Trận đại chiến cuối cùng tại Syria - Mỹ đấu Nga ở chảo lửa Idlib

VietTimes -- Gordon Duff, một cựu binh Mỹ tại Việt Nam đã có bài phân tích về tình hình chiến sự tại Idlib, ông cho rằng Mỹ rất muốn có một chiến thắng tại đây và trước khi cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ của Mỹ diễn ra, tổng thống Trump rất có thể sẽ tuyên bố rút quân khỏi Syria, theo JNE.

Trận chiến cuối cùng giữa Mỹ và Nga đang diễn ra tại Syria. Theo nguồn tin từ Syria thì Nga đã bắt đầu xây dựng lực lượng để hỗ trợ quân đội chính phủ Syria giành lại tỉnh Idlib từ đầu tháng 6.2018. Trong đó bao gồm những chiếc xe tăng T90 mới cùng các pháo phòng không tiên tiến cùng với các thiết bị tác chiến điện tử. Nga đang vũ trang cho quân đội Syria để không chỉ đánh khủng bố chiếm đóng Idlib là al-Qaeda và IS mà còn nhằm đối phó Mỹ, Anh và Pháp.

Cuộc chiến thật sự là giữa Nga và Mỹ. Mỹ không có khả năng thật sự để bảo vệ Idlib nên phải sử dụng các cố vấn quân sự, những nhà thầu quân sự tư nhân và cung cấp trực tiếp những vũ khí kỹ thuật cao cho các tổ chức mà chính phủ Mỹ chính thức coi là tổ chức vũ trang cực đoan.

Các sĩ quan Mỹ tại Syria.
 Các sĩ quan Mỹ tại Syria.

Bên đang im lặng là Thổ Nhĩ Kỳ. Quân đội nước này đang chiếm giữ phần lớn tỉnh Idlib với tàn quân FSA (Free Syrian Army - quân đội Syria tự do) trong vỏ bọc là lính dự bị Thổ Nhĩ Kỳ mặc quần áo thường dân. Đang có một vấn đề với Thổ Nhĩ Kỳ giống như vấn đề gần như đã xảy ra với Pakistan nhiều năm trước. Tình huống mà Pakistan đối mặt là phải liên tục nhận áp lực của Mỹ để chống lại chủ nghĩa khủng bố trong khi chính Mỹ là bên thật sự nuôi dưỡng chủ nghĩa khủng bố.

Với Pakistan, sự kiện bắt đầu từ những năm 1970 khi quân đội Nga can thiệp vào tình hình Afghanistan. Pakistan trở thành tuyến đường cho quân đội Mỹ hỗ trợ Taliban sau đó là Mujahedeen. Cuối cùng, cuộc chiến tràn sang Pakistan trong khi Afghanistan trở thành một thiên đường buôn bán ma túy. Kết thúc, Pakistan phải trả giá bằng nền kinh tế sụp đổ và hàng chục nghìn mạng người.

Hiện tại, Thổ Nhĩ Kỳ đang phải đối mặt với số phận tương tự. Mỹ đã xây dựng một đạo quân người Kurd ở biên giới của Thổ Nhĩ Kỳ trong khi sử dụng đất nước này làm cơ sở hậu cần để xây dựng một lượng lượng quân đội đe dọa chính nó. Và Thổ Nhĩ Kỳ đang chiếm đóng một phần tỉnh Idlib cùng với những nhóm vũ trang cực đoan do Mỹ hỗ trợ mà Nga với Syria đang chuẩn bị tiêu diệt. Chính Mỹ đã đưa Thổ Nhĩ Kỳ vào thế kẹt giữa hai siêu cường, mỗi bên đều có khả năng gây thiệt hại về kinh tế với đất nước này.

Đội quân người Kurd do Mỹ chống lưng tại Syria - Mối đe dọa của Thổ Nhĩ Kỳ.
 Đội quân người Kurd do Mỹ chống lưng tại Syria - Mối đe dọa của Thổ Nhĩ Kỳ.

Vì thế, Thổ Nhĩ Kỳ rời đi để phần phía nam Syria cho Israel hoặc Ả rập Xê-út, hai người bạn đáng tin cậy nhất, cả hai đã tham gia cuộc chơi quyền lực trong nhiều năm trời, khiến Washington và Moscow chống lại nhau.

Mục tiêu của các thế lực phương Tây và đồng minh ở Trung Đông nhằm:

Khiến Nga lui bước không hỗ trợ Syria tại tỉnh Idlib.

Làm cho Thổ Nhĩ Kỳ công khai chống lại Syria và Nga bằng quân đội - điều khó có thể xảy ra.

Vũ trang các nhóm thánh chiến một cách thích đáng để có thể ngăn chặn tổ chức quân sự của Nga, Iran, Syria và Hezbollah và có thể là cả đội quân người Kurd.

Dàn dựng thành công một cuộc tấn công bằng khí gas vào thường dân với sự tham gia của tổ chức Mũ Trắng và đổ tội cho tổng thống Assad mặc cho đã có cảnh báo hàng tuần nay về ý định này của Mỹ.

Tiêu diệt đủ năng lực quân sự của chính phủ Syria bằng không kích mà không bị Nga đáp trả bằng một cách nào đó.

Có thể cần xem xét mức độ thành công thực sự của những cuộc không kích. Mỹ hiện tại có khoảng 358 quả tên lửa hành trình đang sẵn sàng được sử dụng để tấn công Syria. Mỗi quả nên lửa tương đương với một quả bom 500kg.

Mỹ đã sử dụng một lượng tương đương 15 triệu quả tên lửa hành trình trong cuộc chiến Việt Nam. Như vậy, số lượng tên lửa có thể dùng tại Syria chỉ bằng 1/50.000 so với lượng tên lửa dùng tại Việt Nam. Nhưng Mỹ đã thua đau đớn tại Việt Nam.

Vấn đề rất đơn giản, kể từ thời chiến tranh Việt Nam, Mỹ rất sợ các phi công của mình bị bắt làm tù nhân. Trong các cuộc gặp với những quan chức của Syria, bao gồm cả Bộ trưởng Tư pháp Najm Hamad al Ahmad, Mỹ đã được "báo cho biết" rằng các sĩ quan Ả rập Xê-út, Israel và Qatar bao gồm cả những phi công Israel đã bị chính phủ Damascus bắt giữ nhưng được hồi hương sau những cuộc đàm phán bí mật với hàng triệu USD tiền bồi thường.

Quân Thổ Nhĩ Kỳ tại biên giới Syria.
 Quân Thổ Nhĩ Kỳ tại biên giới Syria.

Cũng vậy vào đầu năm 2012, Mỹ đã dàn xếp với Damascus để thả những phi công bị bắn hạ trên bầu trời Syria và để ngăn chặn truyền thông cũng như thu hồi những mảnh vỡ máy bay. Nguồn tin từ cấp cao nhất trong cơ cấu an ninh tại Syria cho biết những thông báo về trực thăng Mỹ bắt giữ chỉ huy IS trong một vài trường hợp là để cứu các phi công, cố vấn hay các nhà quan sát có liên hệ với những đội quân mà luật Mỹ coi là "khủng bố".

Những lằn ranh mập mờ này được ẩn sau một cuộc chiến ủy nhiệm hay bất đối xứng mới mà "Những hoàng tử nước hoa tại Lầu Năm Góc" (ý chỉ những người không đứng ra chịu trách nhiệm cho những việc mình làm) hiện đưa trách nhiệm về thương vong cho những ông chủ chính trị của mình.

Tuy nhiên, Mỹ chỉ có thể tấn công những mục tiêu yếu trên đất Syria, tuyên bố một vụ tấn công hóa học giả mạo và tấn công Syria cùng Nga với những lời dối trá. Tên lửa Mỹ sẽ không ngăn chặn được sự thất bại của những tên khủng bố tại Idlib.

Quân bài đặc biệt là Thổ Nhĩ Kỳ hiện đang mắc kẹt ở giữa mà bất cứ sự kiện gì xảy ra thì Thổ Nhĩ Kỳ cũng thua. Họ đã không rút kinh nghiệm khi chứng kiến số phận của Pakistan trước kia.

Idlib sẽ không phải là điểm kết thúc chiến tranh. Với chiến thắng tại Idlib và bầu cử giữa nhiệm kỳ của Mỹ sắp tới, ông Trump có thể sẽ muốn tuyên bố rút quân khỏi Syria. Tuy nhiên, với việc Mỹ tăng các hoạt động quân sự tại Iraq, có những tuyên bố đanh thép về những cơ sở sản xuất tên lửa tại Iran và những mối đe dọa với Israel, liệu Mỹ có tái mở rộng ảnh hưởng tại Iraq khi Syria hoàn toàn thoát khỏi sự chiếm đóng? Câu trả lời là "Có".

Xe quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ tại Idlib.
 Xe quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ tại Idlib.

Đằng sau mọi chuyện là Thổ Nhĩ Kỳ, với nền kinh tế đang rối tung do áp lực của Mỹ và đang hy vọng có một sự khôi phục nhanh chóng từ sự trợ giúp của Nga và EU. Còn việc hỗ trợ các tàn dư của IS hay để mối đe dọa của al-Qaeda tiếp tục phát triển sẽ là điều thế giới sẽ không muốn làm ngơ nữa.

Lực lượng người Kurd do Mỹ chống lưng ở biên giới phía nam của Thổ Nhĩ Kỳ và mối đe dọa Mỹ sẽ hỗ trợ cuộc đảo chính thứ khác với tổng thống Erdogan, không có giải pháp dễ dàng nào với Thổ Nhĩ Kỳ.

Chúng ta hãy chờ xem cuộc tấn công sắp tới sẽ diễn ra thế nào.