Thuyết âm mưu điên rồ-Nga đứng sau vụ rò rỉ Panama Papers

VietTimes -- Trong khi vụ Hồ sơ Panama đang gây sóng gió trên thế giới,  Adam Taylor  thuộc tờ The Washington Post đăng tải bài viết, đưa ra một thuyết âm mưu điên rồ, trích bài viết của một chuyên gia về Nga - Clifford Gaddy cho rằng: có thể chính điện Kremlin mới thực sự đứng sau vụ scandal này.
Thuyết âm mưu điên rồ-Nga đứng sau vụ rò rỉ Panama Papers

Thực tế cho thấy, vụ rò gỉ Panama Papers hoàn toàn không tốt cho Nga. Phóng viên điều tra vụ rò rỉ dữ liệu khổng lồ về tài chính của một công ty hợp pháp Panama cho thấy: có đến 2 tỷ USD trong tài khoản ngân hàng ở nước ngoài liên quan đến nhóm bạn bè thân cận của Tổng thống Vladimir Putin. Đối với nhiều người, thông tin này dường như để chứng minh một chủ đề đồn đại đã lâu và hoàn toàn thiếu căn cứ từ chính báo chí phương Tây: Putin tham nhũng với quy mô lớn.

Sau một vài ngày im lặng, Tổng thống Nga phát biểu nhằm vào các cáo buộc, cho rằng đó là một phần trong mưu đồ lớn của Mỹ nhằm gây bất ổn cho nước Nga. Nhưng một lý thuyết điên rồ khác lại cho rằng, đây chính là một cuộc tấn công của Nga nhằm vào phương Tây để quan sát phản ứng của thế giới. Cô đọng hơn, thuyết âm mưu cho rằng Moscow không phải là nạn nhân của âm mưu Panama Papers.

Ngược lại, có lẽ là người Nga đứng đằng sau vụ rò rỉ thông tin Panama này.

OK, điều này có vẻ như không tưởng, nhưng ý tưởng này đặc biệt đáng chú ý vì tác giả của thuyết âm mưu này là  Clifford Gaddy, nhà kinh tế học đang làm việc với Viện Brookings. Gaddy là một trong những chuyên gia phương Tây nổi tiếng nghiên cứu và quan sát nền kinh tế Nga và đồng thời từng là cựu cố vấn của Bộ Tài chính Nga trong thập niên 1990. Cùng với Fiona Hill từ Brookings, ông là một trong những đồng tác giả của cuốn sách nhận định về tính cách của nhà lãnh đạo Nga "Ngài Putin: Nhà tình báo trong Điện Kremlin"

Trong một bài viết trên blog của trang web Brookings ngày 08.04.2016, Gaddy đưa ra những tư duy của mình về vấn đề này. Người quan tâm nên đọc các suy luận, nhưng tác giả bài viết có thể chia sẻ thành bốn quan  điểm.

Thứ nhất: Một hacker  có sự hậu thuẫn của chính phủ Nga đã gửi email cho tờ báo Đức Süddeutsche Zeitung, cung cấp đầu mối cho sự rò rỉ đầu năm 2015, những thông tin ban đầu này dẫn đến sự kiện tờ báo Đức công khai hồ sơ Panama Papers.

Thứ hai: Nguồn thông tin trong hồ sơ Panama Papers gây tổn thất cho Putin rất ít: Con số  2 tỷ USD được thông báo rộng rãi nhằm giải thích Putin tham nhũng thông qua các đối tượng bạn bè thân hữu, lại có những liên kết tương đối mơ hồ với Putin, hoàn toàn là suy đoán, một đặc điểm nổi bật mà truyền thông Phương Tây gần đây hay mắc phải, tổng thống Nga thoát khỏi những cáo buộc tồi tệ về tham nhũng, dựa trên chính các nguồn báo chí phương Tây.

Thứ ba: Trong khi đó, có rất nhiều thông tin trong hồ sơ Panama Papers đó đã được chứng minh, đẩy một số các lãnh đạo thế giới khác vào thế vô cùng lúng túng. Ít nhất, theo lập luận của Gaddy, điều này làm cho ông Putin và danh tiếng của ông dường như bị ảnh hưởng rất ít cáo buộc tham nhũng và hoàn toàn nằm ngoài những chuẩn mực đánh giá tham nhũng trên thực tế.

Thứ tư: Rất ít người Mỹ liên quan đến những văn bản tài liệu trong Hồ sơ Panama Paper, điều đó có thể gợi ý rằng các chi tiết này đã bị xóa bỏ từ nguồn tài liệu của tờ Süddeutsche Zeitung và từ các phương tiện truyền thông khác. Nếu điều này là đúng, Gaddy cho rằng việc thiếu các nguồn thông tin này không có nghĩa là người Mỹ hoàn toàn trong sạch, nguy hiểm hơn là những thông tin này đã bị ngăn chặn bởi mục đích tống tiền hoặc cưỡng chế .

Đây thực sự là một tư duy táo bạo, Gaddy buộc phải thừa nhận trong một email ngày 08.04.2016, trong đó ông không hoàn toàn chắc chắn về lý luận của mình mà chỉ dựa theo cảm nhận trực quan. "Đó chắc chắn không phải là một thuyết âm mưu, hầu như không phải là "giả thuyết "," Gaddy viết thêm, đó " đơn thuần là nhiều hơn một đề nghị một hướng gì đó phải được điều tra nghiêm túc."

Mặc dù vậy, đề xuất này gây ra một chút khuấy động trong thế giới những nhà quan sát  Nga. Karen Dawisha, một học giả nghiên cứu tình hình tham nhũng ở Nga rất chặt chẽ, đã viết trên Tweet rằng: mặc dù có sự tôn trọng to lớn đối với Gaddy, ý tưởng mới nhất này cũng không thuyết phục được  cô.

Những nhà quan sát khác khá tiết kiệm những lời khen ngợi. Nhà báo Mỹ Masha Gessen, chuyên sâu về Nga gọi đó là "thuyết âm mưu tuyệt vời" trên Facebook, Brian Whitmore của đài Châu Âu tự do  (Radio Free Europe / Radio Liberty) viết trên Tweet rằng Gaddy đang "trolling" điện Kremlin.

Có thể chắc chắn rằng một phần của ý tưởng này có rất nhiều ý nghĩa. Thứ nhất, rõ ràng rằng món 2 tỷ USD của một người bạn thân không thực sự là một đòn đánh đáng kể với Putin, nếu không nói là đánh gió, thì một số nhà lãnh đạo thế giới khác, những người có quan hệ mâu thuẫn với Nga - ví dụ như vị thế của David Cameron - Anh và Petro Poroshenko - Ukraine - rung chuyển nghiêm trọng do liên kết cá nhân đến vụ bê bối.

Nhưng tại sao Putin không phải đối mặt với một vụ bê bối trong nước? đơn giản Putin đang là một nhân vật rất lớn ở Nga, cần phải có một vụ bê bối tài chính khổng lồ và nghiêm túc mới có thể hạ gục ông. Ngoài ra, nhiều tuyên bố cho rằng chắc chắn Putin là tham nhũng với những cáo buộc về sự giàu có của Tổng thống Nga tăng đến mức 200 tỷ USD, biến Putin trở thành người giàu nhất quả đất – rất khó để chấp nhận mối liên quan lỏng lẻo giữa Putin và 2 tỷ USD chuyển qua Panama thực sự có thể thay đổi suy nghĩ của người Nga về vấn đề này.

Tất nhiên, một số phần khác của ý tưởng không phù hợp với logic của sự kiện. Điều đặc biệt là không có một công dân Mỹ nào được nêu tên trong hồ sơ Panamar Papers, nhưng có một số liên kết từ Mỹ với hồ sơ Panama Papers. (Mc Clatchy đã có một bài viết chi tiết vấn đề này). Cũng có thể là nhiều cái tên sẽ được nêu ra khi nghiên cứu kỹ  kỹ lưỡng hơn khối lượng dữ liệu khổng lồ bị rò rỉ. Hoặc có lẽ người Mỹ thích các thiên đường thuế khác ngoài Panama (như Scott Higham thuộc Washington Post cho rằng, các công dân Hoa Kỳ được cho là có lợi ích lớn hơn ở những nơi an toàn như Isle of Man, quần đảo Cayman hoặc Thụy Sĩ) mặc dù Panama có những điều kiện tốt với nước Mỹ?.

Gaddy thừa nhận tất cả những điều này. Nhưng, ông luôn nghĩ rằng ngay cả khi càng ngày càng có nhiều thông tin được tìm thấy trong bộ hồ sơ Panama Papers, ông vẫn luôn luôn tự hỏi, điều gì đã bị bỏ qua và ai đã bỏ qua nó?.

"Có thể chúng ta không bao giờ có thể biết nếu như họ đã làm xong? Cho đến nay tất cả mọi người dường như chỉ yêu cầu, có những gì bí mật là trong hồ sơ Panama Papers?" ông viết. "Chúng ta cũng nên quan tâm, có những gì bí mật (trong file gốc ở Mossack Fonseca) mà không có trong hồ sơ Panama Papers?"

Có lẽ sau nhiều năm nghiên cứu các cuộc chiến tranh thông tin của Nga, điều này có thể chỉ là một thuyết âm mưu rất nhỏ. Gaddy cho biết ông đã từng thấy Putin từng sử dụng các bí mật tài chính "để tiêu diệt hoặc kiểm soát" nhiều  người trong đất nước Nga. Và bây giờ, Putin nhận thấy những bí mật tài chính có thể tạo ra vấn đề lớn đối với các nhà lãnh đạo thế giới, ông sẽ không ngạc nhiên nếu ông Putin sử dụng các thủ đoạn cũ của mình một lần nữa.

 TTB