Thành phố thông minh 2.0: Không phải công nghệ mà chính người dân là trung tâm

VietTimes -- Cho đến nay, phong trào thành phố thông minh luôn tập trung vào việc phát triển cơ sở hạ tầng lõi như mạng băng thông rộng và các cảm biến, nhưng lần  này, cuộc đối thoại sẽ chuyển sang một chủ đề còn quan trọng hơn nhiều - con người.
Các đại biểu dự sự kiện Smart Cities Connect
Các đại biểu dự sự kiện Smart Cities Connect

Tính đến thời điểm hiện tại, Hoa Kỳ có 19.519 thành phố. Trong thập kỷ qua, bất kỳ thành phố nào trong số đó đều đã trải qua những biến chuyển to lớn do có sự thay đổi trong công nghệ, kinh doanh và hành vi người tiêu dùng nói chung.

Và trong tuần này, hội nghị Smart Cities Connect (Kết nối các Thành phố Thông minh) đã khởi động để xem xét các xu hướng, công nghệ và công cụ mới nhất mà các thành phố đang sử dụng để giải quyết sự biến chuyển này. Trên thực tế, chủ đề chính của cuộc trò chuyện tuần này là, thành phố thông minh kế tiếp - hoặc Smart City 2.0 - sẽ như thế nào.

Nhìn lại, phong trào thành phố thông minh luôn tập trung vào việc phát triển cơ sở hạ tầng lõi cần thiết để hỗ trợ như mạng băng thông rộng và các cảm biến, nhưng lần  này, cuộc đối thoại sẽ chuyển sang một chủ đề còn quan trọng hơn nhiều - con người.

Steve Adler - Thị trưởng Austin, nhắc đến sự chuyển biến đó trong các nhận xét mở đầu của ông khi giải thích định nghĩa của Austin về một thành phố thông minh.

"Nếu xem xét đến cốt lõi vấn đề, một thành phố thông minh là một thành phố có thể nhìn vào bên trong và nhận diện những thách thức của nó - những gì người dân cần để có chất lượng cuộc sống mà họ muốn - và đưa ra các giải pháp độc đáo cho phép bộ máy thành phố và cộng đồng đối phó với những thách thức này ", ông nói. "Đó mới thực sự là một thành phố thông minh".

Cách tiếp cận này nhận được sự đánh giá cao đến từ người phụ trách truyền bá số hóa của công ty Salesforce, Vala Afshar. Ông này luôn nhấn mạnh rằng các thành phố có thể tìm kiếm nguồn cảm hứng từ khu vực tư nhân.

Ông nói: "Những công ty lớn lên và có được thị phần luôn đặt khách hàng ở vị trí trung tâm trong các nguyên tắc tư duy thiết kế (tổ chức) của họ. Và khi bạn (chính quyền) nghĩ về việc xây dựng và phát triển các thành phố thông minh, bạn phải để người dân ở trung tâm".

Cary%2C+N.C.%2C+portal

Ngay cả khi hiểu điều này, một trong những thách thức lớn nhất của chính quyền là cố gắng xác định xem người dân kỳ vọng ở điều gì. Một lần nữa, ông Afshar cho biết, cơ quan công quyền có thể học hỏi khu vực tư nhân để thấy rằng "người dân luôn mong chờ các cuộc tiếp đón, làm việc  phải được cá thể hóa, nhanh chóng và lịch sự".

Xét về mặt toán học thì quá ư đơn giản, các công ty luôn phải vận dụng, kết hợp các yếu tố này để giữ chân khách hàng, cũng là để tồn tại, và các cơ quan công quyền cũng cần sử dụng những yếu tố tương tự để phục vụ và lôi kéo công dân của họ hiệu quả hơn.

Lấy ví dụ thị trấn Cary (bang Bắc Carolina), nơi mà Giám đốc Sáng tạo và Phân tích Reid Serozi đang tận dụng phương pháp tiếp cận lấy người dân làm trung tâm trong chương trình Một Cary, một chiến lược của chính quyền tạo các kênh trải nghiệm cho công dân của mình. Việc cung cấp thông tin cho người dân dù là qua kênh hệ thống Amazon Echo hoặc qua trang web, thành phố luôn chú ý rút kinh nghiệm quản lý của chính quyền xung quanh người dân và nhu cầu của họ.

Công nghệ sẽ vẫn là một khía cạnh quan trọng của cuộc đối thoại về thành phố thông minh và những yếu tố xương sống của nó sẽ được nhắc tới nhiều lần, nhưng những thành phố tập trung thiết kế công nghệ xung quanh người dân của họ sẽ được chuẩn bị tốt hơn cho một tương lai không thể tránh khỏi.

Lời kết thúc của Afshar đã tổng kết tốt nhất vấn đề đã nêu: "Các công ty không bứt phá được, các thành phố không bứt phá được", ông nói, "thì người dân sẽ bứt phá".