Tổng thống Putin: “Nga sẽ đáp trả nếu phương Tây bắt đầu sử dụng vũ khí có thành phần hạt nhân”

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Trước tuyên bố của Anh cung cấp đạn uranium nghèo cho Ukraine, Nga đã đưa ra nhiều cảnh báo mạnh mẽ. Tổng thống Putin nói “nếu phương Tây bắt đầu sử dụng vũ khí có thành phần hạt nhân, Nga sẽ buộc phải đáp trả.”
Đạn pháo M833 xuyên giáp uranium nghèo cở 105mm quân Mỹ sử dụng cho xe tăng trong Chiến dịch "Lá chắn Sa mạc" năm 1990 (Ảnh: Wiki).
Đạn pháo M833 xuyên giáp uranium nghèo cở 105mm quân Mỹ sử dụng cho xe tăng trong Chiến dịch "Lá chắn Sa mạc" năm 1990 (Ảnh: Wiki).

Theo Hãng thông tấn Nga Sputnick, ông Putin nói ông đã biết vào ngày 21/3 rằng Anh không chỉ cung cấp xe tăng Challenger-2 cho Ukraine mà còn cung cấp đạn uranium nghèo trang bị cho xe tăng. Ông đã lên án động thái này của Anh, nói: "Có vẻ như phương Tây đã thực sự quyết định chiến đấu chống Nga đến người Ukraine cuối cùng. Điều đó không phải bằng lời nói, mà bằng hành động".

Ông cảnh báo "nếu tất cả những điều này là sự thật, Nga sẽ buộc phải đáp trả tương ứng". Ông nói thêm: "Ý của tôi là, nếu như phương Tây cùng nhau bắt đầu sử dụng vũ khí có thành phần hạt nhân."

Hãng tin Nga Sputnik đưa về tuyên bố cảnh báo Anh của Tổng thống Putin.

Hãng tin Nga Sputnik đưa về tuyên bố cảnh báo Anh của Tổng thống Putin.

Đạn uranium nghèo là bom, đạn pháo hoặc đạn súng được làm sử dụng uranium nghèo làm nguyên liệu chính, có khả năng xuyên giáp mạnh và sức nổ mạnh, nhưng chất phóng xạ phát ra khi nổ lâu ngày sẽ gây ô nhiễm môi trường và gây hại cho sức khỏe con người.

Trước đó, ngày 20/3, Thứ trưởng Quốc phòng Annabelle Goldie tuyên bố Anh sẽ cung cấp đạn pháo uranium nghèo cho Ukraine. Người phát ngôn của Bộ Quốc phòng Anh hôm 21/3 đã đưa ra tuyên bố xác nhận rằng trong số đạn pháo của xe tăng chiến đấu chủ lực "Challenger-2" mà Anh sẽ cung cấp cho Ukraine có loại đạn xuyên giáp chứa uranium nghèo.

Xe tăng Challenger-2 Anh sẽ cung cấp cho Ukraine (Ảnh: Reuters).

Xe tăng Challenger-2 Anh sẽ cung cấp cho Ukraine (Ảnh: Reuters).

Theo hãng tin TASS, vào ngày ông Putin đưa ra cảnh báo, Đại sứ quán Nga tại Anh đã nhắc nhở Anh không được gửi đạn uranium nghèo tới Ukraine, bởi điều này có thể dẫn đến leo thang xung đột và ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân địa phương.

"Bộ Quốc phòng Vương quốc Anh đã xác nhận kế hoạch gửi đạn uranium nghèo đến Ukraine, điều này có thể dẫn đến leo thang xung đột..." Đại sứ quán Nga cho biết trong một tuyên bố: "Những vũ khí như vậy được biết là có tính phóng xạ, độc tính cao và có nguy cơ gây ung thư... Mặc dù họ điên cuồng mong muốn về 'sự thất bại của Nga', chúng tôi cảnh báo London không được vượt qua thêm một ranh giới nguy hiểm nào nữa."

TASS đưa phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Nga Shoigu về tác hại của đạn uranium nghèo đối với người sử dụng.

TASS đưa phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Nga Shoigu về tác hại của đạn uranium nghèo đối với người sử dụng.

Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cũng cho rằng việc cung cấp đạn uranium nghèo cho Ukraine sẽ mang đến một "kết cục tồi tệ" cho Vương quốc Anh.

Trong một cuộc trả lời phỏng vấn truyền hình Nga, ông Lavrov nói: "Nếu điều này (cung cấp đạn uranium nghèo) thực sự xảy ra, tôi sẽ không ngạc nhiên về sự phát triển của tình hình. Nhưng không nghi ngờ gì nữa nó sẽ là kết cục tồi tệ cho họ. Tôi sẽ không bất ngờ với bất cứ điều gì, bởi vì người Anh đã lạc lối về hành động và cách họ có thể phá hoại sự ổn định chiến lược của thế giới."

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu đề cập đến lịch sử sử dụng đạn uranium nghèo của NATO. Ông cho biết NATO đã sử dụng loại đạn này trong cuộc chiến tranh Kosovo năm 1999. Các cuộc điều tra sau đó cho thấy sức khỏe của những người lính sử dụng loại đạn này đã bị tổn hại nghiêm trọng.

"Đã có những hậu quả, (đạn uranium nghèo) gây hại cho sức khỏe của người sử dụng, có những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe và cũng đã có những nghiên cứu về chúng. Tuy nhiên, không ai nghiên cứu tác động của những loại đạn này đối với những đối tượng mà họ sử dụng", ông Shoigu nói.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho rằng, việc sử dụng đạn uranium nghèo thực chất là hành động diệt chủng đối với người dân.

Theo Sputnik ngày 22/3, bà Zakharova nói trong một chương trình phát thanh qua vệ tinh: "Ở một mức độ lớn, việc sử dụng đạn uranium nghèo là một biểu hiện của nạn diệt chủng, cả đối với những người sử dụng đạn dược và những đối tượng của nó, tức là tất cả những người sống trên đất đai nơi đó tùy theo khoảng cách sẽ nhận được một lượng phóng xạ tương ứng, không thể một lần là hết, họ sẽ phải sống với lượng phóng xạ này mãi mãi, những kẻ sử dụng bom uranium nghèo sẽ phải gánh chịu đầu tiên”.

Ông Farhan Haq, Phó phát ngôn viên của Tổng thư ký António Guterres: Liên Hợp Quốc lo ngại về kế hoạch của Anh gửi đạn uranium nghèo tới Ukraine (Ảnh: Sputnik).

Ông Farhan Haq, Phó phát ngôn viên của Tổng thư ký António Guterres: Liên Hợp Quốc lo ngại về kế hoạch của Anh gửi đạn uranium nghèo tới Ukraine

(Ảnh: Sputnik).

Ông Farhan Haq, Phó phát ngôn viên của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres, nói khi trả lời câu hỏi của phóng viên Đài Truyền hình Trung Quốc (CCTV) hôm 21/3 rằng Liên Hợp Quốc bày tỏ lo ngại về kế hoạch của Anh gửi đạn uranium nghèo tới Ukraine.

"Trong nhiều năm qua, chúng tôi đã bày tỏ lo ngại về việc sử dụng bất kỳ loại vũ khí uranium nghèo nào vì những hậu quả nghiêm trọng và mối lo ngại này có giá trị đối với tất cả những người cung cấp vũ khí như vậy", ông Farhan Haq nhấn mạnh: “Thông qua Văn phòng giải trừ quân bị Liên Hợp Quốc, chúng tôi đã bày tỏ rõ ràng mối quan ngại về việc sử dụng vũ khí uranium nghèo ở bất kỳ địa điểm nào, trong bất kỳ hoàn cảnh nào."