Thái Lan: 6 bước để đạt được mục tiêu cách mạng công nghiệp 4.0

Viettimes -- Thái Lan đang có những động thái ngày càng tỏ rõ quyết tâm bước vào CMCN 4.0. Trong các bài viết trên phương tiện truyền thông đại chúng luôn so sảnh với các đối thủ cạnh tranh trong khu vực như Việt Nam, Singapore...để tìm ra giải pháp thúc đẩy tham vọng trở thành nền kinh tế số hóa.
Hình minh họa: Moderndiplomacy.eu
Hình minh họa: Moderndiplomacy.eu

Chính phủ Thái Lan quả là đang bị ám ảnh về chiến lược Thailand 4.0 với mục tiêu làm cho nền kinh tế đất nước Chùa Vàng trở thành một nền kinh tế số. Liệu điều này có thể trở thành hiện thức? Trong quá khứ, Thái Lan đã thành công trong việc sản xuất hàng loạt các sản phẩm sử dụng nhiều lao động so với các đối thủ Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam và Indonesia. Trong tương lai, Thái Lan phải chuyển sang các hoạt động có giá trị gia tăng cao hơn, vì thế sẽ phải chuyển sang chuỗi cung ứng toàn cầu.

Thái Lan không nên tập trung vào năng suất và hiệu quả nữa mà thay vào đó nên tập trung vào sự ổn định, cơ sở hạ tầng, giáo dục và giới doanh nhân.

Thailand 4.0 là gì?

Một cuộc khảo sát từ năm 2016 cho thấy hầu hết các công ty đều không biết Thailand 4.0 thực sự có ý nghĩa gì. Thailand 4.0 là mô hình kinh tế thứ tư nhằm mục đích giải thoát cho đất nước khỏi những thách thức kinh tế như bẫy thu nhập trung bình. Hôm nay sẽ bàn đến chủ đề số hoá và kết nối ngành công nghiệp.

Phải làm gì để đạt được Thailand 4.0?

Thứ nhất, nó phải xuất phát từ chính phủ. Thái Lan luôn phải  đối mặt với những khó khăn do thiên nhiên và môi trường chính trị như các đợt lũ lụt và một số cuộc đảo chính trong những thập kỷ qua. Bên cạnh đó, tính không hiệu quả và tham nhũng quan liêu là những mối lo ngại ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường kinh doanh. Do các chính phủ thường xuyên thay đổi, không có chính sách ổn định cho sự đổi mới dẫn đến các quy trình bị chậm hơn mức cần thiết để đạt được Thailand 4.0.

Thứ hai, Thái Lan cần tập trung vào lĩnh vực nghiên cứu và phát triển (R & D). Chi tiêu tổng thể của Thái Lan cho nghiên cứu và phát triển chỉ chiếm 0,21% GDP, thấp hơn nhiều so với các nước đối thủ cạnh tranh (Singapore, Malaysia) và sẽ tăng lên  ít nhất là 0,5% GDP, dù cho vẫn rất đáng nghi vấn liệu số tiền này có thể giúp  thúc đẩy đổi mới tiến lên phía trước. Chính phủ Thái Lan có thể đã xuất phát quá muộn để tạo động cơ cho ngành công nghiệp thích nghi với những công nghệ mới nhất trong khi các nước phát triển chắc chắn thì lại có lợi thế về thời gian.

Thứ ba, Thái Lan cần phát triển hạ tầng kỹ thuật số. Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD nói rằng Bộ Công nghiệp tập trung ưu tiên tăng trưởng đầu tư nước ngoài (FDI)  và tăng trưởng xuất khẩu thay vì phát triển năng lực công nghệ. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật số bắt đầu với tính khả dụng và khả năng tiếp cận với  internet. Vào năm 2015, gần 40% người Thái Lan được sử dụng Internet, chỉ số có thể coi là khá cho một nước đang phát triển, nhưng các đối thủ cạnh tranh như Việt Nam (52%) và Singapore (82%) đều đáp ứng tốt hơn các tiêu chí về khởi động số hóa. Cần phải mất thời gian để đưa băng thông rộng tới mọi thôn, bản, nhưng Thái Lan đang đi đúng hướng để đáp ứng yêu cầu này.

Điểm thứ tư là mức độ sự dễ dàng để khởi sự một doanh nghiệp ở nước này ở mức nào. Các quốc gia như New Zealand và Singapore được Ngân hàng Thế giới xếp ở những vị trí hàng đầu trong bảng xếp hạng gồm 190 quốc gia. Trong quá khứ, Thái Lan đã làm tốt chuyện này, nhưng hiện không thể duy trì được vị trí đã có. So với các quốc gia khác, Thái Lan vẫn có một thứ hạng  tốt nhưng thật tiếc là vẫn bị liệt vào hàng những nước rất tham nhũng.

Vấn đề thứ năm liên quan đến giáo dục. Mặc dù mức chi tiêu của chính phủ đang tăng lên trong việc đảm bảo tiếp cận với giáo dục bậc trung học và đại học và đạt mức khá so với các nước cạnh tranh, nhưng các sinh viên tốt nghiệp lại không có khả năng cạnh tranh và do đó chỉ có được một vị trí thấp ở châu Á. Kết quả khảo sát cho thấy người Thái đang tụt hậu về toán học và khoa học và mức độ đổi mới thấp hơn so với các nước có nền giáo dục tương đương. Các trường đại học của Thái Lan cho thấy vẫn tồn tại những điểm yếu về chất lượng, nhất là trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển, một vấn đề rất điều quan trọng để có được tư duy mới, một điều thiết yếu của Thailand 4.0. Kết quả là sự thiếu hụt lao động có kỹ năng và chỉ có rất ít sinh viên tốt nghiệp đại học đứng ra khởi nghiệp. Một lý do khác là có ít sự giao tiếp và hợp tác giữa các trường đại học và ngành công nghiệp.
Điểm thứ sáu liên quan đến ngành công nghiệp. Hầu hết công nhân chỉ học cách làm việc hiệu quả tại vị trí tác nghiệp mà không có cơ hội để có thêm kiến thức về các quy trình làm việc hiện đại hoặc các phương pháp R & D (thiếu sự chuyển giao công nghệ). Chính phủ có hỗ trợ phát triển kỹ thuật số của ngành công nghiệp nhưng những công nhân thường không nhận việc thấy cơ hội từ việc hợp tác với một trong nhiều viện nghiên cứu công. Doanh nhân và sự sáng tạo của DNNVV đã không nhận được sự hỗ trợ trong một thời gian dài. Trên tất cả là hiện tượng nhiều công ty vẫn giữ tư duy truyền thống và không thấy cần cải thiện. Do đó, bằng sáng chế trên đầu người của Thái Lan rất thấp và chỉ có 12% các công ty đầu tư vào R & D.

Cuối cùng, Thái Lan có thể bị loại ra khỏi hàng ngũ các nước có thứ hạng cao vì các yêu cầu của Thailand 4.0 thì không được đáp ứng, còn Thái Lan 3.0 không được chuyển đổi hoàn toàn. Mặc dù các mục tiêu có thể là quá khó để đạt được, nhưng đó là điều rất tốt  khi đất nước đang phấn đấu vì sức cạnh tranh trong tương lai thay vì phải chịu rủi ro tụt hậu trở lại.