Thăm dò: Dân Na Uy sợ ông Putin hơn lãnh đạo các nước Trung Quốc, Triều Tiên và Mỹ!

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Trong khi người dân Na Uy coi ông Putin là mối đe dọa lớn nhất với hòa bình thế giới, thì các nhà phân tích chỉ ra rằng mối đe dọa từ Trung Quốc còn nghiêm trọng hơn nhiều.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (Ảnh: Sputnik)
Tổng thống Nga Vladimir Putin (Ảnh: Sputnik)

Có tới 38% người dân Na Uy coi Tổng thống Nga Vladimit Putin là mối đe dọa lớn nhất đối với hòa bình thế giới, theo kết quả thăm dò mà hãng Ipsos thực hiện cho tờ báo Dagbladet. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đứng ở vị trí thứ 2 với 25%, tiếp đó là nhà lãnh đạo Kim Jong-un của Triều Tiên. Tổng thống Mỹ Joe Biden chỉ nhận được 4%.

7% còn lại cho hay không có nhà lãnh đạo nào trong số trên là mối đe dọa, trong khi 7% không quyết định rõ ràng.

Giám đốc của Viện Fridtjof Nansen, Iver B. Neumann, nói rằng ông không bất ngờ trước kết quả trên, và liệt ra 3 lý do tại sao mà người Na Uy lại sợ Nga.

“Đầu tiên, chúng tôi có liên hệ sát với một mối đe dọa từ Nga gần như trong cả thế kỷ. Nhiều người lo ngại về nước Nga. Thứ hai, nước Nga nằm sát chúng tôi hơn là Trung Quốc, Triều Tiên, và cả Mỹ. Thứ ba, Nga thường sử dụng sức mạnh quân sự” – Newmann nói.

Nhưng theo ông Neumann, Nga không được xem là thế lực toàn cầu, cùng không phải siêu cường, mà chỉ là “một người chơi nhỏ trên thế giới”, với “chỉ” 145 triệu dân và “một nền kinh tế tương đương Tây Ban Nha”. Ngược lại, Trung Quốc có tới hơn 1 tỉ dân cùng nền kinh tế có khả năng sắp vượt qua Mỹ trong thời gian ngắn, là một thách thức sắp đến đối với hòa bình thế giới và có thể trở thành mối đe dọa lớn.

“Trung Quốc là một thế lực sẽ thay đổi nhiều thứ, và điều này đã rõ ràng trong 15 -20 năm vừa qua” – Neumann.

Nhà nghiên cứu châu Á Stein Tonnesson đến từ Cơ quan Nghiên cứu Hòa bình cũng tập trung hơn vào Trung Quốc.

“Chính mối quan hệ đang suy giảm giữa Trung Quốc và Mỹ, và giữa ông Biden và ông Tập Cận Bình, mới là điều quan trọng nhất” – ông Tonnesson nói, chỉ ra một cuộc xung đột tiềm ẩn xung quanh vấn đề Đài Loan, từ đó có thể kích hoạt một cuộc chiến toàn cầu.

Không giống như nước láng giềng Thụy Điển – trong nhiều thế kỷ đã trải quan vô số cuộc chiến với Nga tranh chấp các vùng lãnh thổ phía Bắc và tầm ảnh hưởng- Na Uy chưa từng có xung đột với Nga.

Tuy nhiên, quan hệ Na Uy – Nga – được củng cố qua hàng trăm năm hợp tác từ thời Viking – giờ đã trở nên căng thẳng do các cáo buộc do thám và tăng cường quân đội.

Truyền thông và cả văn hóa Na Uy thường có xu hướng mô tả Nga theo chiều hướng tiêu cực, đặc biệt nhấn vào những điều mà họ coi là sai trái của Nga, những mối đe dọa mà họ tưởng tượng ra và cả những luận điệu từ Nga mà họ coi là mang đậm tính Chiến tranh Lạnh.

Một ví dụ điển hình cho tâm lý của người Na Uy chính là bộ phim mang tên “Occupied” (Chiếm đóng), trong đó Na Uy đối mặt với một cuộc xâm lược từ Nga. Nội dung phim đi ngược lại lịch sử, bởi chính Hồng quân Liên Xô đã giải phóng Bắc Na Uy khỏi tay Đức quốc xã trong những giai đoạn sau của Thế chiến II.

Theo Sputnik