Tham vọng của Google dưới góc nhìn của sếp phần cứng Rick Osterloh

Sự kiện Google mua lại một phần bộ phận di động của nhà sản xuất Đài Loan HTC trị giá 1,1 tỷ USD cuối tháng 9 vừa qua không khỏi khiến dư luận và báo giới đặt lại câu hỏi quen thuộc: Người khổng lồ tìm kiếm có thật sự nghiêm túc với ý định tự chủ phần cứng hay không? 
Rick Osterloh - Phó chủ tịch phụ trách phần cứng cao cấp của Google
Rick Osterloh - Phó chủ tịch phụ trách phần cứng cao cấp của Google

Mời bạn đọc VnReview.vn theo dõi bài viết gần đây của biên tập viên trang tin công nghệ nổi tiếng TheVerge Dieter Bohn sau buổi phỏng vấn với phó chủ tịch phụ trách phần cứng Google, Rick Osterloh. 

Chỉ vừa đảm nhận vị trí phó chủ tịch phụ trách phần cứng cấp cao tại Google hơn 17 tháng, Rick Osterloh đã nhiều lần nhận được những câu hỏi giống nhau từ báo giới. Một câu đơn giản là Google nghiêm túc đến mức nào trong việc tự sản xuất phần cứng cho chính mình? Đó là một thú vui hay nó thật sự tác động đến báo cáo tài chính của công ty sở hữu công cụ tìm kiếm số một thế giới? Liệu Google có đảm bảo sẽ không lặp lại những sai lầm trong vụ thâu tóm Motorola xấu số năm 2012 để rồi chịu ảnh hưởng tới doanh thu những năm sau đó? (Google đã mua bộ phận điện thoại di động của Motorola từ tháng 3/2012 với giá 12,5 tỉ USD rồi bán lại cho Lenovo vào tháng 1/2014 chỉ với 2,9 tỉ USD)

Osterloh đã nghe tất cả những câu hỏi trên khi còn là chủ tịch của Motorola trước lúc gia nhập Google. Trong buổi phỏng vấn kéo dài một tiếng với The Verge xoay quanh thương vụ mới nhất giữa Google và HTC, các câu trả lời cho những câu hỏi trên của ông vẫn không thay đổi so với tháng tư năm ngoái. Biên tập viên Dieter Bohn đã lặp lại các câu hỏi trên nhiều lần để đảm bảo tính nhất quán trong các câu trả lời của Osterloh. Nếu bạn còn nghi ngờ về tham vọng phần cứng của Google thì bằng chứng mới nhất là vụ mua lại khoảng hai ngàn kỹ sư cùng một số thiết bị và sở hữu trí tuệ của HTC.

Tháng 10 năm ngoái, Google cũng cho thấy sự nghiêm túc với phần cứng của họ bằng làn sóng công bố một loạt phần cứng mới. Nhưng khi đó Osterloh chỉ vừa bắt đầu cương vị hiện nay vài tháng và tham gia các buổi lễ ra mắt sản phẩm mới với vai trò MC nhiều hơn là kiến trúc sư đầu tiên của chúng.

Đến năm nay, mọi thứ Google đang công bố đều được chế tạo dưới sự chỉ huy của ông. Đây là cái nhìn chân thật đầu tiên của the Verge về tầm nhìn phần cứng Google trong quan điểm của Osterloh. Tầm nhìn của ông có không ít hơn 8 sản phẩm, trong số này có hai món nằm trong các nhóm sản phẩm hoàn toàn mới.

Nếu năm ngoái là một dạ tiệc xuất xưởng phần cứng của Google thì năm nay có một số khác biệt. Người ta tuyên bố là Google rất nghiêm túc về việc biến phần cứng thành công việc kinh doanh thực sự trên quy mô lớn, dù có thể không phải là trong năm nay.

Lý giải thương vụ mua lại HTC

Thương vụ HTC của Google không phải là  trực tiếp thâu tóm công ty mà chỉ đơn giản là thuê lại các kỹ sư HTC đổi sang chào đón huy hiệu Google nhưng không cần đóng gói đồ đạc và chuyển văn phòng. Với Google, đây không phải là vì nỗ lực thực tế ảo hay năng lực sản xuất của HTC mà Google chọn các nhà máy tốt nhất cho các sản phẩm tương lai của mình, Osterloh nói.

"Về cơ bản, thỏa thuận nhắm tới việc phát triển năng lực để chúng tôi có thể mở rộng kinh doanh nhanh hơn, củng cố vị thế smartphone".

Đội kỹ sư được mua lại vốn rất quen thuộc với Google vì họ chính là những người sáng tạo ra phiên bản điện thoại Android đầu tiên G1 và Nexus One, đồng thời tham gia sâu vào việc thiết kế Pixel năm ngoái.

Thiết bị Android thương mại đầu tiên là HTC Dream, còn gọi là T-Mobile G1 ở Mỹ phát hành năm 2008, còn Nexus One ra mắt năm 2010. Cả hai đều có sự đóng góp phát triển phần cứng của HTC. HTC cũng chính là nhà thầu thầm lặng cho các dòng Google Pixel, Pixel XL năm ngoái.

Tham vọng của Google dưới góc nhìn của sếp phần cứng Rick Osterloh  ảnh 2

T-Mobile G1 và Nexus One (Ảnh: Know Your Mobile,xphone24.com)

"Kinh doanh phần cứng cần nhiều người để mở rộng và làm những việc lớn. Đặc biệt là smartphone vốn siêu phức tạp… Việc lớn tiếp theo là chúng tôi cần mở rộng hoạt động ở châu Á". Có phải là Google đang xuôi dòng trên con đường tương tự như vụ mua lại Motorola: né tránh việc đề cập tới nó rồi cuối cùng đá nó lại cho Lenovo?

Osterloh không nghĩ rằng lịch sử sẽ lặp lại bởi vì "Chúng là những thương vụ rất, rất khác nhau. Tôi không ở đây khi Google quyết định thâu tóm Motorola. Tôi đến sau đó. Nhưng có thể thấy rõ động lực chủ yếu của việc đó là (các bằng sáng chế smartphone và sở hữu trí tuệ) vào thời điểm đó".

Thực tế là các bằng sáng chế (của Motorola) đã không có giá trị ở mọi nơi như quan điểm của cả Google lẫn Motorola. (Google bỏ ra 12,5 tỷ USD mua Motorola Mobility nhưng sau này chỉ thu được 2,9 tỷ USD khi bán lại nó cho Lenovo, đồng thời giữ lại các bằng sáng chế trị giá 5,5 tỉ USD)

Theo Osterloh, vấn đề chính trong vụ thâu tóm Motorola là Google không biết rõ mục tiêu của mình, trong khi Motorola có khá nhiều bộ phận kinh doanh khác nhau ngoài điện thoại.

Còn lần này, mua lại HTC là "một giao dịch chiến lược rất khác biệt. Chúng tôi biết chính xác những gì chúng tôi cần". Đó là "năng lực kỹ nghệ sâu hơn" ở đội ngũ HTC mà Google đã biết từ lâu.

Tham vọng của Google dưới góc nhìn của sếp phần cứng Rick Osterloh  ảnh 3

(Ảnh: RapidLeaks)

Công bằng mà nói thì thương vụ HTC quá nhỏ bé so với Motorola (1,1 tỉ USD so với 12,5 tỉ USD). Tuy vậy điều này cũng nhấn mạnh mức độ nghiêm túc của Google trong việc tự mình sản xuất điện thoại. Có thể cuối cùng cũng đến lúc Samsung mất kiên nhẫn với sự cạnh tranh này.

Nói chính xác thì vụ này không phải là vấn đề của Osterloh vì ông phụ trách chung về phần cứng. "đó có thể là một câu hỏi đúng với Hiroshi (Hiroshi Lockheimer, người phụ trách thương hiệu Android)".

Google cũng không chỉ có smartphone mà còn sản xuất cả loa gia đình, tai nghe, camera kiểu mới và dòng laptop cao cấp. Một lĩnh vực mà bộ phận phần cứng của Google đang nhắm tới là khu vực của Nest (nhà sản xuất thiết bị gia dụng tự động hóa cho nhà thông minh được Google mua lại tháng 1/2014). Osterloh không lo lắng về điều đó "Công ty quyết định rằng họ sẽ là những đơn vị kinh doanh độc lập. Trọng tâm của chúng tôi là cố gắng kết nối mọi người tới các dịch vụ của Google tại nhà".

Tham vọng của Google dưới góc nhìn của sếp phần cứng Rick Osterloh  ảnh 4

Tầm nhìn trong phát triển phần cứng

Một cách thẳng thắn thì doanh số bán smartphone của Google sẽ không có khả năng trở thành mối đe dọa của Samsung trong một sớm một chiều. Trọng tâm của Google là "dòng cao cấp trong một vài thị trường". Hệ sinh thái này đang có một số sự trùng lắp. Đã có 2 tỉ Android được bán ra nhưng "việc kinh doanh của chúng tôi hạn hẹp hơn rất nhiều".

Câu nói trên lại gợi lên vấn đề đã được hỏi nhiều lần: Google có nghiêm túc với tham vọng phần cứng không?

Osterloh vẫn nghĩ Pixel "đang cố gắng đem lại một trải nghiệm chuẩn mực" và gọi nó là "một luồng rất phổ biến từ Nexus".

Dù hiện tại mục tiêu của Osterloh với Pixel không phải là doanh thu mà là "sự thỏa mãn tiêu dùng và trải nghiệm người dùng" nhưng ông vẫn kỳ vọng Pixel sẽ "trở thành việc kinh doanh lớn, có ý nghĩa với công ty theo thời gian".

Trước câu hỏi về mục tiêu của Google trong năm năm tới, Osterloh cho rằng Google sẽ "không muốn có thị trường ngách mà hy vọng bán các sản phẩm với doanh thu cao".

Trong những năm tới Google sẽ tập trung vào các công nghệ cao cấp chi tiết, bán ra những điện thoại có camera và màn hình OLED tốt nhất. Pixel sẽ không chỉ cạnh tranh về chất lượng mà còn vượt trội hơn các đối thủ trong một số tiêu chí nhất định khác.

Tham vọng của Google dưới góc nhìn của sếp phần cứng Rick Osterloh  ảnh 5

(Ảnh: Wired.com)

Hơn tất cả, Osterloh tin rằng sứ mệnh của Google trong mảng phần cứng là tận dụng được các thế mạnh cốt lõi của Google để áp dụng vào các sản phẩm máy tính. Ở công ty mọi người thường nói về điều tương tự ở đã được nghe nhiều lần ở Apple: tích hợp phần cứng và phần mềm là bí quyết làm nên những sản phẩm vĩ đại. 

Không dừng lại ở đó, Osterloh và những người khác ở Google còn thêm vào một xu hướng mới: "phần cứng, phần mềm và trí tuệ nhân tạo".

Tham vọng của Google dưới góc nhìn của sếp phần cứng Rick Osterloh  ảnh 6

 "Phần cứng+ phần mềm+ trí tuệ nhân tạo" là định hướng thiết kế mới của Google được CEO Sundar Pichai chia sẻ trong buổi công bố sản phẩm mới hôm thứ tư vừa qua 4/10 (Ảnh: BusinessInsider)

Xây dựng lợi thế độc đáo với AI

Nói về việc tích hợp phần cứng và phần mềm, vấn đề chúng ta hay né tránh là silicon.

Apple tự thiết kế bộ xử lý của mình và có khả năng sản xuất những chip mà nhiều người cho là đi trước nhiều năm so với những thứ Qualcom có thể cung cấp cho các nhà sản xuất như Google.

Osterloh cho rằng Google không có lợi thế về phần cứng nhưng trong bối cảnh hiện nay, chỉ tập trung vào CPU là một sai lầm. Thực tế là các bộ xử lý sẽ không nhanh hơn với cùng tốc độ như trước đây. Định luật Moore về đường cong hiệu suất trong công nghệ sẽ tăng gấp đôi sau mỗi 18 tới 24 tháng đã không còn đúng. Quy luật mở rộng Dennard cho rằng các bộ xử lý càng nhỏ hơn càng có hiệu năng cao hơn cũng không còn ứng dụng được.

"Bạn không thể chỉ đưa một con chip theo công nghệ hiện đại nhất vào một laptop, điện thoại rồi kỳ vọng mọi thứ sẽ được thực hiện với cùng mức độ hiệu suất".

Cách giải quyết một số vấn đề của Google là hợp tác chặt chẽ với Qualcomm. Theo Osterloh, họ sẽ không tự mình phát triển chip mà chọn một hướng đi khác. Chìa khóa trong chiến lược hiệu suất của Google là trí tuệ nhân tạo (AI). Nếu đường cong năng lực chip đang phẳng thì kế hoạch của Osterloh là khác biệt hóa sản phẩm của Google bằng cách tích hợp công nghệ học máy và AI.

Tham vọng của Google dưới góc nhìn của sếp phần cứng Rick Osterloh  ảnh 7

CEO Sudar Pichai trình bày về tích hợp công nghệ học máy và AI để tạo nên lợi thế khác biệt tại lễ ra mắt sản phẩm mới tháng 9/2016 (Ảnh: BusinessInsider)

Toàn bộ Google đang hướng về những cải tiến trong AI và học máy. Những cải tiến đó sẽ đem lại cho phần cứng Google nhiều điều thú vị. "Bởi vì CÔNG NGHỆ PHẦN CỨNG LÕI ĐANG CHẬM LẠI, THAY ĐỔI VÀ CÁC QUY LUẬT QUÁ KHỨ KHÔNG CÒN HỢP LÝ, chúng tôi nghĩ rằng điều đó sẽ tạo ra khả năng tương lai giúp chúng tôi phát triển phần cứng giải quyết được những vấn đề hiện nay và thật sự thúc đẩy ngành điện toán đi về phía trước".

Đây là lợi thế độc đáo của Google. Khi Google mở rộng vị thế dẫn đầu về AI và học máy, công việc này sẽ được áp dụng trực tiếp vào phần cứng của Google. Đó có thể là việc trò chuyện với máy chủ Google như trường hợp Google Assistant hay tích hợp với các chip địa phương tùy nhu cầu với máy ảnh Google Clips mới.

Tham vọng của Google dưới góc nhìn của sếp phần cứng Rick Osterloh  ảnh 8

Một AI của Google: tích hợp máy ảnh Google Clips với các chip địa phương tùy nhu cầu (Ảnh: TheVerge)

Triết lý thực dụng trong thiết kế

Cần thời gian để chúng ta có thể nói về việc công nghệ học máy của Google có phát triển hay không. Ai biết được, có thể cuối cùng nó sẽ tự quyết định chuyện cạnh tranh trực tiếp với Apple về chip.

Ngay lúc này, những gì chúng ta có thể đánh giá được là thiết kế sản phẩm phần cứng của Google. Thiết kế kiểu Google thường tập trung rất nhiều vào sự thực dụng đơn giản thay vì những hào nhoáng bên ngoài.

"Thiết kế sản phẩm đang cố gắng phản ánh thương hiệu. Tôi nghĩ công ty (Google) luôn luôn cố gắng giải quyết các vấn đề thật sự của người dùng và có độ lùi công nghệ trong nền tảng".

Thay cho những màn hình cong cả hai bên trái và phải (edge-to-edge) hay màn hình cong, Google cố gắng giữ mình đơn giản, đẹp và sạch… Họ cố gắng gợi cho chúng ta nhớ đến tài sản chính của Google: hộp tìm kiếm lớn.

Nhắc đến Google, hộp tìm kiếm là cái đầu tiên mà chúng ta dễ liên tưởng tới. Dù có thể gã khổng lồ tìm kiếm đã tung ra một họ sản phẩm lớn, đã thuê hàng ngàn kỹ sư điện thoại mới, nghiêm túc về việc sáng tạo những sản phẩm cạnh tranh trực tiếp với Apple, Samsung, Amazon, Bose, Sonos… nhưng họ vẫn chưa thực hiện tất cả những điều này trên quy mô lớn. Nhưng sau cuộc trò chuyện với Osterloh, chúng ta thấy rất rõ là Google muốn làm điều đó.

Theo VnReview

http://vnreview.vn/tin-tuc-kinh-doanh/-/view_content/content/2293101/tham-vong-cua-google-duoi-goc-nhin-cua-sep-phan-cung-rick-osterloh