Trong tương lai, máy bay Mỹ sẽ trở thành vô hình?

Các nhà khoa học Mỹ đã phát triển một lớp vỏ mỏng cho máy bay quân sự, khiến cho máy bay không chỉ vô hình với radar, mà còn với mắt thường con người, theo Army Times. Các lớp phủ là một điện môi và siêu vật liệu điện môi. Và được tạo ra theo đơn đặt hàng của Bộ Quốc phòng.
Máy bay ném bom B-2 của không quân Hoa Kỳ
Máy bay ném bom B-2 của không quân Hoa Kỳ

Cở sở căn bản của lớp phủ vô hình là Teflon được tích hợp với các phần tử gốm hình trụ siêu nhỏ. Những thông tin chi tiết hơn không được giới thiệu.

Vật liệu này sẽ hoạt động nếu độ dày của nó bằng 1/10 chiều dài bước sóng mà xuất phát từ nguồn phát phải che dấu. Trung bình bước sóng radar của chiến hạm và raket có độ dài khoảng 3 cm, như vậy độ dày của vật liệu sẽ khoảng 3 mm, giám đốc chương trình ông Boubacar Kante từ Đại học California nói.

Hiện nay các lớp màng và sơn phủ hoạt động theo nguyên tắc hấp thụ sóng radar, nhưng độ dày của chúng bắt buộc phải dày hơn bước sóng của radar. Điều này khiến cho các phương tiện gia tăng khối lượng và giá thành sản xuất.

Giáo sư Kant cho biết hiện nay lớp màng phủ đang hoạt động với một tần số nhất định, nhưng trong tương lai họ có kế hoạch tạo ra loại vật chất hiệu quả trên một dải tần sống rộng, bao gồm cả những bước sóng quang học.

Hiện Teflon Ceramic hiệu quả nếu bước sóng chùm tia radio chiếu lên vật liệu với góc mở là 42-48 độ. Có nghĩa là nếu sử dụng loại vật liệu với những tính chất tuyệt vời này, máy bay Mỹ phải tiết cận hướng bức xạ radar với một quỹ đạo cố định. Điều này tất nhiên chưa đáp ứng được yêu cầu của các loại máy bay chiến đấu.

Nhưng ngay cả điều đó cũng khó cứu được máy bay công nghệ stealth mới trước các đài radar có tần số thấp của Nga. Những tổ hợp tên lửa S-400, S-500 trang bị các radar tần số thấp có thể phát hiện tất cả các loại máy bay, không quan tâm đến việc nó có ứng dụng công nghệ stealth hay không. Máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5 PAK-FA tích hợp trong thân hệ thống tác chiến điện tử và trinh sát “Himalaya”, có nghĩa là nó chỉ có thể không phát hiện được đối phương khi máy bay địch không sử dụng bất cứ thiết bị vô tuyến nào. Trung tâm thiết kế Sukhoi hiện đang chế tạo máy bay không người lái tầm cao, có khả năng phát hiện tất cả các vật thể bay nhưng bản thân vẫn tàng hình.

Một điều khó khăn tiếp theo: Giả sử vật liệu ngoài khả năng tàng hình trước radar còn có khả năng tàng hình quang học thông thường. Liệu lớp màng tàng hình đó sẽ cố định hay phải sử dụng năng lượng để đảm bảo kích hoạt tàng hình khi cần thiết. Lúc đó, máy bay sẽ có thêm một bộ phận mới và liệu nó có khiến cho chiếc tiêm kích đó trở lên vô dụng hay không? 

Trịnh Thái Bằng theo GDQP