Trung Quốc hé lộ mẫu máy bay chiến đấu ấp ủ trong nhiều năm

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Những hình ảnh mới về máy bay chiến đấu J-15B trên tàu sân bay này cũng đã đã được một số nguồn tin Trung Quốc hé lộ.
Trung Quốc hé lộ mẫu máy bay chiến đấu ấp ủ trong nhiều năm (Ảnh: Military Watch Magazine)
Trung Quốc hé lộ mẫu máy bay chiến đấu ấp ủ trong nhiều năm (Ảnh: Military Watch Magazine)

Sau sự kiện hạ thủy tàu sân bay đầu tiên vào ngày 17/6, những hình ảnh mới về máy bay chiến đấu J-15B trên tàu sân bay này cũng đã đã được một số nguồn tin Trung Quốc hé lộ. Những hình ảnh này đã khẳng định suy đoán từ lâu rằng Trung Quốc đang tạo ra một phiên bản máy bay chiến đấu dành cho hải quân trong gần một thập kỷ. Nhiều phiên bản hải quân của máy bay chiến đấu hạng nặng Su-27 Flanker đã được sản xuất tại Trung Quốc, đặc biệt là chiếc J-11B đã kết thúc sản xuất vào năm 2018, chiếc J-15 và J-16 sẽ trở thành máy bay chiến đấu chủ lực trên hai tàu sân bay của Trung Quốc. Tuy nhiên, J-11D ban đầu được kỳ vọng sẽ kế thừa J-11B trong quá trình sản xuất và là loại máy bay một chỗ ngồi tương tự được thiết kế cho không chiến nhưng có thiết kế phức tạp hơn nhiều so với chiếc Su-35 ‘Super Flanker’ của Nga.

Tàu sân bay Fujian của Trung Quốc (Ảnh: Military Watch Magazine)

Tàu sân bay Fujian của Trung Quốc (Ảnh: Military Watch Magazine)

J-11D được cho là sẽ thừa hưởng các công nghệ tiên tiến của ngành hàng không chiến đấu của Trung Quốc và có khả năng không đối không vượt trội so với tất cả các biến thể Flanker trước nó bao gồm cả J-16 và Su-35, bao gồm cả việc sử dụng nhiều hơn các vật liệu composite tiên tiến, giúp khung máy bay nhẹ hơn và bền hơn, sử dụng radar AESA tiên tiến hơn và tích hợp động cơ tạo lực đẩy ba chiều, lớp phủ tàng hình, cùng một số hệ thống điện tử tiên tiến nhất trên thế giới.

Động cơ AL-41 (động cơ sử dụng trên Su-35) được cho là sẽ được trang bị trên tiêm kích J-11D. Trong trường hợp J-16 được cho là đã vượt qua Su-35 về hầu hết các thông số, đặc biệt là cảm biến, thiết bị điện tử và vũ khí, thì việc sử dụng vật liệu tổng hợp cao cấp hơn, tiết diện radar thấp hơn, khả năng cơ động và độ bền cao hơn của J-11D được kỳ vọng sẽ mang lại lợi thế thậm chí hơn cả tiêm kích J-16.

Máy bay chiến đấu thế hệ 4 ++ - J-11D của Trung Quốc (Ảnh: Military Watch Magazine)
Máy bay chiến đấu thế hệ 4 ++ - J-11D của Trung Quốc (Ảnh: Military Watch Magazine)

J-11D được cho là đã bị hủy bỏ sau khi J-11B kết thúc sản xuất mà không cần thay thế, mặc dù một số trong số hơn 200 khung máy bay J-11B / BS đang phục vụ kể từ đó đã được hiện đại hóa theo tiêu chuẩn điện tử hàng không tương tự bao gồm tích hợp radar AESA dựa trên cơ sở của máy bay chiến đấu tàng hình J-20 cũng như khả năng tương thích với các loại vũ khí trang bị mới nhất. Những khả năng tiên tiến của J-20, một trong hai máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm trên thế giới được trang bị sức mạnh cấp phi đội để sản xuất ngày nay, được cho là nguyên nhân khiến Trung Quốc không cần thiết phải sản xuất thêm máy bay chiến đấu chiếm ưu thế trên bộ tiên tiến thứ hai. Tuy nhiên, thực tế là J-15B dường như là một phiên bản máy bay chiến đấu hải quân của J-11D. Điều này phản ánh độ hiệu quả của mẫu tiêm kích 11D, khi chúng được sử dụng làm cơ sở để phát triển các phiên bản ban đầu của máy bay chiến đấu J-15.

Với việc tàu chiến Fujian có thể chứa số số lượng máy bay chiến đấu gấp đôi so với tàu sân bay Liêu Ninh và Sơn Đông, có khả năng tiêm kích J-15B sẽ được sản xuất với số lượng lớn. J-15B dự kiến sẽ tham gia các nhiệm vụ cùng với máy bay chiến đấu thế hệ thứ FC-31 (phiên bản nhỏ hơn của J-20), cũng như các máy bay không người lái khác và máy bay phản lực tấn công điện tử J-15D. Liệu J-11D có được đưa vào sản xuất như một máy bay chiến đấu hải quân hay liệu J-15B có thể đi vào hoạt động trong các đơn vị hàng không hải quân trên mặt đất hay không vẫn còn là một ẩn số.

Theo Military Watch Magazine