Tương lai đi vệ sinh sẽ không cần dội nước?

VietTimes -- Nhằm phục vụ trước mắt cho các nơi thiếu nước trầm trọng như Châu Phi, các vùng sa mạc... các nhà nghiên cứu khoa học tại Đại học CranField đã sáng tạo ra một loại bồn cầu không phải dội nước sau khi đi vệ sinh
Bồn cầu màng nano (Nano Membrane Toilet)
Bồn cầu màng nano (Nano Membrane Toilet)
Video mô tả hoạt động của bồn cầu không dùng nước. Nguồn Tinhte.vn
Bồn cầu màng nano (Nano Membrane Toilet) là một sản phẩm được các nhà nghiên cứu tại Đại học Cranfield, Anh quốc đã chế tạo nhằm giúp hàng tỷ người tại các vùng khô hạn như Châu Phi có thể chống chọi với hạn hán.
Chiếc bồn cầu này có ưu điểm giá rẻ, dễ bảo trì và đáp ứng được yếu tố "xanh" khi không cần sử dụng nước và có thể chuyển đổi chất thải thành điện và nước sạch. 
Dự kiến, chiếc bồn cầu này sẽ được triển khai thí điểm tại Gha - na, và các nhà nghiên cứu hi vọng có thể giúp đỡ 2,3 tỉ người trên thế giới phải sống dưới tình trạng không có bồn cầu an toàn, hợp vệ sinh.
Tương lai đi vệ sinh sẽ không cần dội nước? ảnh 1
Cụ thể, bồn cầu này sẽ ứng dụng công nghệ nano, phân tách các chất thải sau khi đi vệ sinh thành 2 dạng: chất thải rắn và chất thải lỏng.
Đối với chất thải rắn, bồn cầu sẽ tiến hành xử lý sơ bộ, sau đó đưa vào lò nung, thiêu thành tro. Người sử dụng có thể đem tro này đi đổ mỗi tuần 1 lần.
Đối với các chất thải lỏng, sẽ qua các màng lọc nano để xử lý. Nước tại đầu ra sạch đến nỗi có thể sử dụng để uống.