Truyền hình Hồng Kông: Trung Quốc đã sẵn sàng hành động ở Biển Đông

VietTimes -- Chuyên gia Trịnh Hạo cho rằng, Trung Quốc đã chuẩn bị đầy đủ về ngoại giao, tư pháp và quân sự, đã sẵn sàng đánh thắng một cuộc "chiến tranh nhân dân trên biển" và "Trung Quốc không sợ chiến tranh".
Từ ngày 5 - 11/7/2016, 3 hạm đội lớn Hải quân Trung Quốc tổ chức tập trận bất hợp pháp ở vùng biển phía đông đảo Hải Nam và vùng biển quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Trong hình là tàu khu trục Quảng Châu, Hạm đội Nam Hải bắn tên lửa phòng không. Ảnh: Sina
Từ ngày 5 - 11/7/2016, 3 hạm đội lớn Hải quân Trung Quốc tổ chức tập trận bất hợp pháp ở vùng biển phía đông đảo Hải Nam và vùng biển quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Trong hình là tàu khu trục Quảng Châu, Hạm đội Nam Hải bắn tên lửa phòng không. Ảnh: Sina

Đài truyền hình vệ tinh Phượng Hoàng, Hồng Kông ngày 4/8 đăng bài viết với tiêu đề kích động, đầy hăm dọa "Gặp địch phải tuốt kiếm! Trung Quốc đã làm tốt chuẩn bị mọi mặt để ứng phó tình hình Biển Đông". Bài viết đã phỏng vấn bình luận viên thời sự Trịnh Hạo của đài này.

Trịnh Hạo  nhấn mạnh cho rằng Trung Quốc về cơ bản đã chuẩn bị chu đáo về cả ngoại giao, tư pháp và quân sự, đều đã có các hành động mới về cái gọi là "bảo vệ chủ quyền". Hơn nữa, không chỉ có phía quân đội tỏ thái độ, mà Chủ tịch nước cũng tỏ thái độ.

Trịnh Hạo cho rằng Trung Quốc là một “nước lớn về biển”. Tốc độ phát triển (hết sức nhanh chóng) của Hải quân Trung Quốc gần đây được bắt đầu từ 20 năm trước, sự phát triển này được chia thành các giai đoạn, từ biển gần đến biển xa. 

Bất kể về “phần cứng” hay “phần mềm”, việc xây dựng của Hải quân Trung Quốc đều đã có sự “tiến triển rất dài”, bao gồm đã sở hữu tàu sân bay Liêu Ninh dùng cho thử nghiệm, có 2 - 3 tàu sân bay đang chế tạo hoặc có kế hoạch chế tạo. Như vậy, Trung Quốc đang thúc đẩy thực chất tăng cường sức mạnh trên biển.

Tàu sân bay Liêu Ninh của quân đội Trung Quốc.
Tàu sân bay Liêu Ninh của quân đội Trung Quốc.

Các hoạt động tập trận trên biển đặc biệt diễn ra thường xuyên. Trong thời gian gần đây, các cuộc tập trận trên biển của Trung Quốc đã nhiều hơn nhiều so với các cuộc tập trận trên đất liền.

Đương nhiên là còn thiếu con số thống kê cụ thể. Song, cho dù trên đài truyền hình trung ương (CCTV) hay trên các phương tiện truyền thông khác của Trung Quốc đã đưa tin không dưới mười mấy cuộc tập trận lớn nhỏ, trong đó có diễn tập bắn pháo ở bờ biển. Những cuộc tập trận này diễn ra với số lượng nhiều.

Hơn nữa, gần đây, có tờ báo tiết lộ, có tới 14 người được thăng quân hàm Thiếu tướng và Trung tướng, trong đó có những chỉ huy chủ yếu của 3 hạm đội lớn Hải quân Trung Quốc.

Từ ngày 19 - 21/7/2016, một sư đoàn không quân Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc tiến hành tập trận bắn đạn thật trên Biển Đông. Ảnh: CCTV Trung Quốc.
Từ ngày 19 - 21/7/2016, một sư đoàn không quân Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc tiến hành tập trận bắn đạn thật trên Biển Đông. Ảnh: CCTV Trung Quốc.

Điều này cho thấy Chính phủ Trung Quốc thực sự rất coi trọng cái gọi là "đấu tranh trên biển, bảo vệ quyền lợi biển", bởi vì đây là "cánh cửa lớn" của một nước. Đường biển nếu bị mở ra thì đối phương bên ngoài sẽ dễ dàng xâm phạm vào đất liền.

Ở góc độ quân sự, tấn công tầm xa cũng có thể tấn công lãnh thổ của đối phương. Nhưng, nếu một nước muốn phát động chiến tranh với một nước khác, tấn công từ hướng biển là một việc tương đối dễ dàng.

Vì vậy, Trung Quốc đã tăng cường mức độ trang bị, diễn tập, xây dựng hải quân, nghiên cứu phát triển sức chiến đấu hải quân, bao gồm xây dựng mở rộng (bất hợp pháp) các đảo đá ở Biển Đông (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam).

Khi hội đàm với Đô đốc John Richardson, Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ gần đây, Đô đốc Ngô Thắng Lợi, Tư lệnh Hải quân Trung Quốc ngang nhiên nói rằng Trung Quốc "không sợ sức ép từ bên ngoài. Việc xây dựng đảo đá (bất hợp pháp) của Trung Quốc sẽ tiến hành tùy thuộc vào mức độ mối đe dọa. Bất cứ nước nào muốn ngăn chặn Trung Quốc xây dựng đảo đá đều phí công vô ích".

Máy bay ném bom H-6K xâm nhập vùng trời bãi cạn Scarborough. Ảnh: Đa Chiều
Máy bay ném bom H-6K xâm nhập vùng trời bãi cạn Scarborough. Ảnh: Đa Chiều

Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố như vậy cho thấy Trung Quốc "sẽ không sợ Mỹ can thiệp Biển Đông hoặc điều tàu sân bay, hoặc lôi kéo các nước khác đến Biển Đông tiến hành đe dọa".

Trung Quốc sẽ cố tình thúc đẩy xây dựng bất hợp pháp các công trình quân sự ở các đảo đá trên Biển Đông với lý do "phòng thủ", trong đó có lắp đặt hệ thống tên lửa.

Bình luận viên Trịnh Hạo cho rằng tất cả những điều này cho thấy "để đánh thắng một cuộc chiến tranh nhân dân trên biển, Trung Quốc đã làm tốt chuẩn bị đầy đủ".

Theo Trịnh Hạo, Trung Quốc biết mối đe dọa trên biển ngày càng trầm trọng hơn, Trung Quốc cũng đã "có quyết tâm, có khả năng, đã làm tốt đầy đủ việc đánh trận".

Còn việc đánh thắng hay không, đánh ở mức độ nào, đánh lớn hay đánh nhỏ, đánh dài hay đánh ngắn sẽ do các chuyên gia quân sự giải đáp.

Nhìn vào thông tin trên truyền thông, Quân đội Trung Quốc đã có nhiều hành động chuẩn bị, bao gồm các tàu chiến, máy bay chiến đấu không ngừng tiến hành tập trận bắn đạn thật. Hải quân Trung Quốc cũng đã tham gia tập trận Vành đai Thái Bình Dương-2016.

Từ ngày 5 - 11/7/2016, 3 hạm đội lớn của Hải quân Trung Quốc tổ chức tập trận bất hợp pháp ở vùng biển phía đông đảo Hải Nam và vùng biển quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. 4 Thượng tướng của Quân đội Trung Quốc đã đến hiện trường chỉ đạo trực tiếp cuộc tập trận. Ảnh: Sina Trung Quốc.
Từ ngày 5 - 11/7/2016, 3 hạm đội lớn của Hải quân Trung Quốc tổ chức tập trận bất hợp pháp ở vùng biển phía đông đảo Hải Nam và vùng biển quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. 4 Thượng tướng của Quân đội Trung Quốc đã đến hiện trường chỉ đạo trực tiếp cuộc tập trận. Ảnh: Sina Trung Quốc.

Trịnh Hạo cho rằng Trung Quốc mặc dù tuyên bố các cuộc tập trận trên biển của họ không nhằm vào ai, điều này không có nghĩa là không có đối tượng nhằm vào.

Bất kể cuộc tập trận nào cũng có đối tượng xác định, đều có mục đích cần đạt được. Vì vậy, các cuộc tập trận trên biển có đối tượng đối phó rất rõ ràng, chỉ có điều đối phương khi tìm hiểu những cuộc tập trận này có làm rõ được bản thân có là đối tượng trong đó hay không.

Người dẫn chương trình của Đài truyền hình vệ tinh Phượng Hoàng cũng phụ họa với Trịnh Hạo, cho rằng thực ra Trung Quốc đã thể hiện thái độ rất rõ ràng - mặc dù không muốn có chiến tranh, nhưng "nếu muốn đánh thì hoàn toàn không sợ chiến tranh". Trịnh Hạo cũng tỏ ra đồng ý với quan điểm này.