“Tọa sơn quan hổ đấu”, liệu Nga có vào được “mâm chia chiếc bánh” thị trường Mỹ- Trung bị bỏ trống?

VietTimes -- Ngay sau khi cuộc chiến thương mại Mỹ- Trung bắt đầu và có xu hướng ngày càng gia tăng thì không ít chính trị gia và nhà hoạch định chính sách Nga đã lạc quan rằng, thị trường Nga sẽ thay thế thị trường Mỹ làm ăn với Trung Quốc. Tuy nhiên, với việc “tọa sơn quan hổ đấu” này, liệu chú “gấu” Nga có bao nhiêu phần trăm trong cái thị trường thương mại mà hai chú “hổ” (Mỹ- Trung) đấu nhau bỏ trống?
Với việc “tọa sơn quan hổ đấu” này, liệu chú “gấu” Nga có bao nhiêu phần trăm trong cái thị trường thương mại mà hai chú “hổ” (Mỹ- Trung) đấu nhau bỏ trống?
Với việc “tọa sơn quan hổ đấu” này, liệu chú “gấu” Nga có bao nhiêu phần trăm trong cái thị trường thương mại mà hai chú “hổ” (Mỹ- Trung) đấu nhau bỏ trống?

Cơ hội nào cho nền kinh tế Nga trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung?

Vừa qua Mỹ công bố việc áp thuế 25% từ 01/06/2019 cho hàng nhập từ Trung Quốc, với tổng trị giá khoảng 200 tỷ USD. Sau đó Tổng thống Trump ra lệnh mở rộng việc áp thuế này cho lượng hàng nhập từ Trung Quốc tổng trị giá 300 tỷ USD, nghĩa là hầu như lên toàn bộ hàng nhập khẩu từ Trung Quốc (478 tỷ USD năm 2018) vào Mỹ.

Lập tức một số nhà hoạch định chính sách, nhà chính trị và quan chức Nga đã có những phát biểu lạc quan, tạo niềm tin cho công chúng Nga, rằng trong tình hình hiện tại, Bắc Kinh sẽ tích cực hơn trong việc đưa sản phẩm vào thị trường Nga. Điều này sẽ kích thích việc gia tăng cạnh tranh trong nước, góp phần tăng chất lượng và giảm giá hàng tiêu dùng ở Nga. Cũng như thúc đẩy việc gia tăng xuất khẩu hàng hóa từ Nga sang Trung Quốc.

Cơ hội nào cho nước Nga của Tổng thống Putin trong cuộc chiến thương mại Mỹ -Trung?
Cơ hội nào cho nước Nga của Tổng thống Putin trong cuộc chiến thương mại Mỹ -Trung?

Nghĩa là nước Nga sẽ có một cơ hội lớn để tăng tốc phát triển. Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế, những nhà phân tích tài chính, kinh tế hàng đầu ở Nga thế hệ dưới 50 tuổi, lại không vội vàng chia sẻ những kỳ vọng này, và họ đang cố gắng “giải ảo” cho công chúng Nga.

VietTimes xin giới thiệu một số ý kiến trao đổi của những chuyên gia này với tạp chí Đức Deutsche Welle ngày 21/05/2019, cung cấp cho bạn đọc một cách nhìn khác về nền kinh tế Nga.

Trước hết phải nói rằng, mặc dù chiến tranh thương mại Mỹ-Trung bắt đầu từ 06/2018, nhưng năm 2018 kim ngạch thương mại Mỹ và Trung Quốc vẫn là 633,5 tỷ USD (tăng 8,5% so với năm 2017). Trong đó, hàng xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ là hơn 478 tỷ USD.

Nghĩa là nếu quả thực Tổng thông D. Trump đủ kiên trì “đuổi” Trung Quốc ra khỏi thị trường Mỹ, thì đó sẽ là một công việc “đội đá vá trời” trong suốt nhiệm kỳ tổng thống 2020-2024 (nếu có) của ông. Tuy vậy, so với sự nghiệp “đội đá vá trời” này của ông Trump, việc nước Nga của Tổng thống Putin “chen nổi” vào mâm chia chác miếng bánh “thị trường Mỹ và Trung Quốc bị bỏ trống”, xem ra lại còn khó khăn hơn.

Chúng ta hãy cùng xem xét mức độ sẵn sàng của nước Nga cho công việc này. Theo thống kê của Cơ quan Hải quan Liên bang (FCS) Nga, năm 2018, kim ngạch thương mại giữa Nga và Trung Quốc là 108 tỷ USD (tăng 27% so với năm 2017), và bằng 1/6 kim ngạch thương mại Mỹ và Trung Quốc. Trong đó, nhập khẩu từ Trung Quốc sang Nga tăng 12% lên 43,45 tỷ USD và xuất khẩu từ Nga sang Trung Quốc tăng 44,3% lên 53,78 tỷ USD.

Nghĩa là so với thị trường Mỹ, mặc dù tăng trưởng ấn tượng, nhưng thị trường Nga vẫn là quá nhỏ đối với Trung Quốc. Vì vậy, “rất dễ hiểu, là thay vì phát triển thị trường Nga, đối với Trung Quốc hợp lý và có lợi hơn khi chuyển sang phát triển thị trường tiêu dùng nội địa có tiềm năng rất lớn và các thị trường lớn khác”, nhà phân tích của Tập đoàn Finam Alexey Korenev nhận định.

Cuộc chiến Mỹ - Trung chắc chắn sẽ không chỉ dừng lại ở lĩnh vực thương mại.
Cuộc chiến Mỹ - Trung chắc chắn sẽ không chỉ dừng lại ở lĩnh vực thương mại.

Về việc xuất khẩu hàng hóa từ Nga (thay thế Mỹ) sang Trung Quốc. Năm 2018, tổng trị giá hàng xuất khẩu từ Nga sang Trung Quốc là 53,78 tỷ USD (dầu khí chiếm 76,2%) và tăng 44,3% so với 2017.

Chúng ta sẽ xem xét chi tiết hơn về triển vọng xuất khẩu dầu khí từ Nga sang Trung Quốc.

Nếu năm 2017, tỷ lệ khí hóa lỏng (LNG) của Mỹ chiếm khoảng 15% tổng khối lượng nhập khẩu khí đốt của Trung Quốc, thì năm 2018, sau khi Bắc Kinh áp thuế 10% đối với hàng nhập từ Mỹ, tỷ lệ này giảm xuống chỉ còn là 3,5%. Năm 2018, Trung Quốc chỉ mua 1,9 triệu tấn LNG (2,7 tỷ mét khối) LNG của Mỹ với tổng giá trị khoảng 426 triệu USD.

Từ 01/06/2019, khi Trung Quốc áp thuế 25% lên hàng nhập từ Mỹ, thì giá LNG của Mỹ sẽ còn cao hơn và Trung Quốc sẽ ngừng mua của Mỹ. Ngay lập tức trên truyền thông và MXH Nga xuất hiện nhiều kêu gọi, rằng Nga sẽ có thể và phải lấp “chỗ trống này”. Đặc biệt là từ 12/2019, khi đường ống dẫn khí “Sức mạnh Siberia” sẽ bắt đầu đi vào hoạt động với công suất ban đầu 8 tỷ m3/năm.

Tuy nhiên, theo các nhà phân tích kinh tế Nga, khả năng thực tế của nước Nga chia sẻ “miếng bánh thị trường Trung Quốc bị Mỹ bỏ trống” này vừa không lớn vừa không có nhiều ý nghĩa. Không có nhiều ý nghĩa, là vì khối lượng 2,7 tỷ m3 LNG của Mỹ (426 triệu USD) không lớn.

Về tiềm năng tăng trưởng xuất khẩu khí đốt sang Trung Quốc. Đường ống dẫn khí “Sức mạnh Siberia” chỉ đi vào hoạt động đúng công suất thiết kế (38 tỷ m3/năm) sau 3 năm nữa, trong bối cảnh một thế giới đầy biến động. Đồng thời trong Hiệp định khung Nga cung ứng khí đốt cho Trung Quốc trị giá 400 tỷ USD, chưa có thỏa thuận cụ thể về giá. Tóm lại, hiện nay và trong tương lai gần, so với bán sang Trung Quốc, việc Nga bán khí đốt sang Châu Âu vừa thuận tiện vừa có lợi hơn rất nhiều.

Việc tăng trưởng xuất khẩu dầu hỏa cũng gặp những hạn chế tương tự. “Hiện nay công suất lưu thông của toàn bộ các tuyến đường giao hàng sang Trung Quốc không vượt quá khối lượng 75 triệu tấn. Năm 2018: 66 triệu tấn dầu đã được xuất khẩu. Như vậy, tiềm năng gia tăng xuất khẩu dầu hỏa từ Nga sang Trung Quốc là vô cùng nhỏ”, ông Mikhail Krutikhin chuyên gia phân tích của công ty tư vấn RusEnergy nhận định.

Như vậy, qua những phân tích trên có thể thấy cơ hội cho chú “Gấu” Nga “tọa sơn quan “Hổ” (Mỹ- Trung) đấu” để chớp thời cơ hưởng lợi là không nhiều.

Tăng trưởng GDP của Nga sẽ tiếp tục chững lại

Xuất khảu của Nga chủ yếu dựa vào dầu và khí đốt.
Xuất khảu của Nga chủ yếu dựa vào dầu và khí đốt.

Theo nhận định của giới phân tích kinh tế tài chính Nga, ngoài các yếu tố nội tại, yếu tố ảnh hưởng nghiêm trọng nhất đến kinh tế Nga, sẽ là sự “sụt lún” kinh tế vĩ mô. Bước leo thang tiếp theo mới đây trong Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, đồng nghĩa với việc mỗi bên mất khoảng 0,5% GDP, và một con số còn lớn hơn cho kinh tế thế giới.

Theo dữ liệu sơ bộ, mà Tổng cục thống kê Nga (Rosstat) vừa công bố tháng 05/2019 thì quý 01/2019, GDP của Nga chỉ tăng 0,5% so với 2,3% cùng kỳ của năm 2018. Nghĩa là nền kinh tế Nga đang trên bờ vực suy thoái, hay nói đúng hơn là lại tiếp tục suy thoái.

Kết quả này cũng thấp hơn mọi dự đoán bi quan nhất: 0,8% của Bộ Phát triển Kinh tế; 1- 1,5% của Ngân hàng Trung ương Nga và 1,2% của các nhà phân tích từ Hãng Bloomberg. Đồng thời thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng GDP trung bình trên thế giới là 3,5% và càng thấp hơn rất nhiều so với các nước đang phát triển.

Hệ thống đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc 1 dài 1.224km dưới biển Baltic, đoạn qua Lubmin, miền Đông Bắc nước Đức ngày 8112011 (Ảnh AFP- TTXVN)
Hệ thống đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc 1 dài 1.224km dưới biển Baltic, đoạn qua Lubmin, miền Đông Bắc nước Đức ngày 8112011 (Ảnh AFP- TTXVN)

Tháng 05/2018, trong lễ đăng quang nhiệm ký tổng thống thứ 4, ông Putin đã trình bầy Chương trình phát triển kinh tế Nga (2018-2024). Mục tiêu chủ yếu của chương trình này là nâng GDP lên 1,5 lần và đưa nước Nga quay lại TOP 5 các nền kinh tế hàng đầu thế giới. Điều này đồng nghĩa tăng trưởng GDP trung bình phải đạt mức 8-9%/năm. Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng GDP Nga năm 2017, 2018 chỉ là 1-2% và năm 2019 chắc chắn sẽ còn thấp hơn.

Ngoài những lý do nội tại, mục tiêu này của ông Putin càng khó khăn hơn, xét đến bối cảnh Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung leo thang và suy thoái kinh tế toàn cầu có thể sắp xảy ra. Cuộc suy thoái này, theo dự đoán của nhiều nhà kinh tế hàng đầu thế giới có thể sẽ bắt đầu diễn ra ở Mỹ cuối 2019, và nhanh chóng lan ra khắp thế giới.

Đồng thời như chúng ta biết, một yếu tố không thể bỏ qua khác là khả năng khủng hoảng kinh tế toàn cầu (đã có rất nhiều dự đoán về khả năng này, kể cả dự đoán đáng chú ý của Paul Krugman). Trong trường hợp này, do nhu cầu năng lượng thế giới giảm, thu ngân sách Nga vốn phụ thuộc mạnh vào xuất khẩu dầu khí cũng sẽ giảm. Tiếp theo là sự suy yếu của đồng rúp và sự tháo chạy của các nhà đầu tư ra khỏi nước Nga “rủi ro”.

Kinh tế Nga có vẻ không có nhiều cơ hội, nhưng cũng ít nguy cơ trong Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung hiện nay và trong cuộc Chiến tranh Lạnh Mỹ-Trung dự kiến sắp tới.
Kinh tế Nga có vẻ không có nhiều cơ hội, nhưng cũng ít nguy cơ trong Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung hiện nay và trong cuộc Chiến tranh Lạnh Mỹ-Trung dự kiến sắp tới. 

Alexey Korenev chuyên gia phân tích của Tập đoàn Finam dự đoán, trong trường hợp phát sinh, cuộc khủng hoảng sẽ diễn ra đầy đủ toàn diện khoảng ít nhất một năm. Tuy nhiên ngay trong các tháng 6 và tháng 7/2019 sắp tới, những dấu hiệu đáng chú ý đầu tiên của khủng hoảng có thể sẽ phải xuất hiện. “Kết quả là, trong trường hợp xấu nhất, tăng trưởng GDP của Nga năm 2019 có thể chỉ là 1-1,2%”, Alexey Korenev kết luận.

Qua những phân tích ở trên, nền kinh tế Nga có vẻ không có nhiều cơ hội, nhưng cũng ít nguy cơ trong Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung hiện nay và trong cuộc Chiến tranh Lạnh Mỹ-Trung dự kiến sắp tới (dự báo của Nouriel Roubini và nhiều người khác). Đồng thời, có lẽ trong khủng hoảng kinh tế toàn cầu, kinh tế Nga “đèn dầu nước giếng” sẽ chịu ảnh hưởng không nhỏ, nhưng không thực sự nguy hiểm (như khủng hoảng 2008 đã từng cho thấy).

Năm 2018, Nga xuất khẩu sang Trung Quốc lượng hàng hóa với tổng trị giá là 53,78 tỷ USD (tăng 44,3% so với 2017). Thặng dư thương mại là 3,85 tỷ USD. Cơ cấu xuất khẩu của Nga sang Trung Quốc bao gồm các loại hàng hóa với tỷ lệ như sau:

- Khoáng sản (chủ yếu là dầu khí): 76,19% tổng kim ngạch (năm 2017 là 67,80%). 
- Gỗ và bột giấy và các sản phẩm từ giấy: 8,62% tổng kim ngạch (năm 2017 là 10,71%).
- Sản phẩm thực phẩm và nguyên liệu nông nghiệp: 4,50% tổng kim ngạch (năm 2017 là 4,56%).
- Máy móc, thiết bị và phương tiện: 3,26% tổng kim ngạch (năm 2017 là 6,86%).
- Các sản phẩm công nghiệp hóa chất: 2,83% tổng kim ngạch (năm 2017 là 4,35%).
- Kim loại và các sản phẩm từ chúng: 2,38% tổng kim ngạch (năm 2017 là 1,65%).

Năm 2018, kim nghạch xuất nhập khẩu tổng cộng của Nga là 688.115 tỷ USD, tăng 17.82% (104.066 tỷ USD) so với năm 2017. Trong đó:
- Xuất khẩu là 449.964 tỷ USD, tăng 26,01% (92.881 tỷ USD) so với năm 2017. Trong số này sản phẩm khoáng sản (dầu khí) là 291.53 tỷ USD, hay là 64,79% tổng kim ngạch xuất khẩu của Nga (năm 2017 là 60,37%).
- Nhập khẩu là 238.151 tỷ USD, tăng 4,93% (11.185 triệu USD) so với năm 2017.
Năm 2018, thặng dư xuất nhập khẩu của Nga là 211.812 tỷ USD, tăng 62,79% (81.696 tỷ USD) so với năm 2017.