Tên lửa S-300 nguy cơ châm ngòi chiến tranh Israel, Nga tại Syria?

VietTimes -- Tác giả Pavel Felgenhauer cho rằng khi hệ thống S-300 được chuyển tới Syria, Iran sẽ có màn phòng thủ để triển khai những tên lửa đạn đạo để tấn công các mục tiêu tại Israel. Chính vì thế, Israel có thể sẽ đối đầu trực tiếp với Nga để ngăn chặn điều này xảy ra.
Lực lượng phòng vệ Israel (IDF) thỉnh thoảng lại tấn công Syria, chủ yếu là vào các mục tiêu liên quan tới Iran. Tuy nhiên, IDF cũng tấn công những căn cứ phòng không của quân chính phủ Syria (theo Haaretz ngày 10.4). Israel tuyên bố chính thức rằng họ trung lập trong cuộc nội chiến 7 năm tại Syria nhưng IDF cũng đã thiết lập một thỏa thuận "giảm xung đột" với quân đội Nga (theo Kommersant 13.7.2017).
Tổng thống Nga Vladimir Putin được yêu mến tại Israel và được coi là một lãnh đạo thân thiện với Israel. Có vẻ như ông Putin có mối quan hệ cá nhân gần gũi với thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu. Vào tháng 12.2017, Avi Dichter thành viên của Ủy ban Quốc phòng và Ngoại giao thuộc nghị viện Israel đã nói với Interfax: "Nga không phải là kẻ thù và chúng tôi (Israel) không có vấn đề gì với sự hiện diện quân sự lâu dài của Nga tại Syria".
Ông Dichter là cựu giám đốc của cơ quan an ninh nội địa Shin Bet và cựu Bộ trưởng bộ An ninh và quốc phòng nội địa, đã mô tả Nga là một "siêu cường và đồng minh" đang muốn sự hiện diện chiến lược tại Địa Trung Hải, và chúng tôi nói: Hoan nghênh!" (theo Interfax ngày 5.12.2017).
Tên lửa S-300 nguy cơ châm ngòi chiến tranh Israel, Nga tại Syria? ảnh 1 Hệ thống tên lửa S-300.
Ngày 14.4, liên minh do Mỹ chỉ huy đã ồ ạt phóng tên lửa tấn công các mục tiêu bị cáo buộc là những cơ sở có liên quan tới việc chính quyền tổng thống Assad sử dụng vũ khí hóa học. Quân đội Nga đã tức giận lên án cuộc tấn công này là hành động xâm lược. Trong khi, những cuộc tấn công không thường xuyên của Israel thường được những quan chức và bộ máy truyền thông nước Nga bỏ qua.
Nhưng hiện tại, có vẻ như tuần trăng mật đã tới hồi kết thúc. Vào ngày 9.4, Bộ Quốc phòng Nga nhận định một cách chính thức và nhanh chóng rằng IDF có trách nhiệm trong vụ tấn công căn cứ không quân T-4 của chính phủ Syria tại tỉnh Homs (theo Militarynews.ru ngày 9.4). Trong khi đó, Tehran thừa nhận vụ tấn công của IDF vào căn cứ T-4 đã làm thiệt mạng 7 sĩ quan trong lực lượng Vệ binh cách mạng bao gồm cả một chỉ huy địa phương và đe dọa sẽ trả thù (theo Newsru.co.il ngày 10.4).
Lực lượng phòng vệ Israel không dính líu tới vụ tấn công ngày 14.4 do Mỹ chỉ huy nhưng quân đội Nga có vẻ muốn chọn thời điểm này để thay đổi cơ bản chiến lược hợp tác của ông Putin với Israel. Có nguồn tin cho biết, một số quan chức ngoại giao, quân sự và tình báo Nga chưa bao giờ hài lòng với việc Kremlin gần như trở thành một đồng minh với Israel. Vì phe có quan điểm cứng rắn tại Moscow coi Israel là đội quân ủy nhiệm không đang tin của Mỹ, Tel Aviv sẽ không bao giờ quay đầu và cuối cùng sẽ chọn Washington thay vì Moscow. Có vẻ những người cứng rắn tại Nga muốn chọn một chiếc lược giống như thời Chiến Tranh Lạnh - làm đồng minh với những lực lượng chống phương Tây hơn là hành động cân bằng một cách tinh tế, giữ mối quan hệ gần với Iran và Israel, Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp, Ả rập Xê-út - Qatar và Ai Cập.
Tên lửa S-300 nguy cơ châm ngòi chiến tranh Israel, Nga tại Syria? ảnh 2 Vào tháng 2.2018, một máy bay chiến đấu F-16 của Israel đã bị phòng không Syria bắn hạ.
Với vụ phương Tây tấn công Syria dựa vào cáo buộc chế độ của ông al-Assad đã sử dụng vũ khí hóa học, Thượng tướng Sergey Rudskoy chỉ huy Tổng cục tác chiến Bộ tổng tham mưu Nga tuyên bố Moscow đã "hoàn toàn khôi phục hệ thống phòng không của quân đội Syria" và sẽ tiếp tục củng cố nó. Ông nói: "Nhiều năm trước Nga đã đồng ý với 'các đối tác phương Tây' sẽ không bán cho Syria tên lửa phòng không S-300. Nhưng hiện tại (sau vụ tấn công), chúng tôi có thể sẽ nghĩ lại" (theo TASS ngày 14.4).
Vào ngày 23.4, Kommersant đưa tin theo một nguồn "ngoại giao - quân sự" rằng tên lửa S-300 Favorit sắp được chuyển tới Syria để giúp tạo ra một "hệ thống phòng không toàn diện" cho phép quân chính phủ Syria "hoàn toàn kiểm soát không phận Syria". Theo Kommersant, quyết định chính trị "nhanh chóng cung cấp tên lửa S-300 cho ông al-Assad được tuyên bố bởi Rudskoy và sau đó được ủng hộ công khai bởi Bộ trưởng Ngoại giao Sergei Lavrov" đã được thực thi. Chỉ có vấn đề chi tiết về hậu cần và kỹ thuật vẫn đang được giải quyết.
Tên lửa S-300 nguy cơ châm ngòi chiến tranh Israel, Nga tại Syria? ảnh 3 Ông Putin từng quyết định hủy bỏ hợp đồng chuyển giao S-300 cho Syria theo lời yêu cầu của Israel.
Năm 2010, Nga đã ký một hợp đồng cung cấp cho chính phủ tổng thống al-Assad 4 khẩu đội tên lửa S-300PMU-2 Favorit nhưng sau đó đã bị ông Putin loại bỏ theo yêu cầu của Israel. S-300PMU-2 chế tạo cho Syria sau đó được bán cho Iran. Việc chuyển giao hệ thống S-300 mới cho Syria sẽ lấy trực tiếp từ kho vũ khí quân sự của Nga vì S-300PMU không còn được sản xuất tại Nga khi mà tất cả những nguồn lực công nghiệp đang tập trung để sản xuất hệ thống mới S-400.
Nếu tên lửa S-300 được triển khai với quân đội Syria, các kỹ thuật và cố vấn quân sự Nga sẽ cần hợp tác với quân đội Syria để giúp họ thành thạo với "vũ khí phòng thủ mới". Nếu Israel tấn công tiêu diệt tên lửa tầm xa S-300 của Syria họ có thể "gặp phải hậu quả thảm khốc" vì những quân nhân của Nga có thể bị tấn công (theo Kommersant ngày 23.4).
Với Israel, viễn cảnh của hệ thống phòng không toàn diện của Syria, do Nga duy trì và trợ giúp là kết quả hoàn toàn không thể chấp nhận được - Bởi hệ thống phòng không Syria sẽ che chắn cho Iran triển trai những tên lửa đạn đạo có thể tấn công các mục tiêu Israel. IDF sẽ không chấp nhận điều này xảy ra trong mọi tình huống ngay cả nếu việc ngăn chặn Syria có hệ thống phòng không S-300 sẽ dẫn đến cuộc đối đầu với quân đội Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Israel Avigdor Lieberman đã lập tức tuyên bố IDF sẽ tấn công S-300 tại Syria nếu chúng được sử dụng "để chống lại chúng tôi" (theo Interfax ngày 25.4).
Tên lửa S-300 tác chiến.
Kịch bản Không quân Israel chuẩn bị dội bom quân nhân Nga tại Syria trong tương lai gần giống như điều xảy ra vào những năm 1980 - khi hơn 100 cố vấn và chuyên gia Nga bị thương hoặc thiệt mạng trong cuộc đối đầu với Israel tại Syria và Lebanon - đã tạo nên một làn sóng hoang mang trong cộng đồng người Do Thái tại Moscow. Trong Chiến Tranh Lạnh, thương vong của quân đội Nga khi đối đầu với IDF được giữ bí mật trong nhiều thập kỷ nhưng hiện tại những sự kiện có thể được đưa ra bởi rất nhiều phương tiện truyền thông. Những lãnh tụ của cộng đồng Do Thái đang lo ngại về những phản ứng dữ dội ở quê nhà và cả những vụ trả đũa có thể xảy ra.
Vẫn chưa rõ ràng liệu ông Putin còn đang do dự có chuyển giao S-300 hay hệ thống này đã được chuyển tới Syria. Nhưng mọi lời phủ nhận có thể để ngăn chặn một cuộc tấn công ngay lập tức của IDF và cho chuyên gia Nga thêm thời gian để hệ thống phòng không này có thể tác chiến một cách hoàn thiện tại Syria.