong nhận định sâu sắc rằng robot chắc chắn sẽ trở thành biểu tượng của sức mạnh khoa học và công nghệ quốc gia và trình độ công nghiệp.

Tuy nhiên, một thập kỷ rơi vào hỗn loạn của Cách mạng Văn hóa Trung Quốc đã làm tổn hại rất nhiều đến sức sống của cộng đồng khoa học và công nghệ Trung Quốc.

Mãi đến năm 1985, dưới sự dẫn dắt của Jiang Xinsong, Trung Quốc mới sản xuất được robot dưới nước đầu tiên có thể hoạt động bình thường - "Hairen One".

Sau tám năm gian khổ, thành công của "Hairen One" không chỉ đánh dấu một giai đoạn mới trong nghiên cứu của ngành công nghiệp chế tạo robot của Trung Quốc, mà còn truyền cảm hứng lớn cho các nhà khoa học khác.

Ngành công nghiệp robot công nghiệp của Trung Quốc ngày nay đã trải qua 40 năm, tuy đã có những bước phát triển đột phá trên một số lĩnh vực nhưng sự phát triển chung vẫn luôn ở thế tụt lùi.

So với Nhật Bản những năm 1980, Trung Quốc có rất nhiều điểm tương đồng: chịu áp lực từ Hoa Kỳ, dân số già, chi phí lao động tăng, nhu cầu công nghiệp tăng, phụ thuộc lâu dài vào du nhập công nghệ ...

Điểm khác biệt là không gian thị trường rộng lớn của Trung Quốc đã mang lại cho các nhà sản xuất robot trong nước nhiều cơ hội phát triển hơn.

Dưới làn sóng "dùng hàng nội địa" cùng với nhu cầu thị trường được tạo ra bởi các ngành công nghiệp mới nổi như xe năng lượng mới, chip bán dẫn và điện tử công nghệ cao, nhu cầu robot công nghiệp của Trung Quốc ngày càng tăng mạnh và năng lực tự sản xuất được đưa lên mục tiêu quan trọng hàng đầu.