Truyền thông Mỹ cho rằng Nga không đúng khi nhận xét về F-22 Raptor

VietTimes -- Ngày 09.11.2018, Các kỹ sư thiết kế máy bay tiêm kích chiến đấu thế hệ thứ 5 Sukhoi Su-57, có cả giám đốc Văn phòng thiết kế Sukhoi Mikhail Strelets, cho rằng chiếc F-22 Raptor của Mỹ không thể sử dụng để tấn công mặt đối mặt và yểm trợ hỏa lực bộ binh trong chiến đấu.
Lắp bom cho máy bay tiêm kích tàng hình F-22 Raptor. Ảnh Defence.Blog
Lắp bom cho máy bay tiêm kích tàng hình F-22 Raptor. Ảnh Defence.Blog

Theo các chuyên gia Nga, đang phát triển máy bay tiêm kích đa năng Su-57: máy bay tiêm kích tàng hình thế hệ 5 F-22 do Mỹ sản xuất không có khả năng thực hiện nhiệm vụ tiêu diệt các mục tiêu mặt đất. Tiêm kích Raptor của Mỹ chỉ tập trung vào các nhiệm vụ cụ thể là chiến đấu đối kháng trên không.

“Chiếc F-22 khởi điểm ban đầu được phát triển như một tiêm kích giành ưu thế trên không. Nhưng người Mỹ nhận ra sai lầm cơ bản là khi thiết kế máy bay, tiêm kích tàng hình chỉ mang tên lửa không đối không, các kỹ sư đã cố gắng chế tạo những loại vũ khí không đối đất và biển theo cấu hình hiện tại của các khoang chứa bom đạn.

Nhưng cấu hình của các khoang vũ khí không cho phép đặt các loại đầu đạn lớn,” Giám đốc Cơ quan Thiết kế Sukhoi Mikhail Strelets phát biểu trong một buổi truyền hinh trực tiếp của Kênh Zvezda vào thứ Sáu.

Máy bay tiêm kích tàng hình Sukhoi Su-57 thế hệ 5 của Nga kết hợp các chức năng chiến đấu của tiêm kích tàng hình F-22 và F-35 nhưng phát triển những tính năng này vượt trội hơn các máy bay Mỹ, nhà thiết kế chính, kỹ sư thiết kế Mikhail Strelets cho biết.

Giám đốc văn phòng thiết kế Su-57 phát biểu về máy bay tiêm kích tàng hình F-22 Raptor và F-35. Video TV Zvezda

Defence.Blog cho biết không hiểu ông giám đốc Văn phòng Thiết kế Sukhoi khi đưa ra phát biểu này có ý nghĩa gì, chiếc F-22 Raptor được thiết kế chủ yếu là máy bay tiêm kích đường không, nhưng cũng có thể tiến hành các cuộc tấn công mục tiêu mặt đất, tác chiến điện tử và khả năng trinh sát các tín hiệu đường không.

Trong nhiệm vụ tiến công mặt đất, tiêm kích tàng hình F-22 có thể mang theo 2 quả bom GBU-32 Joint Direct Attack Munitions (JDAM) 1.000 pound (450 kg) được dẫn đường chính xác bằng hệ thống định vị toàn cầu GPS hoặc 8 quả bom hạng nhỏ GB GB-39 Small Diameter Bombs, hai tên lửa không đối mặt AIM-120C và hai tên lửa AIM-9 trong khoang vũ khí.

Trên tiêm kích tàng hình F-22 có thể được lắp đặt bốn giá treo pylon dưới cánh để mang vũ khí, mỗi giá có thể mang đến 5.000 lb (2.270 kg). Nhưng nếu lắp các điểm treo cứng bên ngoài sẽ làm mất khả năng tàng hình của máy bay chiến đấu. Bản thân giá treo vũ khí được thiết kế làm giảm tối đa tác động tiêu cực đến hiệu năng chiến đấu của máy bay.

Trong tình huống cần thiết, để đảm bảo khả năng cơ động và tàng hình, phi công sẽ loại bỏ các giá treo bên ngoài, cùng với các thùng và đường ray phóng tên lửa. Giá treo có trục ren xoay phía sau, vì vậy khi các giá treo vũ khí bị loại bỏ, điểm đính với cánh máy bay phía trước được đầu tiên, giá treo vũ khí xoay quay trục, trục xoay phía sau được nhả ra. Hoạt động này cho phép giá treo vũ khí, cùng với thùng container hoặc đường ray phóng tên lửa bay ra khỏi máy bay khi giá treo vũ khí rơi vào dòng khí chạy dọc theo thân.

Chiếc F-22 cũng hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu tấn công mặt đất đầu tiên vào năm 2014. Nhiệm vụ được giao là tấn công phá hủy một tòa nhà chỉ huy và kiểm soát, điều hành tác chiến của IS ở Syria. Theo thông tin từ Bộ tư lệnh Liên minh quân sự ở Syria, nhiệm vụ thực hiện thành công.

Trang Aviationist công bố hình ảnh 1 trong 12 chiếc máy bay tiêm kích tàng hình F- 22 thuộc không đoàn FS 95 tại căn cứ không quân Tyndall, Florida, với 15 ký hiệu sử dụng bom.

Dấu hiệu sử dụng bom (trên thân máy bay serialled AF05-086) là các loại bom nhỏ GBU-32, bom lớn JDAM (Joint Direct Attack Munitions) 1000 lb (450 kg).

Trên thực tế, giám đốc văn phòng thiết kế Sukhoi Mikhail Strelets đã phát biểu khác chính xác do thời điểm ban đầu, các máy bay F-22 được thiết kế theo kinh nghiệm chiến trường Việt Nam, sử dụng công nghệ tàng hình để đột phá tiêu diệt các máy bay của Liên Xô và các nước XHCN khác, mở đường cho máy bay ném bom chiến lược tàng hình B-2 đột kích vào không phận quốc gia này và ném bom hủy diệt.

Các máy bay tiêm kích tàng hình F-35 cũng được thiết kế để tiêu diệt máy bay tiêm kích đối phương, trong trường hợp cần thiết có thể sử dụng bom nhỏ để phá hủy các trạm radar hoặc hệ thống tên lửa phòng không đối với các nước yếu. Để yểm trợ một cuộc tấn công mặt đất, không quân Mỹ có rất nhiều loại máy bay khác mà chủ lực là F-15, F-16, B-52 và B-1. Cuộc chiến vũ khí thông thường giữa Nga và Mỹ nếu diễn ra cũng không cần đến F-22 do sự ảnh hưởng của nhiều vũ khí chiến lược tầm xa khác.

Nhưng tình hình chiến trường có nhiều thay đổi, các máy bay Mỹ không phải chống những nước có hệ thống phòng không tương đương Việt Nam mà tấn công các mục tiêu quân sự trong các quốc gia không có hệ thống phòng không hoặc hệ thống đó hầu như tê liệt như Syria.

Nhưng riêng Su-57 có thể chiến đấu trong đội hình các máy bay khác hoặc tác chiến độc lập, tấn công hiệu quả các mục tiêu mặt đất với số lượng vũ khí lớn hơn trong khoang thân máy bay. 

Các loại vũ khí trang bị trong khoang vũ khí F-22 Raptor. Ảnh Defence. Blog
 Các loại vũ khí trang bị trong khoang vũ khí F-22 Raptor. Ảnh Defence. Blog
Các loại vũ khí trang bị cho F-22 và dấu hiệu cho thấy F-22 sử dụng 2 loại bom theo trang bị. Ảnh Defence.Blog
 Các loại vũ khí trang bị cho F-22 và dấu hiệu cho thấy F-22 sử dụng 2 loại bom theo trang bị. Ảnh Defence.Blog