Trung Quốc sắp hoàn thành hoạt động bồi đắp đảo nhân tạo tại biển Đông và sẽ bắt đầu xây dựng cơ sở hạ tầng quân sự và dân sự. Thông tin này của Bộ Ngoại giao Trung Quốc công bố trên phương tiện đại chúng Trung Quốc.
Tin tặc Trung Quốc đột nhập vào cơ sở dữ liệu cá nhân của Văn phòng Quản trị nhân sự ở Mỹ. Thông tin này được công bố trên trang đầu của các phương tiện truyền thông Mỹ.
Theo Sputnik, cả hai tin được đưa ra hai ngày sau chuyến thăm Mỹ của Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Phạm Trường Long.
Hoạt động quân sự của Trung Quốc ở vùng biển Đông và chiến tranh mạng là hai mâu thuẫn gay gắt trong quan hệ giữa Bắc Kinh và Washington. Tuy nhiên, còn phải nhắc nhở về các đợt thử nghiệm vũ khí chống vệ tinh và tên lửa siêu thanh của Trung Quốc mà Mỹ hầu như không thể đánh chặn.
Song, khác với dự kiến, trong thời gian chuyến thăm Mỹ của ông Phạm Trường Long, hai bên không đạt được thỏa thuận cụ thể nào về các vấn đề đó. Mục đích chính của chuyến thăm là giới thiệu một bước đột phá, bởi vì đây là lần đầu tiên sau khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lên nắm chính quyền vào mùa thu năm 2012, nhà lãnh đạo quân sự cấp cao nhất của Trung Quốc đến thăm Hoa Kỳ.
Một bước đột phá cũng là cần thiết bởi vì nhà lãnh đạo Trung Quốc sẽ thực hiện chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ vào tháng 9.
Chuyến thăm Mỹ của ông Phạm Trường Long là vô hiệu quả. Điều đó thấy được rõ sau tuyên bố hôm 16/6 của Bộ Ngoại giao Trung Quốc về việc xây dựng cơ sở hạ tầng quân sự ở vùng Biển Đông.
Mỹ coi vấn đề này là nguyên nhân chính gây căng thẳng trong khu vực, trước đây họ đã cảnh báo rằng, Mỹ có thể thực hiện hành động quân sự để đối phó với hoạt động của Trung Quốc ở vùng này.
Đồng thời, cả Bắc Kinh và Washington đều tuyên bố rằng, chuyến thăm của ông Phạm Trường Long rất thành công. Hai bên đều nhắc đến Hiệp định khung cơ chế đối thoại giao lưu và hợp tác Lục quân Trung - Mỹ, cũng như Bản ghi nhớ chung giữa Mỹ và Trung Quốc về các Quy tắc Ứng xử An toàn trong các vụ đụng độ trên biển và trên không.
Chuyên viên nghiên cứu cấp cao của Viện nghiên cứu Viễn Đông thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, ông Alexander Larin cho rằng "Các hiệp định này không tác động đến những mâu thuẫn giữa Mỹ và Trung Quốc, không có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển quan hệ giữa hai nước. Tất nhiên, ở đây phải nhắc đến hoạt động gián điệp không gian mạng, trên thực tế đây là cuộc chiến tranh mạng giữa Mỹ và Trung Quốc.
Cuộc chiến này cũng làm suy yếu mối quan hệ song phương trong lĩnh vực quân sự. Rõ ràng, mối quan hệ giữa hai nước sẽ tiếp tục phát triển theo xu hướng này - sẽ duy trì tình hình căng thẳng và cuộc đối đầu. Đồng thời, cả hai bên có thể thực hiện những hành động nhất định để duy trì sự hợp tác và các cuộc tiếp xúc, để không làm gia tăng cuộc đối đầu. Để mối quan hệ song phương không giảm xuống mức có thể gây nguy hiểm. Chuyến thăm Mỹ của nhà lãnh đạo quân sự Trung Quốc và các văn kiện ký kết ở đó đều phục vụ mục đích này".
Cuộc đối đầu Trung - Mỹ trong khu vực sẽ gia tăng. Các máy bay trinh sát của Mỹ sẽ bay thường xuyên tới khu vực này. Các máy bay do thám của Nhật Bản sẽ làm điều tương tự, và Washington khuyến khích hành động đó.
Theo: BizLive