TS. Nguyễn Ngọc Chu: “Cần luật hóa và cụ thể hóa công cuộc phòng chống tham nhũng”

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes –  Sáng 4/10/2021, Hội nghị lần thứ tư BCH Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại thủ đô Hà Nội. Vấn đề xây dựng chỉnh đốn Đảng, phòng chống tham nhũng, tiêu cực được nêu lên đậm nét
Sáng 4/10/2021, Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại thủ đô Hà Nội. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì, phát biểu khai mạc hội nghị (Ảnh: TTXVN)
Sáng 4/10/2021, Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại thủ đô Hà Nội. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì, phát biểu khai mạc hội nghị (Ảnh: TTXVN)

Lời Tòa soạn: Ngày 5/8/2021, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng (BCĐ TƯ PCTN)) đã họp Phiên thứ 20, đánh giá tình hình, kết quả công tác 6 tháng đầu năm, xác định nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm và xem xét quyết định một số vấn đề quan trọng khác thuộc thẩm quyền của Ban Chỉ đạo.

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu, BCĐ TƯ PCTN phải chỉ đạo tất cả các cấp, ngành đồng bộ, không làm thay; phát huy sức mạnh toàn dân, toàn hệ thống chính trị, huy động được sức mạnh không chỉ của các cơ quan chức năng mà còn cả các đoàn thể quần chúng, Mặt trận và nhân dân.

Về sửa đổi, bổ sung chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của BCĐ TƯ PCTN, Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, cần xác định rõ nội hàm của công tác phòng, chống tiêu cực; trọng tâm là suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; giao cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo tiếp thu, hoàn thiện.

Quán triệt tinh thần chỉ đạo của Tổng bí thư, nhân dịp khai mạc Hội nghị Trung ương 4, VietTimes xin trân trọng gửi tới bạn đọc cuộc trò chuyện của nhà báo Xuân Ba với TS Nguyễn Ngọc Chu về vấn đề thời sự quan trọng này.

"Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam; xây dựng, chỉnh đốn Đảng luôn luôn là nhiệm vụ then chốt, đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa sống còn đối với Đảng ta, chế độ ta. Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ này."- TBT Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại phiên khai mạc Hội nghị TƯ 4.

"Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam; xây dựng, chỉnh đốn Đảng luôn luôn là nhiệm vụ then chốt, đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa sống còn đối với Đảng ta, chế độ ta. Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ này."- TBT Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại phiên khai mạc Hội nghị TƯ 4.

Nhà báo Xuân Ba: Thưa TS, một chức năng quan trọng vừa được bổ sung cho Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống tham nhũng (BCĐ TƯ PCTN) là phải chống tiêu cực. Xin Tiến sĩ nói rõ hơn ranh giới giữa tham nhũng và tiêu cực?

-TS Nguyễn Ngọc Chu: ‘Tiêu cực’ là một khái niệm chung, vô cùng rộng lớn – đến mức không có biên giới. ‘Tiêu cực’ đối lập với ‘tích cực’, tương tự như ‘âm’ đối lập với ‘dương’ vậy!

Khi sử dụng hai từ ‘tiêu cực’ chúng ta phải gắn với một đối tượng cụ thể, một hành động cụ thể, một hiện tượng cụ thể, một trường hợp cụ thể, một lĩnh vực cụ thể… - nghĩa là phải giới hạn phạm vi cho hai từ ‘tiêu cực’. Ngay cả khi khi sử dụng hai từ ‘tiêu cực’ cho một lĩnh vực cụ thể, thì nó cũng có thể rất rộng lớn.

Chẳng hạn như: ‘tiêu cực’ trong lĩnh vực phân phối hàng tiêu dùng, tiêu cực trong lĩnh vực phân phối dược phẩm, ‘tiêu cực’ trong phân phối vaccine, ‘tiêu cực’ trong phân phối vaccine phòng chống Covid -19…

Cho nên, nếu bổ sung cho BCĐ TƯ PCTN thêm chức năng chống ‘tiêu cực’ thì chắc chắn sau đây các cơ quan chức năng sẽ phải cụ thể hóa nhiệm vụ phức tạp này.

Nên nhớ ‘tham nhũng’ là ‘tiêu cực’. Nhưng ‘tiêu cực’ gồm chứa vô vàn thành tố khác ngoài ‘tham nhũng’. Giao cho BCĐ TƯ PCTN chức năng chống ‘tiêu cực’ thì phải cụ thể hóa như tôi nói ở trên.

Trong khoa học, mỗi khái niệm đưa ra, để chặt chẽ, luôn kèm theo định nghĩa. Muốn giao nhiệm vụ chống ‘tiêu cực’ cho BCĐ TƯ PCTN thì cũng nên giới hạn phạm vi cụ thể.

Chẳng hạn giao cho BCĐ TƯ PCTN nhiệm vụ chống ‘tiêu cực’ trong việc bổ nhiệm cán bộ cấp bí thư tỉnh uỷ. Thì đây là điều hiểu được. ‘Tiêu cực’ trong lĩnh vực bổ nhiệm cán bộ cấp bí thư tỉnh uỷ cũng đã rất rộng và có thể liên quan đến tham nhũng.

Còn nói giao cho BCĐ TƯ PCTN nhiệm vụ chống ‘tiêu cực’ về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống – thì đây cũng là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn. Đòi hỏi cả xã hội, cả hệ thống chính trị phải vào cuộc.

Vì vậy, các vấn đề, nhiệm vụ đưa ra phải rất khoa học, biện chứng, cụ thể, rõ ràng trong giao nhiệm vụ cho bất cứ ai. Phải tránh cách viết không rõ nghĩa - nhiều lúc đưa đến những suy diễn bất lợi. Có những văn bản vừa ban ra đã phải thu hồi là những minh chứng cụ thể.

TS. Nguyễn Ngọc Chu: "Tham nhũng không chỉ đe dọa sự tồn vong của Đảng mà tham nhũng còn cản trở bước tiến của dân tộc, làm suy yếu khả năng bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, đó mới là điều nguy hại đáng lo lắng hơn. Phải tập trung chống tham nhũng. Chống tham nhũng chính là chống ‘tiêu cực’"

TS. Nguyễn Ngọc Chu: "Tham nhũng không chỉ đe dọa sự tồn vong của Đảng mà tham nhũng còn cản trở bước tiến của dân tộc, làm suy yếu khả năng bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, đó mới là điều nguy hại đáng lo lắng hơn. Phải tập trung chống tham nhũng. Chống tham nhũng chính là chống ‘tiêu cực’"

Như các nghị quyết và các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước liên tục chỉ rõ và nhấn mạnh, tham nhũng là một trong những nguy cơ đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ. Dân mình đã quen với cụm từ chống tiêu cực. Bây giờ thêm khái niệm cùng chức năng ấy thì phải có cách làm biện pháp gì mới cho hiệu quả?

-Như trên đã đề cập, chống ‘tiêu cực’ chung chung thì phải cả xã hội, cả nhà nước cùng làm. BCĐ TƯ PCTN chỉ có thể chống ‘tiêu cực’ trong những trường hợp cụ thể với phạm vi giới hạn.

Cho nên phải chỉ ra trường hợp cụ thể nào, phạm vi giới hạn nào - được giao cho BCĐ TƯ PCTN phải chống ‘tiêu cực’ - thì mới đề xuất được biện pháp cụ thể. Không có biện pháp nào cho chống ‘tiêu cực’ chung chung cả.

Tham nhũng không chỉ đe dọa sự tồn vong của Đảng mà tham nhũng còn cản trở bước tiến của dân tộc, làm suy yếu khả năng bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, đó mới là điều nguy hại đáng lo lắng hơn. Phải tập trung chống tham nhũng. Chống tham nhũng chính là chống ‘tiêu cực’.

Thưa TS, liệu có phải sửa đổi, bổ sung chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn (XB nhấn mạnh) của BCĐ TƯ PCTN để chỉ đạo phòng, chống cả tham nhũng và tiêu cực, đúng theo tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không?

-Pháp luật mới là “vũ khí’ cảnh báo, hạn chế và tiêu diệt tham nhũng. BCĐ TƯ PCTN muốn phòng chống tham nhũng thì cũng phải dựa vào luật. Muốn cho BCĐ TƯ PCTN các quyền hạn mới thì phải luật hoá trước. Cho nên phải sửa đổi hay ban mới các đạo luật về phòng chống tham nhũng mới là điều quyết định đầu tiên.

Thứ hai, là con người. Ai là người đứng đầu BCĐ TƯ PCTN? Điều này cũng rất quan trọng.

Thứ ba là quyền hạn của BCĐ TƯ PCTN phải độc lập và luật hoá. Nếu BCĐ TƯ PCTN không độc lập, quyền hạn không được luật hoá, thì hiệu quả chống tham nhũng chắc chắn không cao.

Đây là vấn đề mà chúng ta cần bàn thảo tiếp.

Chống tham nhũng là nhiệm vụ rất nặng nề. Vì tình trạng tham nhũng đã được khẳng định là ở mức quốc nạn. Công cuộc PCTN ở nước ta thời gian qua đã đạt được những kết quả ban đầu hết sức quan trọng, nhưng như đồng chí Tổng bí thư đã nhấn mạnh cần phải tiếp tục đẩy mạnh công cuộc PCTN hơn nữa trong thời gian tới.

Để công cuộc PCTN ở nước ta đạt hiệu quả cao, theo tôi, cần phải thành lập Ủy ban PCTN, thậm chí là “Bộ PCTN”- về vấn đề này chúng ta sẽ đề cập ở một dịp khác.

Tuy nhiên bản chất của vấn đề vẫn là phải đi đến gốc rễ của sự việc. Phải hỏi “tham nhũng sinh ra từ đâu”? Diệt nguồn sinh ra tham nhũng mới là giải quyết vấn đề gốc. Còn diệt tham nhũng sau khi tham nhũng sinh ra là mới giải quyết được vấn đề ngọn.

Cổ nhân có câu "nhất pháp luật, nhất tệ sinh". Vậy nên BCĐ TƯ PCTN cần sáng suốt mau lẹ để đối phó với thứ bạch tuộc tham nhũng tiêu cực hữu hình lẫn vô hình.

5 năm qua có trên 87.000 đảng viên bị xử lý kỷ luật, trong đó có trên 46.000 đảng viên bị xử lý kỷ luật do liên quan đến suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.

5 năm qua có trên 87.000 đảng viên bị xử lý kỷ luật, trong đó có trên 46.000 đảng viên bị xử lý kỷ luật do liên quan đến suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.

5 năm qua có trên 87.000 đảng viên bị xử lý kỷ luật, trong đó có trên 46.000 đảng viên bị xử lý kỷ luật do liên quan đến suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Thưa TS, cái dạng cán bộ khốn nạn ấy là tham nhũng hay tiêu cực?

- 46. 000 người mà nhà báo đề cập thì phải xem theo pháp luật họ bị kết án vì tội gì, cho từng trường hợp cụ thể. Tuyệt đại bộ phận trong số họ là tham nhũng. Tham nhũng tiền bạc, tham nhũng quyền lực. Có thể lấy hàng loạt cán bộ cấp cao như như Đinh La Thăng, Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn, Tất Thành Cang… ra làm minh chứng.

Hành động ‘tham nhũng’ là ‘tiêu cực’. Nhưng ‘tiêu cực’ không đồng nhất với tham nhũng.

Tiêu cực có lẽ thể hiện dưới muôn hình vạn trạng. Cán bộ nếu tiêu cực, được hiểu là những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, suy thoái về đạo đức lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa", "lợi ích nhóm". Thưa TS, những biểu hiện này có vẻ như vô hình bởi chưa hoặc không có chứng cớ rõ ràng. Còn tham những thì hầu hết rõ ràng, rành rành chứng cớ và bằng chứng tương thích với hình luật. Vậy sẽ xử lý và chống tiêu cực như thế nào?

-Như đã đề cập ở trên, nói chống ‘tiêu cực’ mà không giới hạn phạm vi cụ thể là không được. Đặt nhiệm vụ chống ‘tiêu cực’ chung chung, hay trong lĩnh vực quá rộng lớn là không làm được.

“Suy thoái về tư tưởng chính trị, suy thoái về đạo đức lối sống”, "tự diễn biến", "tựchuyển hóa" là các khái niệm rất rộng. Chúng cần có định nghĩa kèm theo. Còn khái niệm "Tự diễn biến", "tự chuyển hóa" mà các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta nói đến bao hàm nghĩa xấu theo dạng “thoái hóa”, “biến chất”.

Và nữa, phải hết sức tỉnh táo và nhân văn. Nhiều khi"Tự diễn biến", "tự chuyển hóa" được hiểu như sự phù hợp với quy luật của tự nhiên, với tiến bộ nhân loại.

Khái niệm tiêu cực có lẽ khá phong phú. Trong gia đình, những người thân (chỉ là mới trong suy nghĩ thôi) đã thi thoảng có câu với nhau đại loại “Bố (hoặc) mẹ, anh hay em, chú hoặc bác… “nghĩ thế là tiêu cực quá”! vv… Là cách nói hay dân mình lạm dụng khái niệm? Vậy phải chống hoặc điều chỉnh bằng cách nào?

-Xin nhắc lại khái niệm ‘tiêu cực’ đối lập với ‘tích cực’, tương tự như ‘âm’ đối lập với ‘dương’, đều là không giới hạn. Trong đời sống, con người vẫn thường xuyên sử dụng hai từ ‘tiêu cực’, mà không phải lạm dụng, vì họ đối mặt với hành vi ‘tiêu cực’ đích thực.

“Nghĩ thế là tiêu cực quá” - là chỉ một suy nghĩ cụ thể, chứ không phải là nói chung, nên không thể nói đó là lạm dụng. Không nên bắt người dân phải hành xử như một nhà ngôn ngữ học!

Còn giao cho BCĐ TƯ PCTN nhiệm vụ chống ‘tiêu cực’, như đã nói, cần cụ thể hóa nhiệm vụ. Giao cho BCĐ TƯ PCTN nhiệm vụ chống ‘tiêu cực’ về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống – thì lại càng cần phải cụ thể hóa hơn. Đây là nhiệm vụ của các cơ quan, ban ngành chức năng.

Sự khác biệt quan trọng giữa hành động cụ thể và “phong trào” nằm ở giải pháp cụ thể, không nói chung chung, không hô hào chung chung.

Xin cám ơn Tiến sĩ!