Thưởng thức hương vị độc đáo của 11 tách trà đến từ các quốc gia trên thế giới (P.1)

VietTimes – Không đơn giản chỉ là thức uống, trà còn chứa đựng cả nét văn hóa đặc trưng của mỗi quốc gia.
Ảnh: Travel.Earth
Ảnh: Travel.Earth

Kể từ năm 2727 TCN, uống trà đã trở thành tập tục không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt của người dân tây nam Trung Quốc. Theo truyền thuyết cổ xưa, Viêm Đế - Thần Nông Thị là người đầu tiên chú ý tới mùi thơm đặc biệt của lá trà khi rơi vào nước nóng. Sau hàng ngàn năm, trà đã trở thành thức uống phổ biến thứ 2 trên thế giới. Ở bất cứ nơi nào xuất hiện, trà đề mang hương vị đặc trưng cho văn hóa và phong tục của từng quốc gia.

1. Trà đạo (Cha-Dao) – Trung Quốc

Ảnh: Travel.Earth
Ảnh: Travel.Earth

Đối với người Trung Quốc, trà là một phần của cuộc sống. Nhờ sở hữu diện tích rộng lớn với các vùng khí hậu đa dạng, quốc gia này đã sản sinh ra hàng trăm loại trà khác nhau như: Ô-Long, Hồng Trà, trà lên men Phổ Nhị (Pu-erh), Hắc Trà (Gunpowder), v.v. Các loại trà xanh rất được ưa chuộng tại đây, trong khi trà đen lại không quá phổ biến và trong quá khứ chỉ để xuất khẩu.

Nghệ thuật Trà Đạo gắn liền với triết lý của người Trung Quốc về sự cân bằng và hài hòa. Nghi thức thưởng trà truyền thống bao gồm rất nhiều bước và thường được thực hiện trong phòng kín hoặc hoa viên. Thưởng trà cũng không đơn giả là uống, mà còn phải cảm nhận từng vị của trà, nhâm nhi chén trà nghĩ về kiếp nhân sinh, bình phẩm về tác phẩm hội họa, v.v. Bởi vậy, Trà Đạo đòi hỏi dụng cụ pha chế rất phức tạp bao gồm: liễn, lọc, kẹp, tấm lọc trà, khay pha và “chén ngửi”.

2. Trà Bạc hà – Ma-rốc

Ảnh: Travel.Earth
Ảnh: Travel.Earth

Trà Touareg hay trà Bạc hà Ma-rốc là một nét văn hóa đặc trưng của vùng Bắc Phi. Loại thức uống có màu xanh và vị ngọt này là hỗn hợp của lá trà và bạc hà. Chúng thường được rót vào cốc từ trên cao, dùng kèm với các loại hạt khô và bánh ngọt. Hương vị của trà Bạc hà Ma-rốc đậm dần dsu từng ly như câu tục ngữ của người vùng Maghreb:

“Ly đầu tiên nhẹ nhàng như cuộc sống

Ly thứ hai mạnh mẽ như tình yêu

Ly thứ ba đắng như cái chết”.

3. Trà chiều – Anh

Ảnh: Travel.Earth
Ảnh: Travel.Earth

Trà còn được coi như một biểu tượng văn hóa như một trong những biểu tượng văn hóa của Anh, tương tự như món cá và khoai tây. Ở thời điểm Công ty Đông Ấn đưa tới vào giữa năm 1600, chỉ tầng lớp quý tộc mới dám thưởng thức loại thức uống này.

Tuy nhiên, mãi tới năm 1800, trà chiều mới trở thành truyền thống của người Anh, khi Nữ Công tước Bedford, Ann Russel nhận thấy khoảng thời gian giữa bữa sáng và bữa tối quá dài. Bà Russel đã yêu cầu sắp xếp một bữa ăn nhẹ vào buổi chiều, bao gồm trà và bánh kẹp sandwich hoặc bánh nướng. Tới nay, Anh là quốc gia tiêu thụ trà đen nhiều nhất thế giới, phần lớn là trà Bá tước (Earl Grey) và English Breakfast.

4. Trà Thái

Ảnh: Travel.Earth
Ảnh: Travel.Earth

Tại Thái Lan, cha-yen hay trà Thái là loại thức uống nổi tiếng nhất. Trà Thái được làm từ lá trà đen Ceylon (Sri Lanka) pha với sửa được, nước đường và dùng kèm với đá. Hương vị của trà Thái cũng rất phong phú tùy các nguyên liệu sử dụng như cam thảo, quế, hồi hay me.

5. Trà Zavarka – Nga

Ảnh: Travel.Earth
Ảnh: Travel.Earth

Mặc dù Con đường tơ lụa đã mang trà tới Nga vào thế kỷ XVII, nhưng mãi đến năm 1800, nó mới phổ biến rộng rãi tại xứ sở bạch dương. Ngày nay, Zavarka hay trà Nga đã trở nên nổi tiếng trên toàn thế giới. Loại thức uống này được chế biến từ trà đen thật đặc, đun sôi trên một loại bình cao có tên Samovar. Chỉ cần một lượng nhỏ rót vào chén rồi pha loãng với nước từ Samovar cũng đủ để cảm nhận tất cả hương vị của chanh, mật ong và các loại thảo mộc bên trong. Tương tự như ở Ma-rốc, trà Zavarka vẫn được phục vụ tại nhiều khách sạn cao cấp tại Nga. Đây cũng là một cách trang trọng để người Nga tiếp đãi khách quý tới nhà.

Theo Travel Earth