Thành Chung- Một giải đấu thành công

Thành Chung- Một giải đấu thành công

VietTimes -- Không phải Tiến Linh, cầu thủ ghi bàn thắng duy nhất, hay Quang Hải, đội trưởng U23 Việt nam mà trung vệ Thành Chung mới là cầu thủ thi đấu tốt nhất tại VCK U23 châu Á 2020. Các số liệu kỹ thuật của AFC vừa mới công bố đã chỉ rõ điều này.
Thành Chung đã có 1 VCK U23 châu Á thành công. Ảnh VFF.
Thành Chung đã có 1 VCK U23 châu Á thành công. Ảnh VFF.

Là một trong 3 cầu thủ đá đủ 270 phút và rất ngạc nhiên khi trung vệ Thành Chung là cầu thủ Việt Nam thực hiện nhiều đường chuyền nhất. Với 180 đường chuyền, tỷ lệ chính xác 81,6% (147 đường chuyền đúng địa chỉ) tốt hơn rất nhiều với các cầu thủ còn lại. Ngay cả Quang Hải cũng chỉ thực hiện được 119 đường chuyền, tỷ lệ chính xác 81%. Tiền vệ trung tâm Hoàng Đức chỉ có 139 đường chuyền, tỷ lệ thành công 82,9%.

Dấu ấn Thành Chung

So với 2 năm trước, Quang Hải sau 2 năm đã không có một VCK U23 châu Á xuất sắc như tại Thường Châu. Trở lại sau chấn thương, lại không có sự hỗ trợ cần thiết của đồng đội như trước đây đội trưởng U23 Việt Nam đã được ông Park thử nghiệm ở 3 vị trí và đều không để lại dấu ấn đáng kể. Thực ra, Quang Hải chỉ phát huy khả năng khi được đá gần khung thành đối phương, giải phóng bớt nhiệm vụ phòng ngự và có “vệ tinh” có chất lượng xung quanh.

Hiện tại U23 Việt Nam chỉ có Thành Chung và Đình Trọng sở hữu những đường phát động tấn công bằng những đường chuyền dài. Các cầu thủ U23 UAE, U23 Jordan đều không phải đối phó nhiều miếng đánh này. Bàn thắng của Tiến Linh xuất phát từ đường chuyền của Thành Chung để Tấn Tài dùng tốc độ bức phá, kiến tạo cho trung phong của B.Bình Dương ghi bàn.

Trung vệ Thành Chung là cầu thủ Việt Nam thực hiện nhiều đường chuyền nhất. Với 180 đường chuyền, tỷ lệ chính xác 81,6% (147 đường chuyền đúng địa chỉ) tốt hơn rất nhiều với các cầu thủ còn lại. Ảnh VFF
Trung vệ Thành Chung là cầu thủ Việt Nam thực hiện nhiều đường chuyền nhất. Với 180 đường chuyền, tỷ lệ chính xác 81,6% (147 đường chuyền đúng địa chỉ) tốt hơn rất nhiều với các cầu thủ còn lại. Ảnh VFF

Rõ ràng có tới 4 cầu thủ U23 Triều Tiên phòng ngự ở sân nhà nhưng họ đã bị bất ngờ trước Tấn Tài, Tiến Linh. Đây là lần hiếm hoi lấy ít đánh nhiều nhưng chúng ta đã có bàn thắng vì tính bất ngờ, sáng tạo của các cầu thủ U23 Việt Nam.

Việc ra sân thay thế Đình Trọng chấn thương trong màu áo Hà Nội mùa bóng vừa qua đã giúp trung vệ này trưởng thành lên rất nhiều. Tại VCK U23 châu Á 2020 Thành Trung có tỷ lệ tắc bóng thành công lên đến 33,3%, phá bóng 15 lần, nhiều nhất phía U23 Việt Nam, đánh chặn thành công 8 lần, tắc bóng chính xác 2 lần.

Tất nhiên, Đình Trọng chỉ ra sân 179 phút tại VCK U23 châu Á 2020 lần này nhưng cũng đã kịp để lại dấu ấn. Anh có 110 đường chuyền, tỷ lệ chính xác lên đến 93,6%, đánh chặn thành công 4 lần, tắc bóng chính xác 4 lần.

Điều này khiến cho đội tuyển quốc gia Việt Nam có thêm các trung vệ có khả năng chuyền dài, phát động tấn công tốt. Cùng với Quế Ngọc Hải, họ sẽ giúp cho tuyến trên có thêm những phương án tấn công bất ngờ.

Trên hàng công, U23 Việt Nam đã có tới 40 cú sút, trúng đích 8 và chỉ có 1 bàn thắng. Tính ra số cú sút về phía khung thành đối phương của U23 Việt Nam đứng thứ thứ 7, sau Iran, Iraq, Hàn Quốc, Thái Lan, Uzbekistan và Nhật Bản. Nhưng chất lượng các cú sút thì khá thấp, phần lớn đều thực hiện từ khoảng cách khá xa khung thành.

Chỉ ra sân 225 phút nhưng Đức Chinh là cầu thủ thực hiện được nhiều cú sút nhất (5 cú sút), trúng đích 2, nhưng Tiến Linh mới là người có cú sút trúng đích nhiều nhất (3 cú sút). Việc bộ đôi tiền đạo chỉ có 5/8 cú sút trúng khung thành sau 3 trận đấu cũng nói lên tình trạng đói bóng của hàng công.

Nỗi lo của ông Park

Điều ông Park khá quan ngại là so với 2 năm trước đây, cách con số kỹ thuật đều không có xu hướng thấp hơn. Nếu như tại VCK U23 châu Á 2018 chúng ta chỉ sút 19 lần, trúng khung thành 7 nhưng có 2 bàn thắng nhưng trên đất Thái Lan sút 40 lần, trúng khung thành 8 và nhưng chỉ có 1 bàn thắng.

Các chỉ cố kỹ thuật của 2 VCK U23 VN. Ảnh Fac Foorball
Các chỉ cố kỹ thuật của 2 VCK U23 VN. Ảnh Fac Foorball

Dù lần này chúng ta đã có số đường chuyền 1.363 (cách đây 2 năm chỉ 910) nhưng tuyến tiền vệ U23 Việt Nam dùng khá nhiều đường chuyền về. Các tiền vệ Hoàng Đức, Đức Chiến đều không thành thạo pressing, khi bị đối phương ập vào thường phải chuyền vệ cho hậu vệ, thủ môn. Điều này khiến cho khả năng chuyển tình trạng từ phòng ngự sang tấn công của các học trò ông Park rất chậm, không gây khó khăn cho đối phương.