Trung Quốc bí mật lập căn cứ quân sự ở Afghanistan, chặn khủng bố vào Tân Cương

VietTimes -- Ngày 29.08.2018, South China Morning Post, dẫn nguồn tin quốc phòng giấu tên cho biết: Trung Quốc đang xây dựng một trại huấn luyện quân sự trên hành lang Wakhan thuộc lãnh thổ Afghanistan.
Binh sĩ Trung Quốc huấn luyện. Ảnh minh họa South China Morning Post.
Binh sĩ Trung Quốc huấn luyện. Ảnh minh họa South China Morning Post.

Theo nguồn tin nguồn tin quốc phòng giấu tên, kế hoạch siêu bí mật này được tài trợ bởi Bắc Kinh, hỗ trợ quân đội Afghanistan gia tăng các kỹ năng “chống khủng bố”. Một số nguồn tin giấu tên khác trong cuộc phỏng vấn với South China Morning Post cho biết, khi doanh trại hoàn thành, quân đội Trung Quốc (PLA) có khả năng sẽ điều chuyển ít nhất một tiểu đoàn (500 người) đến hành lang Wakhan, hoàn toàn bị cô lập bởi các hẻm núi. "Sứ mệnh xây dựng căn cứ bắt đầu, Trung Quốc sẽ gửi ít nhất một tiểu đoàn, cùng vũ khí và trang thiết bị hiện đại, đóng quân ở đó và đào tạo cho binh sĩ quân đội đối tác Afghanistan ", nguồn tin quan chức quốc phòng giấu tên cho biết.

Hành lang Wakhan là một dải đất hẹp nằm trên một khắc nghiệt và hầu như không thể tiếp cận bằng đường bộ kéo dài khoảng 350 km (220 dặm) từ tỉnh Badakhshan phía bắc Afghanistan phía bắc tới vùng Tân Cương. Đây là khu vực quân đội Trung Quốc phải thực hiện nhiều cuộc trấn áp mạnh sự nổi dậy của các nhóm Uygur (Duy Ngô Nhĩ) trong những tháng gần đây.

Nếu thông tin này là đúng thì đây sẽ là doanh trại quân sự đầu tiên của Trung Quốc tại Afghanistan trong giai đoạn hiện nay. Đất nước này nổi tiếng là “nghĩa trang của đế quốc” rất khó khăn để chinh phục và duy trì quyền kiểm soát. Theo thông tin của tờ  South China Morning Post, Afghanistan ngày càng trở nên quan trọng đối với an ninh Trung Quốc, đồng thời cũng đáp ứng kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng và thương mại cho chiến lược “Vành đai và con đường” của chủ tịch Tập Cận Bình.

Nguồn tin quan chức quốc phòng Trung Quốc giấu tên lưu ý rằng, ngày hoàn thành căn cứ quân sự Trung Quốc chưa được xác định và doanh trại có vai trò hoàn toàn khác so với căn cứ quân sự viễn chinh đầu tiên của Bắc Kinh ở quốc gia Đông Phi Djibouti.

Theo các nguồn tin của South China Morning Post, căn cứ Afghanistan sẽ có một vai trò như một lá chắn chống khủng bố, do đặc điểm địa lý là trại huấn luyện quân sự nằm gần Tân Cương. Bắc Kinh khẳng định rằng Tân Cương là nguồn xuất phát chính của "ba sức mạnh" - chủ nghĩa ly khai, khủng bố và thánh chiến, đã tiến hành hàng loạt các cuộc tấn công đẫm máu trong những năm gần đây.

Năm 2017, Trung Quốc khai trương căn cứ quân sự đầu tiên ở Djibouti, theo Tân Hoa Xã "căn cứ hậu cần kỹ thuật cho các nhiệm vụ cung cấp", không phải là "tiền đồn quân sự, được xây dựng để tăng cường sự hiện diện của đất nước và đóng vai trò ngăn chặn trong khu vực".

"Căn cứ hậu cần kỹ thuật Djibouti không liên quan đến bất cứ cuộc chạy đua vũ trang địa chính trị hay mở rộng sự hiển diện quân sự, Trung Quốc không có ý định biến trung tâm hậu cần kỹ thuật thành tiền đồn quân sự", Tân Hoa Xã nhấn mạnh.

Tờ South China Morning Post trích dẫn hãng truyền thông Nga Ferghana News cho biết Bắc Kinh sẽ tài trợ cho một căn cứ quân sự mới trong địa phận tỉnh Badakhshan sau khi các bộ trưởng quốc phòng của hai nước đồng thuận về ý tưởng xây dựng một căn cứ quân sự năm 2017. Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc, ông Wu Qian, bác bỏ những thông tin này. "Nghi vấn về việc Trung Quốc đang xây dựng một căn cứ quân sự ở Afghanistan là vô căn cứ".

Sputnik dẫn nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Trung Quốc, khẳng định rằng những thông tin cho rằng xe quân sự Trung Quốc, được cho là Dongfeng EQ 2050 tham gia tuần tra chống khủng bố với quân đội Afghanistan trên lãnh thổ quốc gia này. Tờ Thời báo Quân sự vào năm 2016 đã đề cập đến một nhiệm vụ chung của Bắc Kinh với lực lượng an ninh chống khủng bố Afghanistan. Tờ Tin tức Wion của Ấn Độ công bố một số bức ảnh các xe cơ giới quân sự Trung Quốc, đang hiện diện ở vùng Little Pamir phía đông bắc Afghanistan.

South China Morning Post dẫn phát biểu của ông Ahmad Bilal Khalil, nhà binh luận quân sự của Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và khu vực trong thành phố Kabul, 02.2018 cho biết, Trung Quốc cung cấp hơn 70 triệu USD viện trợ quân sự cho Afghanistan trong 3 năm qua. Theo suy luận của ông, Bắc Kinh lo ngại những xung đột và dòng chảy của chủ nghĩa cực đoan vào nước láng giềng có thể đe dọa an ninh và lợi ích kinh tế ngày càng tăng trên toàn khu vực.

South China Morning Post, trích phát biểu của nhà phân tích quân sự Hong Kong, Song Zhongping đồng thời cũng là nhà bình luận quân sự truyền hình Phoenix cho biết: Một căn cứ quân sự sẽ mang lại lợi ích cho cả hai nước. "Với chức năng chính là doanh trại huấn luyện sẽ tăng cường sự hợp tác quân sự chống khủng bố giữa Bắc Kinh và Kabul, đồng thời cũng là lá chắn ngăn chặn những kẻ cực đoan xâm nhập vào Tân Cương".

Ông Song nhận xét rằng “Afghanistan rất yếu về chống khủng bố, chính quyền đang rất lúng túng về sự hồi sinh và phát triển của Taliban, nhưng Kabul không thể cải thiện được điều gì nếu không có sự trợ giúp tận tình của Mỹ, Trung Quốc và các cường quốc khác”.