Thủ tướng Nhật Shinzo Abe thăm Trân Châu Cảng, Tokyo tự tin có đối sách thích hợp với Donald Trump

VietTimes -- Ông Barack Obama Mỹ dựa vào hợp tác với đồng minh để lãnh đạo xây dựng trật tự quốc tế - phương châm này rất có khả năng được ông Donald Trump kế thừa. Còn Nhật Bản dựa vào đồng minh với Mỹ để triển khai ngoại giao láng giềng.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thống Mỹ Barack Obama trong chuyến thăm Mỹ từ ngày 26/4 đến ngày 3/5/2015 (ảnh tư liệu)
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thống Mỹ Barack Obama trong chuyến thăm Mỹ từ ngày 26/4 đến ngày 3/5/2015 (ảnh tư liệu)

Báo chí Nhật Bản ngày 6/12 cho rằng năm 2016 là tròn 75 năm Quân đội Nhật Bản tấn công Trân Châu Cảng (năm 1941). Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe có kế hoạch từ ngày 26 đến 27/12 sẽ thăm Hawaii Mỹ và cùng Tổng thống Mỹ Barack Obama thăm bảo tàng kỷ niệm tàu chiến Arizona, tượng trưng cho cuộc tấn công Trân Châu Cảng, tưởng niệm những người đã chết trong cuộc tập kích Trân Châu Cảng trước đây.

Đối với vấn đề này, nguồn tin từ Bộ Ngoại giao Nhật Bản ngày 5/12 tiết lộ khi ông Shinzo Abe đến Trân Châu Cảng thì Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida sẽ tháp tùng.

Thời điểm chuyến thăm

Tờ Nihon Keizai Shimbun Nhật Bản ngày 6/12 cho rằng khi Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đẩy nhanh tiến trình kế hoạch thăm Trân Châu Cảng Mỹ chính là lúc chính phủ hai nước Nhật Bản và Mỹ tiến hành trao đổi, điều chỉnh đối với cuộc hội đàm giữa ông Shinzo Abe với Tổng thống Mỹ nhiệm kỳ tới Donald Trump vào ngày 17/11.

Kế hoạch thăm Trân Châu Cảng của ông Shinzo Abe do Mỹ đưa ra trước khi ông Shinzo Abe thăm Mỹ vào tháng 4/2015. Mặc dù bị Nhật Bản từ chối, kế hoạch này từng bị gác lại, nhưng khi Tổng thống Mỹ Barack Obama thăm Hiroshima vào tháng 5/2016, kế hoạch này tiếp tục được đề cập tới.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Ảnh: Chinanews
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Ảnh: Chinanews

Tối ngày 5/12, trước khi tuyên bố thăm Trân Châu Cảng, ông Shinzo Abe đã giải thích khi gọi điện cho quan chức đảng cầm quyền rằng: "Không phải đây là chuyến thăm đáp lễ của Hiroshima, mà luôn nghĩ rằng lúc nào đó phải đi một chuyến, muốn đi trong thời gian nhiệm kỳ của Tổng thống Mỹ Barack Obama".

Sau đó, ông Shinzo Abe đã gặp gỡ những chính khách như Tổng thư ký Đảng Tự do Dân chủ (LDP) Toshihiro Nikai. Theo tiết lộ của những người gặp ông, "hứng thú muốn đi của ông Shinzo Abe tăng mạnh".

Tờ Washington Post Mỹ cho rằng "sẽ cảm thấy ngạc nhiên nếu ông Shinzo Abe không đến Trân Châu Cảng". Mỹ nhiều lần hỏi "Thủ tướng Shinzo Abe có dự định thăm Trân Châu Cảng không?". Nhật Bản trả lời là "có".

Kế hoạch này có "thỏa thuận ngầm", được đẩy nhanh tiến trình, là thời điểm Nhật Bản "thông báo" cho chính quyền Barack Obama về cuộc hội đàm giữa ông Shinzo Abe và ông Donald Trump.

Nhà Trắng rõ ràng bày tỏ không vui, bởi vì Nhà Trắng coi cuộc hội đàm Shinzo Abe - Donald Trump là phía Nhật Bản đang từ bỏ chính quyền Barack Obama, đưa ra yêu cầu cụ thể đối với hình thức hội đàm giữa ông Shinzo Abe và ông Donald Trump.

Sau đó Nhật Bản đề nghị ông Shinzo Abe thăm Trân Châu Cảng, hai bên đã tiến hành thảo luận cụ thể.

Ngày 5/12, Nhà Trắng đã ra tuyên bố hoan nghênh ông Shinzo Abe thăm Trân Châu Cảng, Hawaii, cho hay: "(ông Barack Obama và ông Shinzo Abe) sẽ thể hiện thông qua sự liên hệ về lợi ích và giá trị chung, kẻ thù trước đây trở thành lực lượng hòa giải và nước đồng minh chặt chẽ".

Tháng 5/2016, Tổng thống Mỹ Barack Obama thăm Hiroshima. Ảnh: ABC News
Tháng 5/2016, Tổng thống Mỹ Barack Obama thăm Hiroshima. Ảnh: ABC News

Trong thời gian thăm Hawaii, ông Shinzo Abe sẽ còn tiến hành cuộc hội đàm cấp cao lần cuối cùng với ông Barack Obama, người sẽ chuyển giao chính quyền cho Tổng thống Mỹ nhiệm kỳ tới Donald Trump vào tháng 1/2017.

Ông Shinzo Abe cho biết "tôi luôn cân nhắc đưa ra thông điệp về ý nghĩa, tính tượng trưng của chuyến thăm Trân Châu Cảng cùng với tầm quan trọng của hòa giải. Trong cuộc hội đàm với ông Barack Obama tổ chức ở Lima, Peru (tháng 11), chúng tôi đã xác nhận việc thăm Trân Châu Cảng và đã đạt được thỏa thuận".

Tối ngày 5/12, quan chức cấp cao Chính phủ Nhật Bản ngày 5/12 cho biết: "Chuyến thăm trong giai đoạn cuối cùng của chính quyền Barack Obama là thời cơ rất tốt", "thời cơ của hai bên đã chín muồi". Trên cơ sở đó, "không cần thiết bày tỏ xin lỗi (về cuộc chiến giữa Nhật Bản và Mỹ)".

Nhiều đời Thủ tướng Nhật Bản chưa từng tưởng niệm những người chết trong chiến tranh ở Trân Châu Cảng, có tin là do họ lo ngại đơn phương thừa nhận trách nhiệm trong cuộc chiến tranh Nhật - Mỹ, sẽ bị phê phán là "ngoại giao xin lỗi".

Có phân tích cho rằng quyết định lần này của ông Shinzo Abe đã cân nhắc tới các tình hình như Tổng thống Mỹ Barack Obama thăm Hiroshima vào tháng 5/2016, những tiếng nói trông đợi ông thăm Trân Châu Cảng trong nội bộ Mỹ đang tăng lên.

Một mũi tên trúng nhiều đích

Khi đề cập đến cuộc hội đàm với ông Barack Obama, ông Shinzo Abe nhấn mạnh: "Đồng minh Nhật - Mỹ hiện nay đã trở thành 'đồng minh của hy vọng' tập trung cho giải quyết các vấn đề thế giới, lần này sẽ trở thành hội đàm có ý nghĩa tiến hành xác nhận đối với vấn đề này".

Đồng thời ông Shinzo Abe còn cho biết "sẽ tổng kết thời gian 4 năm qua và dựa vào cơ hội này để truyền đi cho thế giới về ý nghĩa tiếp tục tăng cường đồng minh Nhật - Mỹ hướng tới tương lai. Cuộc hội đàm lần này sẽ là cuộc hội đàm cấp cao cuối cùng có tính tổng kết".

Quân đội Mỹ và Nhật Bản trong cuộc tập trận chung Keen Sword ngày 19/11/2014 (ảnh tư liệu)
Quân đội Mỹ và Nhật Bản trong cuộc tập trận chung Keen Sword ngày 19/11/2014 (ảnh tư liệu)

Nhà Trắng cho biết, đối với Mỹ, ý nghĩa thăm Trân Châu Cảng của ông Shinzo Abe là "thể hiện hòa giải biến thù thành bạn". Trước hết, cử động này sẽ làm dịu khúc mắc của phái bảo thủ trong nội bộ Mỹ đối với cuộc tấn công Trân Châu Cảng của Quân đội Nhật Bản trước đây.

Trong thời gian tranh cử, ông Donald Trump từng tiến hành phê phán mạnh mẽ đối với việc ông Barack Obama thăm Hiroshima: "Trong thời gian thăm Nhật Bản, Tổng thống có nói đến sự kiện Nhật Bản tập kích Trân Châu Cảng hay không? Sự kiện này khiến cho rất nhiều người Mỹ mất mạng". Bất kể là Đảng Dân chủ hay Đảng Cộng hòa, những phát biểu này đều rất "dễ chịu".

Ngoài ra, ông Shinzo Abe thăm Trân Châu Cảng còn có thể thể hiện với thế giới về quan hệ đồng minh chặt chẽ giữa Nhật Bản và Mỹ. Khi Đảng Dân chủ Nhật Bản cầm quyền, quan hệ Nhật - Mỹ từng bị dao động, củng cố lại đồng minh Nhật - Mỹ là vấn đề quan trọng nhất đối với ông Shinzo Abe sau khi quay trở lại nắm quyền vào cuối năm 2012.

Vào đầu năm 2015, tức 70 năm sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, ông Shinzo Abe có bài phát biểu tại Quốc hội Mỹ đã kêu gọi hòa giải giữa Nhật - Mỹ, đã nhận được sự đồng cảm nhất định của phía Mỹ.

Tháng 9/2015, Nhật Bản đã thông qua Luật An ninh mới có thể thực hiện quyền tự vệ tập thể, đã tiếp tục thúc đẩy nâng cấp quan hệ đồng minh Nhật - Mỹ.

Đối sách với Donald Trump

Nhà lãnh đạo hai nước Nhật Bản và Mỹ tuyên bố hòa giải có thể là để tăng cường mối quan hệ đồng minh Nhật - Mỹ. Trong tình hình chính quyền mới Donald Trump muốn định nghĩa lại quan hệ đồng minh Nhật - Mỹ, việc làm này nhằm nhấn mạnh với toàn thế giới về mối quan hệ vững chắc giữa Nhật - Mỹ, từ đó kiềm chế Trung Quốc.

Ngày 17/11/2016, Thủ tướng Shinzo Abe đến New York Mỹ tiến hành hội đàm với Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump. Ảnh: NDTV
Ngày 17/11/2016, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đến New York Mỹ tiến hành hội đàm với Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump. Ảnh: NDTV

Ông Barack Obama và ông Donald Trump đều từng cho biết: "Mỹ không phải là cảnh sát thế giới". Chính quyền Barack Obama dựa vào hợp tác với các nước đồng minh như Nhật Bản, đã lãnh đạo xây dựng trật tự quốc tế. Khả năng chính quyền mới Donald Trump kế thừa phương châm này là rất cao. Đối với Mỹ, ông Shinzo Abe thăm Trân Châu Cảng cũng có ý nghĩa rất quan trọng.

Theo bài báo, đối với ngoại giao Shinzo Abe, đồng minh Nhật - Mỹ là hậu thuẫn của ngoại giao láng giềng.

Thăm Trân Châu Cảng là hành động hướng vào chính quyền Donald Trump. Ông Barack Obama thăm Hiroshima chính là giai đoạn ông Donald Trump nổi lên với tư cách là ứng cử viên Đảng Cộng hòa trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ.

Các nguồn tin Chính phủ dẫn lời những người xung quanh ông Barack Obama cho biết khi đó trong tình hình "ông Barack Obama đã nhìn thấy dấu hiệu 'Tổng thống đắc cử Donald Trump', ông muốn kịp thời cho biết 'quan hệ Nhật - Mỹ là như vậy'".

Trong thời gian tranh cử Tổng thống, ông Donald Trump yêu cầu Nhật Bản gia tăng chi trả kinh phí cho lực lượng Mỹ đóng tại Nhật Bản, đã nghi ngờ về trạng thái của đồng minh Nhật - Mỹ.

Nguồn tin từ Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho biết: "Cũng có hiệu quả từ sự kêu gọi của người quan hệ với Đảng Cộng hòa mang màu sắc phe diều hâu đậm đặc trên phương diện an ninh", đã tiết lộ ý nghĩa trong đối sách với ông Donald Trump.