Tên lửa Trung Quốc ở Hoàng Sa đẩy cục diện Biển Đông leo thang báo động

Viettimes--Những lo ngại về chuỗi phản ứng liên hoàn do hệ thống tên lửa HQ-9 mà Trung Quốc thiết lập trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đang khiến Mỹ cùng các quốc gia khu vực lo lắng và đã đẩy cục diện biển Đông leo thang và nóng hơn bao giờ hết.
Biển Đông lại một lần nữa dậy sóng vì hành vi quân sự hóa của Trung Quốc
Biển Đông lại một lần nữa dậy sóng vì hành vi quân sự hóa của Trung Quốc

Trung Quốc quân sự hóa biển Đông và cuộc khẩu chiến Mỹ - Trung 

Ngày 16/2, hãng Fox News của Mỹ đưa tin, mới đây đài truyền hình đã thu thập được một số hình ảnh vệ tinh dân dụng ở các đảo trên biển Đông. Trong đó, trên đảo Phú Lâm có một dụng cụ rất giống hệ thống tên lửa HQ-9 của Trung Quốc.

Người phát ngôn Lầu Năm Góc Bill Urban lập tức cho biết: “Mặc dù tôi không thể phát biểu bình luận về các sự vụ tình báo, tuy nhiên chúng tôi đang theo dõi mật thiết những vấn đề này”.

Hệ thống tên lửa phòng không HQ-9  do Viện nghiên cứu số 2- Tập đoàn khoa học công nghệ hàng không vũ trụ Trung Quốc chế tạo.

Ngay trong ngày 16/2, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị cho biết, việc Trung Quốc bố trí một số thiết bị phòng thủ có hạn, cần thiết trên các hòn đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa (của Việt Nam) mà Trung Quốc đồn trú (trái phép)  là căn cứ vào quyền tự vệ mà luật pháp quốc tế trao cho mọi quốc gia có sở hữu chủ quyền, hoàn toàn không đáng phải bàn cãi, và cũng không liên quan gì đến vấn đề quân sự hóa.

Ông Vương Nghị còn đánh lạc hướng bằng cách đề nghị các hãng truyền thông quan tâm nhiều hơn đến ngọn đèn hải đăng mà Trung Quốc đã xây dựng trên đảo đồn trú hoặc các thiết bị dự báo quan sát khí tượng, ứng cứu tàu đánh cá tránh bão.... sắp được xây dựng, đây là những sản phẩm dịch vụ công cộng mà Trung Quốc cung cấp cho cộng đồng quốc tế với tư cách là “quốc gia sở hữu đường bờ biển dài nhất trên biển Đông”.

Còn người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi thì ngang ngược nói: "Tôi không nắm được tình hình cụ thể, tuy nhiên điều mà tôi muốn nhấn mạnh là, quần đảo Hoàng Sa là “lãnh thổ của Trung Quốc từ bao đời nay”, Trung Quốc có quyền xây dựng các thiết bị phòng ngự cần thiết trên “lãnh thổ” của mình, nâng cao năng lực phòng ngự quốc gia. Điều này hoàn toàn khác với cái gọi là “quân sự hóa”( !?).

Trung Quốc bồi đắp xây dựng trái phép các đảo nhân tạo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Mặc dù lập trường của phía Trung Quốc hết sức mơ hồ và không thừa nhận, tuy nhiên phía chính phủ Mỹ lại rất khẳng định. Ngày 17/2, trong cuộc họp báo của Nhà Trắng, người phát ngôn Josh Earnest cho biết, thông cáo chung giữa Mỹ và các nước ASEAN được ký tại Sunnylands hết sức quan trọng, điều này đã phản ánh được chính sách ngoại giao của Mỹ trong nhiều năm, đồng thời cũng giúp các quốc gia ký thông cáo duy trì được nền hòa bình, an ninh và sự ổn định trong khu vực, đảm bảo an ninh trên biển.

Cụ thể là không gây trở ngại cho hoạt động thương mại hợp pháp trên biển, phi quân sự hóa và biết tự kiềm chế. Đây là lời cam kết trực tiếp mà các nước Đông Nam Á đã đưa ra, đây cũng là điều mà tại sao chúng tôi sẽ tiếp tục đôn đốc các quốc gia đưa ra tuyên bố chủ quyền dựa vào luật quốc tế để giải quyết tranh chấp chủ quyền, nỗ lực giải quyết những tranh chấp này bằng biện pháp hòa bình.

Cùng ngày, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã lên tiếng về sự kiện Trung Quốc bố trí hệ thống tên lửa HQ-9 tại đảo Phú Lâm: “Chúng tôi luôn nhấn mạnh, trong vấn đề biển Đông, một tiêu chuẩn phù hợp với tất cả các quốc gia là không quân sự hóa. Trong chuyến thăm Mỹ hồi tháng 9/2015, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã từng nhấn mạnh, Trung Quốc sẽ không triển khai các hành động quân sự hóa trên biển Đông.

Tuy nhiên, các chứng cứ hàng ngày đều cho thấy, hành động quân sự hóa đang gia tăng. Đây là điều khiến dư luận hết sức lo lắng. Chúng tôi và phía Trung Quốc đã tổ chức nhiều cuộc hội đàm, tôi cho rằng, trong vài ngày tới, chúng tôi sẽ tiến hành đối thoại nghiêm túc ở mức độ sâu hơn về vấn đề này. Hy vọng Trung Quốc ý thức được rằng, không nên thông qua hành động đơn phương, vũ lực và quân sự hóa để giải quyết vấn đề biển Đông, mà cần thông qua các biện pháp ngoại giao, thông qua sự hợp tác với các quốc gia khác để giải quyết những bất đồng này”.

Trong buổi họp báo ngày 17/1 của Bộ ngoại giao Mỹ, có phóng viên cũng đề cập đến vấn đề này, người phát ngôn Bộ ngoại giao Mỹ Mark Toner cho biết, nếu bản tin này đúng sự thật, chắc chắn sẽ đẩy cục diện khu vực này leo thang. Năm 2015, trong chuyến thăm Mỹ, ông Tập Cận Bình đã cam kết Trung Quốc sẽ không áp dụng các hành động quân sự hóa trên biển Đông.

Tuy nhiên, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy không phải như vậy, các hành động quân sự hóa dạng này hoặc dạng khác đang gia tăng. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cam kết, ông sẽ thảo luận với Trung Quốc về vấn đề này. Trung Quốc cam kết sẽ thông qua biện pháp ngoại giao và hợp tác với các quốc gia đưa ra tuyên bố chủ quyền giải quyết vấn đề biển Đông, tuy nhiên, rõ ràng là hành động quân sự hóa đã đi ngược với những nỗ lực này.

Ngày 17/2, Cục báo chí Bộ quốc phòng Trung Quốc đã phá vỡ những lời dự đoán của dư luận về việc Trung Quốc có lắp đặt hệ thống tên lửa HQ trên đảo Phú Lâm hay không. Họ ngang nhiên tuyên bố rằng: “Các thiết bị phòng thủ trên không và trên biển tại các hòn đảo có liên quan đã tồn tại từ rất nhiều năm về trước”!

Hình ảnh do Công ty hình ảnh vệ tinh quốc tế (ISI) cho thấy, Trung Quốc đã bố trí hai nhóm tên lửa phòng không trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, bao gồm 8 xe chuyên chở làm bệ phóng. Hình ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy, ngày 3/2, bờ cát trên đảo Phú Lâm trống trải, nhưng đến ngày 14/2, tên lửa đã xuất hiện trên bờ cát. 

Bộ quốc phòng Trung Quốc cho rằng một số hãng truyền thông phương Tây đang cố tình thổi phồng luận điệu cũ “mối đe dọa Trung Quốc” để gây ầm ĩ trong dư luận. Tại sao việc Trung Quốc lắp đặt hệ thống tên lửa HQ-9 tại đảo Phú Lâm lại dẫn đến chuỗi phản ứng liên hoàn trong cộng đồng quốc tế?

Hệ thống tên lửa HQ-9 và chuỗi phản ứng liên hoàn

Trước hết, một điều đáng chú ý là, hệ thống tên lửa phòng không tầm xa HQ-9 là con át chủ bài của hệ thống tên lửa đất đối không thế hệ thứ 3 do Trung Quốc sản xuất, tính năng không hề thua kém tên lửa Patriot - hệ thống tên lửa phòng không tầm xa đa năng thế hệ thứ ba của Mỹ.

HQ-9 đáp ứng nhu cầu tên lửa phòng không tầm vừa và tầm xa, vì cự ly bắn khá xa, tốc độ phản ứng nhanh, độ chính xác và nhạy bén trong truy quét mục tiêu khá tốt, do đó HQ-9 sẽ chiếm được ưu thế rất lớn khi phải đối phó với các mục tiêu tấn công. Trước đó Trung Quốc chỉ có năng lực phòng không theo từng cứ điểm, hiện tại Trung Quốc bố trí HQ-9, năng lực phòng không khu vực của nước này sẽ được mở rộng, phạm vi phòng thủ và tấn công cũng tăng lên, khiến năng lực trên biển của lực lượng hải quân Trung Quốc tăng lên rõ rệt. Đối với lục địa, cũng là như vậy.

Trung Quốc đổ thừa rằng do đã nhiều lần tuyên bố chắc chắn không quân sự hóa biển đảo, tuy nhiên chắc chắn cũng sẽ không buông lỏng phòng thủ, thiết bị phòng ngự bố trí bao nhiêu hoàn toàn được quyết định bởi mức độ Trung Quốc “bị đe dọa”. Mỹ đã nhiều lần cử tàu chiến và máy bay chiến đấu sang các “đảo của Trung Quốc” gây sự, đe dọa đến an ninh của cư dân và thiết bị trên đảo, những hòn đảo này buộc phải gia tăng lực lượng quân sự để ngăn chặn sự khiêu khích của Mỹ. Bắc Kinh cho rằng logic nhân - quả này là “câu chuyện hết sức bình thường trong quan hệ quốc tế hiện đại”. Trung Quốc bố trí hệ thống tên lửa HQ-9 là sự đáp trả mạnh mẽ đối với Mỹ.

Giám đốc dự án an ninh quốc tế của Viện nghiên cứu chính sách Lowy (Australia) Euan Graham cho rằng, có thể Trung Quốc lắp đặt hệ thống tên lửa trên đảo Phú Lâm nhằm mục đích tăng cường năng lực phòng ngự tại các căn cứ quân sự trên biển Đông, đồng thời cũng bảo vệ cho các máy bay thực hiện các nhiệm vụ (phi pháp) trên đảo Phú Lâm (của Việt Nam). Cách làm này có thể còn khiến cho Mỹ và quốc gia khác phải cân nhắc thận trọng trước khi cử máy bay sang khu vực có tranh cãi thách thức những yêu sách phi lý về chủ quyền của Trung Quốc .  

Thứ hai, vị trí chiến lược của đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa hết sức quan trọng, liên kết trên các tuyến đường hàng hải chủ yếu từ đảo Hải Nam ra quần đảo Hoàng Sa, bãi ngầm Macclesfield  và quần đảo Trường Sa, cách cảng Tam Á – cực Nam của đảo Hải Nam khoảng 330 km, phía Bắc cách Quảng Châu khoảng 600 km, phía Đông cách bãi cạn Scarborough khoảng 680 km, phía Nam cách quần đảo Trường Sa khoảng 850 km, phía Tây cách bờ biển của Việt Nam khoảng 400 km.

Những khoảng cách này đều nằm trong bán kính tác chiến của máy bay tiêm kích, máy bay  cường kích, máy bay oanh tạc, máy bay săn ngầm, máy bay cảnh báo sớm, máy bay tác chiến điện tử của Trung Quốc, do đó, căn cứ quân sự mà Trung Quốc xây dựng trái phép trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam có thể kiểm soát và khống chế phạm vi rất rộng ở xung quanh. Trung Quốc bố trí hệ thống tên lửa HQ-9 tại đây đồng nghĩa với việc có thể phong tỏa đường giao thông trọng yếu trên biển Đông bất cứ lúc nào.

Cuối cùng, xét trên chiến lược toàn diện, Mỹ vừa tổ chức hội nghị thượng đỉnh  với 10 nhà lãnh đạo trong khối ASEAN tại Sunnylands, vừa lắp đặt hệ thống đánh chặn tên lửa THAAD tại Đông Bắc Á, đây là minh chứng đắc lực thể hiện di sản chính trị tái cân bằng châu Á – Thái Bình Dương của tổng thống Obama.

Trung Quốc còn lớn tiếng cáo buộc Mỹ đã gây không ít rắc rối cho Trung Quốc trong vấn đề biển Đông thời gian qua, việc Trung Quốc bố trí hệ thống tên lửa tại quần đảo Hoàng Sa thể hiện rõ mưu đồ và tham vọng biến biển Đông thành ao nhà của Bắc Kinh. Hành động này của Trung Quốc có thể sẽ đem lại hiệu quả giống như Nga bố trí hệ thống tên lửa phòng không tại Syria. Nước này hy vọng có thể Trung Quốc sẽ giành được quyền áp đảo phủ đầu, nhưng liệu điều này có kích thích Mỹ tăng cường vũ trang quân sự cho các nước đồng minh ở châu Á – Thái Bình Dương hay không?

Hành động bố trí binh lực của Trung Quốc trên biển Đông sẽ không dừng lại, nếu Mỹ theo sát bước đi của Trung Quốc, sẽ đặt nền móng cho Trung Quốc bố trí thiết bị quân sự trên các hòn đảo thuộc quần đảo Trường Sa mà quốc gia này bồi đắp trái phép, nếu Mỹ do dự không kiên quyết bày tỏ thái độ và có những bước đi và hành động cứng rắn hơn, sẽ làm tổn hại đến các đồng minh của Mỹ trong khu vực.

Đ.Q

7

来自国际卫星图像公司(ISI) 的图像显示,中国在南海西沙群岛的永兴岛上部署了两组地空导弹,包括8辆运输发射车。根据图像显示,2月3日时,永兴岛的沙滩上还是空的,但是到了2月14日,沙滩上就出现了导弹。

7

来自国际卫星图像公司(ISI) 的图像显示,中国在南海西沙群岛的永兴岛上部署了两组地空导弹,包括8辆运输发射车。根据图像显示,2月3日时,永兴岛的沙滩上还是空的,但是到了2月14日,沙滩上就出现了导弹。

7

来自国际卫星图像公司(ISI) 的图像显示,中国在南海西沙群岛的永兴岛上部署了两组地空导弹,包括8辆运输发射车。根据图像显示,2月3日时,永兴岛的沙滩上还是空的,但是到了2月14日,沙滩上就出现了导弹。