Tiết lộ bằng chứng bắt giữ bà Mạnh Vãn Châu và buổi thẩm vấn ông Nhậm Chính Phi của FBI năm 2007

VietTimes – Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng đưa tin Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đã thẩm vấn nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi, người được xác định là “Cá nhân-1” tại New York vào năm 2007. Đồng thời, phía Mỹ đã đưa ra bằng chứng được trích xuất trên thiết bị điện tử của bà Mạnh Vãn Châu, khi CFO Huawei đến sân bay quốc tế JFK vào năm 2014.
Nhà sáng lập và Chủ tịch Huawei Nhậm Chính Phi đã bị FBI thẩm vấn tại New York vào năm 2007. Ảnh: Washington Times
Nhà sáng lập và Chủ tịch Huawei Nhậm Chính Phi đã bị FBI thẩm vấn tại New York vào năm 2007. Ảnh: Washington Times

Theo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng, các đặc vụ của Cục Điều tra Liên bang Mỹ đã phỏng vấn nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi tại New York vào năm 2007 về một số giao dịch giữa công ty và Iran. Đồng thời, phía Mỹ đã kiểm tra một tập tin trên thiết bị điện tử của Giám đốc tài chính Mạnh Vãn Châu, khi Giám đốc tài chính Huawei đến sân bay quốc tế JFK vào năm 2014.

Qua bộ cáo trạng dài 25 trang, với nội dung được tái cấu trúc, có thể xác định ông Nhậm Chính Phi, hay “Cá nhân-1”“nhà sáng lập của Huawei”, đã xuất hiện trong một buổi thẩm vấn của FBI vào tháng 7.2017. Ở thời điểm đó, Chủ tịch Huawei đã khẳng định công ty “đã tuân thủ và không thực hiện bất kỳ hoạt động nào vi phạm luật xuất khẩu của Mỹ”.

“Cá nhân-1” của Huawei cũng nói với các đặc vụ FBI rằng Huawei không giao dịch trực tiếp với bất kỳ công ty Iran nào. Ông Nhậm Chính Phi tin rằng bên thứ 3 được Huawei là cung cấp thiết bị là Ai Cập mới là đối tác bán thiết bị cho Iran.

Phía Huawei đã bác bỏ mọi cáo buộc được nêu trong bộ cáo trạng với 13 tội danh, bao gồm trộm cắp bí mật thương mại và vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ với Iran. Trong khi đó, Giám đốc tài chính Mạnh Vãn Châu vẫn đang tại ngoại ở Canada, để chờ thủ tục dẫn độ sang Mỹ.

Giám đốc FBI Christopher Wray phát biểu tại cuộc họp báo của Nhà Trắng ngày 28.1. Ảnh: Bloomberg
Giám đốc FBI Christopher Wray phát biểu tại cuộc họp báo của Nhà Trắng ngày 28.1. Ảnh: Bloomberg

Quyền Tổng chưởng lý Mỹ Matthew Whitaker phát biểu trong cuộc họp báo ở Washington rằng các cáo buộc trong bộ cáo trạng hôm nay chỉ là cáo buộc, và các bị cáo được coi là vô tội cho đến khi được chứng minh là có tội.

Ngoài ra, trong bảo cáo trạng có đề cập đến nội dung của một tập tin, có thể đã xóa, được các nhà chức trách Mỹ phát hiện trên thiết bị điện tử của bà Mạnh Vãn Châu, khi CFO Huawei tới sân bay quốc tế John F. Kennedt vào năm 2014. Văn bản này cho biết: “Hoạt động của Huawei tại Iran tuân thủ luật pháp, quy định và lệnh trừng phạt theo yêu cầu của Liên Hợp Quốc, Mỹ và Liên minh Châu Âu”.

Văn bản cũng xác nhận công ty có trụ sở tại Hồng Kông, Skycom là một trong những đại lý phân phối sản phẩm và dịch vụ của Huawei. Sau đó, Skycom đã trở thành một công ty con không chính thức của Huawei để tiến hành kinh doanh tại Iran.

Phía Huawei đã từ chối bình luận về cuộc thẩm vấn ông Nhậm Chính Phi và tập tin trên thiết bị của bà Mạnh Vãn Châu.

Một tập tin trên thiết bị của Giám đốc tài chính Huawei Mạnh Vãn Châu đã được trích xuất khi bà tới sân bay quốc tế JFK vào năm 2014. Ảnh: SCMP
Một tập tin trên thiết bị của Giám đốc tài chính Huawei Mạnh Vãn Châu đã được trích xuất khi bà tới sân bay quốc tế JFK vào năm 2014. Ảnh: SCMP

Phản hồi về vụ kiện tại Mỹ, đại diện của Huawei tuyên bố: “Huawei đã rất thất vọng về cáo buộc ngày hôm nay chống lại công ty”. Huawei cho biết thêm: “Sau khi bà Châu bị bắt giữ, công ty đã nỗ lực tìm kiếm cơ hội thảo luận về cuộc điều tra của Quận phía Đông New York với Bộ Tư pháp Mỹ, nhưng yêu cầu bị từ chối mà không có lời giải thích”.

“Huawei phủ nhận rằng Huawei, công ty con, hoặc chi nhánh của Huawei đã vi phạm bất kỳ điều luật nào của Mỹ được nêu trong mỗi cáo trạng, và không nhận thức được bất kỳ hành vi phạm pháp nào của bà Châu. Huawei tin rằng cuối cùng tòa án Mỹ sẽ đưa ra quyết định tương tự”, Huawei khẳng định.

Bộ cáo trạng cũng tiết lộ Huawei và công ty con của Huawei tại Mỹ đã biết về cuộc điều tra hình sự và nỗ lực đưa các nhân chứng liên quan đến công việc kinh doanh tại Iran trở về Đại lục vào năm 2017. Phía Mỹ cho rằng công ty có trụ sở tại Thâm Quyến đã cố tình phá hủy và che giấu bằng chứng về hoạt động kinh doanh vi phạm lệnh trừng phạt của quốc gia này với Iran.

The SCMP