Thoái vốn ngoài ngành: Tồn hơn 15.000 tỷ đồng ở các lĩnh vực nhạy cảm

Trao đổi với báo chí bên lề hội nghị báo chí toàn quốc sáng nay, Thứ trưởng Bộ TT-TT Trương Minh Tuấn cho hay cơ quan chuyên môn đang từng bước tìm ra các đối tượng và xử lý các trang thông tin xấu độc bôi xấu lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
Vốn ngoài ngành vẫn đọng lại trong các lĩnh vực nhạy cảm trong đó có bất động sản. (Nguồn: TTXVN)
Vốn ngoài ngành vẫn đọng lại trong các lĩnh vực nhạy cảm trong đó có bất động sản. (Nguồn: TTXVN)

Kế hoạch thoái vốn ngoài ngành vẫn chậm so với kế hoạch đề ra khi cả năm 2015, các đơn vị mới thoái được gần 5.000 tỷ đồng trên tổng số hơn 20.000 tỷ đồng cần thoái.

Đây là số liệu vừa được lãnh đạo Bộ Tài chính công bố trong buổi họp tổng kết năm 2015 diễn ra vào chiều 30/12.

Cụ thể, các đơn vị cả nước hiện mới thực hiện thoái vốn khỏi 5 lĩnh vực nhạy cảm (chứng khoán, ngân hàng tài chính, bảo hiểm, bất động sản và quỹ đầu tư) là hơn 4.975 tỷ đồng. Như vậy, theo tính toán của ngành tài chính, số vốn đầu tư vào 5 lĩnh vực trên cần phải thoái tiếp là hơn 15.000 tỷ đồng.

Thừa nhận tiến độ trên còn chậm so với kế hoạch đề ra, lãnh đạo ngành tài chính cho rằng, một phần nguyên nhân do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới và những khó khăn của kinh tế trong nước, ảnh hưởng đến thị trường tài chính, thị trường chứng khoán làm cho nhu cầu sụt giảm. 

Điều này khiến kế hoạch bán cổ phần ra công chúng của các doanh nghiệp cổ phần hóa không đạt được kế hoạch đề ra, tỷ lệ bán thành công thấp, nhiều doanh nghiệp sau IPO vẫn còn số lượng vốn Nhà nước lớn.

“Trong khi đó doanh nghiệp phải thoái một lượng vốn lớn trong khoảng thời gian nhất định vì vậy ảnh hưởng đến tiến độ thoái vốn của doanh nghiệp,” đánh giá của Bộ Tài chính nêu thêm.

Về tiến độ sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, báo cáo của Bộ Tài chính cho thấy, tính tới hết tháng 11, số lượng doanh nghiệp đã cổ phần hóa là 173 đơn vị trên tổng số 289 đơn vị chưa cổ phần hóa trong năm 2015.

Tính chung trong giai đoạn từ năm 2011 tới năm 2015, số doanh nghiệp đã thực hiện sắp xếp, cổ phần hóa là 422 đơn vị, đạt khoảng 78% kế hoạch.

Theo đánh giá của lãnh đạo Bộ Tài chính, nguyên nhân tiến độ chậm như trên một phần do nhận thức của một bộ phận cán bộ ở các cấp, các ngành và các doanh nghiệp chưa hiểu đúng ý nghĩa quan trọng của việc tái cơ cấu doanh nghiệp đối với phát triển kinh tế, xã hội. Điều này khiến tại nhiều nơi, lãnh đạo chưa thật sự quan tâm, tập trung triển khai.

Đánh giá thêm về quá trình cổ phần hóa, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh cho rằng, nhiều doanh nghiệp đã cổ phần hóa nhưng tỷ lệ vốn Nhà nước nắm giữ vẫn cao và chưa thoái tới mức đã được phê duyệt.

Đây là vấn đề theo Phó Thủ tướng cần tiếp tục đẩy mạnh trong thời gian tới để nâng cao quản trị của doanh nghiệp Nhà nước.

Ngoài ra, với thoái vốn ngoài ngành, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh cũng yêu cầu các đơn vị tiếp tục triển khai một cách "trật tự."

Theo TTXVN