Tên lửa Israel giúp Việt Nam dựng “vòm sắt” gác trời

VietTimes -- Theo báo Quân đội Nhân dân, ngày 21.10.2015, Trung tướng Lê Huy Vịnh, Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân xác nhận việc Việt Nam đặt mua tổ hợp tên lửa phòng không tiên tiến Spyder từ Israel nhưng không làm rõ mua hệ thống tên lửa Spyder nào?
Tên lửa Israel giúp Việt Nam dựng “vòm sắt” gác trời

Israel là nước luôn phải đối mặt với các cuộc tấn công từ phía bên ngoài, hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa Israel có tính thực chiến rất cao, có khả năng ngăn chặn các đòn tấn công tên lửa từ phía các chiến binh Ả Rập. Ngoại trừ các hệ thống tên lửa chiến lược, Israel đã thiết kế và chế tạo 2 hệ thống tên lửa được sự quan tâm của nhiều nước trên thế giới. Đó là Vòm sắt và Spyder.

Để phòng thủ các loại tên lửa đạn đạo phi điều khiển, nhà sản xuất công nghiệp quốc phòng Israel chế tạo hệ thống phòng thủ tên lửa đánh chặn được đặt tên là “Vòm sắt” . Ý tưởng của các nhà thiết kế Israel khá đơn giản: hệ thống đánh chặn các tên lửa không điều khiển và các đầu đạn trên tầm bắn từ 4 km – 70 km. “Vòm sắt” có thể được hiểu là hệ thống phòng thủ tên lửa cấp chiến thuật. “Vòm sắt” được thiết kế với mục đích đánh chặn các tên lửa Palestin "Qassam" và "Grad".

Hoạt động của hệ thống Iron Dome

Trên thực tế hệ thống vũ khí này không khiến truyền thông thế giới phải quan tâm, nếu như quân đội Mỹ không tự nhiên muốn sở hữu loại vũ khí này khi đang có một hệ thống tương đương mang tên “C-RAM”. Đại diện Lầu Năm Góc cho biết, tổ hợp tên lửa đánh chặn Israel có những thông số kỹ chiến thuật thật sự ấn tượng.

“Vòm sắt” từ quan điểm phòng thủ tên lửa cho thấy hệ thống đặc biệt hoạt động theo một hướng hẹp. “C-RAM” của Mỹ có khả năng tác chiến rộng hơn do không những có thể chống lại tên lửa hành trình loại tương tự Tomahawk mà còn có thể chống lại các loại đạn cối và tên lửa đạn đạo. Điểm yếu duy nhất là tên lửa của C-RAM” là khó tiêu diệt các tên lửa có quỹ đạo bay phi điều khiển với số lượng lớn.

Một khẩu đội tên lửa “Vòm sắt” cho phép phòng thủ một khu vực rộng khoảng 150 km2. Tổ hợp có thể tính toán được quỹ đạo đường bay của đầu đạn nhằm xác định nó có nguy hiểm hay không, từ đó tính toán khả năng đánh chặn hay không đánh chặn.

Như vậy, nhập khẩu tổ hợp tên lửa “Vòm sắt” từ Israel cho phép người Mỹ có thể tổ chức một hệ thống phòng thủ đa tầng . Tên lửa có thể là một lá chắn lý tưởng cho các cụm binh lực bộ binh cơ giới, tăng thiết giáp và các phân đội binh chủng khác thực hiện nhiệm vụ chiến đấu tiến công.

Bộ trưởng Quốc phòng Israel Ehud Barak và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta tại cuộc họp báo chung khi thăm hệ thống Iron Dome vào ngày 01.08.2012 ở Ashkelon, Israel. Hệ thống Iron Dome được thiết kế để đánh chặn và phá hủy tên lửa phi điều khiển tầm gần.

Nếu như quân đội Mỹ sở hữu cả “Vòm sắt” và “C-RAM” thì khả năng các lực lượng dân quân, du kích không thể sử dụng tên lửa tự chế để tấn công các căn cứ viễn chinh của quân đội Mỹ ở nước ngoài và tấn công vào lực lượng đang thực hiện các hoạt động chiến thuật (cơ động hành quân, tấn công, phòng ngự cứ điểm).

Tổ hợp “Vòm sắt” có trong biên chế Đài radar đa mục tiêu EL/M-2084 của công ty ELTA Systems. Radar có khả năng xác định quỹ đạo đường bay của đường đạn, do khoảng 75% tên lửa "Qassam" không  đánh trúng mục tiêu nên radar sẽ xác định quỹ đạo đường bay nguy hiểm để đánh chặn. Trung tâm điều khiển hỏa lực. Thời gian từ khi phát hiện mục tiêu đến khi phóng tên lửa khoảng vài giây. Ba bệ phóng tên lửa dạng container chứa 20 tên lửa đánh chặn “Tamir”.

Bệ phóng tên lửa đánh chặn của hệ thống Iron Dome

Tên lửa “Taminr” nằm trong ống phóng container có độ dài 3m, đường kính 160 mm, khối lượng 90 kg. Đầu nổ phi tiếp xúc. “Tamir” có đầu tự dẫn radar. Theo lệnh điều khiển, tên lửa hướng đến mục tiêu theo các dữ liệu cung cấp từ  radar trên đầu đạn. Có thông tin cho rằng, tên lửa có khả năng phát triển để có thể bắn đến tầm xa 250 km, với khả năng đánh chặn tên lửa đối phương ngay trên vùng phóng đạn. Công ty Rafael thông báo, hệ thống “Vòm sắt” có khả năng bắn hạ máy bay trên độ cao đến 10 km.

Tên lửa Tamir

Ngoài Iron Dome được quân đội Mỹ chú ý, Việt Nam cũng đặc biệt quan tâm đến các tổ hợp tên lửa phòng không của Israel là tổ hợp tên lửa phòng không cơ động tầm gần Spyder-SR và tầm trung Spyder-MR.

Tổ hợp tên lửa phòng không tầm gần Spyder-SR và tầm trung Spyder-MR

Tổ hợp tên lửa phòng không (SAM) tầm gần và tầm trung Spyder (Surface-to-Air Python & Derby) được thiết kế để thực hiện các nhiệm vụ phòng không chiến trường, yểm trợ các lực lượng bộ binh và các công trình hạ tầng cơ sở quân sự (trung tâm chỉ huy, các đầu mối thông tin liên lạc, khí tài radars trinh sát, cầu cảng, sân bay) chống các đòn tập kích đường không từ máy bay, trực thăng, tên lửa hành trình và máy bay không người lái. Tổ hợp tên lửa phòng không có thể tác chiến chống lại các mục tiêu đơn lẻ và các cụm mục tiêu trong mọi điều kiện thời tiết và khí hậu ngày đêm.

Spyder có nhiệm vụ bảo vệ các mục tiêu quan trọng trên chiến trường cũng như các đơn vị binh chủng hợp thành trong chiến đấu.Hệ thống được điều khiển tích hợp dạng mạng chia sẻ thông tin, hoạt động trong mọi điều kiện khí hậu thời tiết, ngày đêm, có khả năng cơ động cao và phản ứng nhanh trước nguy cơ tấn công đường không.

Tổ hợp Spyder thuộc hệ thống các loại vũ khí phòng không nhằm tiêu diệt các tên lửa phóng từ máy bay. Đặc điểm chính của tổ hợp này là trong biên chế có các loại đạn có đầu tự dẫn khác nhau: tên lửa Derby có đầu đạn tự dẫn bằng radar chủ động và tên lửa Phyton có đầu đạn tự dẫn ảnh nhiệt. Các loại đầu đạn cho phép tấn công mục tiêu trong mọi điều kiện thời tiết ngày đêm, đảm bảo bí mật và hiệu quả tác chiến của tổ hợp.

Tổ hợp Spyder được phát triển bởi tập đoàn công nghiệp quốc phòng bao gồm hai công ty Rafael và Israel Aircraft Industries (IAI). Tổ hợp tên lửa tầm gần Spyder -SR (Short Range) được giới thiệu vào năm 2005 tại tại Paris Air Show ở Le Bourget.

Thời gian sau đó tập đoàn Rafael và IAI lại giới thiệu về tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung Spyder -MR (Medium Range), Spyder -MR vẫn giữ được tính liên tục với các tên lửa thuộc tổ hợp Spyder -SR, nhưng được biên chế thêm radar quan sát, tìm khiếm mục tiêu mới và tăng cường thêm các tên lửa có tầm tấn công xa hơn, khởi điểm là tên lửa Python-4, sau này là Python-5 với đầu tự dẫn hai kênh ảnh nhiệt.  

Tổ hợp Spyder-SR

Tầm bắn – 1-15 km, độ cao tiêu diệt mục tiêu từ –  0,02 - 9 km, tầm xa phát hiện mục tiêu: 30 km, 4 đạn trên rãnh phóng. Chế độ phóng nghiêng, chế độ khóa mục tiêu– LOBL, LOAL

Một khẩu đội Spyder - SR bao gồm có: Đài chỉ huy, 4 xe phóng đạn và các xe nạp đạn.

Giá phóng đạn được sử dụng lưu giữ, vận chuyển, định hướng phóng và phóng đạn gồm 4 tên lửa loại Derby và Python-5 theo loại mục tiêu khác nhau

Xe phóng đạn tên lửa phòng không Spyder - SR

Giá phóng đạn được thiết kế theo kiểu module và có thể lắp đặt trên mọi phương tiện mang bánh hơi hay bánh xích có tình cơ động cao. Tên lửa được đặt trong các containers bảo quản và phóng đạn.

Giá phóng đạn có thể quay theo các tầm hướng khác nhau trên góc quay mặt phẳng ngang 360 độ. Các xe phóng đạn thường được đặt ở vị trí xa so với xe chỉ huy, kết nối bằng các loại cáp truyền thông như cáp quang hoặc vô tuyến. Trong điều kiện tác chiến độc lập có thể có biên chế thêm hệ thống phát hiện mục tiêu quang học TOPLITE. Kíp trắc thủ - 3 người.  

Tên lửa Derby và Python-5 trong biên chế của Spyder-SR có thể sử dụng hai chế độ khóa mục tiêu bao gồm khóa mục tiêu trước khi phóng đạn và sau khi phóng đạn. Trong tình huống thứ 2 đầu đạn được điều khiển bằng chế độ quán tính dựa theo các thông tin tọa độ ban đầu, tên lửa được hiệu chỉnh ở giai đoạn giữa quỹ đạo bay, giai đoạn cuối tên lửa tự khóa mục tiêu bằng đầu tự dẫn. Tốc độ bắn có giãn cách khoảng 2 giây một đạn tên lửa.

Xe chỉ huy điều khiển hỏa lực

Đài chỉ huy có trong biên chế có radar tham số 3 chiều phát hiện và theo dõi mục tiêu Elta EL/M-2106NG ATAR 3D . Radar có thể phát hiện và theo dõi 60 mục tiêu trên khoảng cách đến 35 km. Đài chỉ huy có khả năng điều hành tác chiến đồng bộ hóa trong không gian thông tin các thể đội phòng không và có thể tiếp nhận thông tin chỉ thị mục tiêu từ nhiều nguồn khác nhau. Kíp trắc thủ 2 người.

Bàn điều khiển tổ hợp tên lửa Spyder - SR

Tổ hợp tên lửa Spyder – MR

Xe phóng tên lửa Spyder - MR

Tầm bắn từ 1-50 km, độ cao tiêu diệt mục tiêu: 0,02 – 16 km, tầm xa phát hiện mục tiêu 100 km, số lượng rãnh phóng 8 đạn.

Tổ hợp tên lửa tầm trung Spyder - MR gồm có: Đài chỉ huy, radar phát hiện mục tiêu MF-STAR, 6 xe phóng đạn, xe nạp đạn, xe đảm bảo kỹ thuật.

Tên lửa được phóng gần như thẳng đứng với góc hơi nghiêng về phía mục tiêu, gãn cách phóng loạt là 2 s. Điều này cho phép tạo ra một không gian bán cầu phòng thủ trước mọi hướng tấn công. Tên lửa Derby và Python-5, trong biên chế của tổ hợp tên lửa Spyder-MR, được lắp thêm động cơ tăng tốc và có tầm bắn lên đến 50 km với mức vượt tải 12g. 

Các loại tên lửa của Rafael dùng cho Spyder và Iron Dome

Spyder - MR cùng lúc theo dõi và đeo bám nhiều mục tiêu cho đến thời điểm phóng, tên lửa có thể khóa mục tiêu (LOBL – Lock trước khi phóng) và sau khi phóng tên lửa (LOAL – Lock sau khi phóng) theo nguyên tắc “Bắn – Quên”, điều chỉnh đường bay tên lửa khi phóng đạn ở giai đoạn giữa khi dẫn đạn đến mục tiêu. Tên lửa sẽ tìm kiếm và khóa mục tiêu bằng đầu đạn tự dẫn. Xe phóng Spyder-MR cũng được trang bị hệ thống quan sát cảm biến quang điện tử TOPLITE.

Radar quan sát và theo dõi mục tiêu  MF-STAR, được phát triển bởi chi nhánh Elta thuộc công ty IAI, cho phép phát hiện và theo dõi đến 60 mục tiêu trên khoảng cách đến 100 km. Đài chỉ huy Spyder-MR có thể kết nối với đài chỉ huy tổ hợp tên lửa Spyder-SR và các tổ hợp tên lửa khác trong một hệ thống nhất thể hóa phòng không.

Radar phòng không Israel ở Việt Nam ELM-2288 ER AD-STAR

Theo defense-studies dẫn nguồn từ các thông tin trên mạng xã hội ngày 16.11.2014, sau 6 tháng lắp đặt, thí nghiệm, tổ hợp radar cảnh báo sớm, phòng không và điều khiển không lưu của Việt Nam ELM-2288 AD-STAR do Israel cung cấp đã bước vào  hoàn động, thực hiện đầy đủ các chức năng theo thiết kế. Đây là một bước tiến lớn của lực lượng phòng không Việt Nam, giúp tăng cường khả năng cảnh báo sớm và phát hiện mục tiêu.

Cũng theo nhiều nguồn tin khác, Việt Nam muốn sở hữu thêm 2 tổ hợp radars hiện đại khác của Israel. Rõ ràng tổ hợp ELM-2288 AD-STAR đã đáp ứng được những điều kiện cần thiết của phòng không Việt Nam trong khai thác sử dụng.

Tính năng kỹ chiến thuật radar:

- Tầm xa phát hiện mục tiêu: 480km

- Máy bay chiến đấu tiêu biểu phạm vi phát hiện: Hơn 430km (cho ELM-2288ER biến thể mà lực lượng Phòng không Việt Nam đưa vào hoạt động)

- Khả năng phát hiện tên lửa đạn đạo.

- Khả năng kháng nhiễu cao.

Radar AD-STAR là một trong nhóm radar cảnh báo sớm và điều khiển không lưu sử dụng băng tần S, cung cấptham số không gian 3 chiều (3D). Đây là  radar kỹ thuật số tiên tiến chi nhánh công ty IAI là Elta phát triển phục vụ nhiệm vụ cảnh báo sớm, hỗ trợ các tổ hợp tên lửa phòng không và các đài điều khiển không lưu. Với khả năng điều khiển chùm sóng kỹ thuật số ở các độ cao khác nhau (thu và phát), AD-STAR cung cấp 3 tham số tọa độ mục tiêu chính xác, theo dõi mục tiêu tự động dựa trên tham số mục tiêu được lập trình.

Ăng ten của radar AD-STAR tích hợp nhiều phần tử thu và phát sóng kỹ thuật số nên AD-STAR hoạt động có độ tin cậy cao, kháng nhiễu tốt, đeo bám và theo dõi mục tiêu trên cự ly lớn, có khả năng quét theo giai đoạn trên từng cao độ khác nhau. Độ tin cậy cao và triển khai sẵn sàng chiến đấu nhanh.

Radar AD-STAR có thể dễ dàng vận chuyển trong một container, hoạt động độc lập hoặc trong cụm hệ thống phòng không khu vực.

Radar AD-STAR ELM-2288 hoạt động với cơ chế nhận dạng "địch - ta" trong một hệ thống tích hợp 2 trong 1 ăng-ten (IFF-SSR) trong đó radar IFF là radar nhận biết "ta - địch".

Radar thứ cấp (SSR) được đồng bộ hóa quá trình phát hiện, xác định, theo dõi và giải mã mục tiêu. anten AD-STAR có thể gập được trên nóc container, cho phép có thể vận chuyển trên các phương tiện giao thông đường bộ tiêu chuẩn, và có thể vận tải đường không bằng máy bay C-130.

ELM-2288-MR – Radar phòng không tầm trung, được thiết kế triển khai nhanh, bao gồm một thùng container chứa tất cả các thiết bị, bao gồm cả anten có thể gập lại trên nóc. Anten có 32 hàng phần tử thu phát.
ELM-2288-ER – Radar phòng không tầm xa, được thiết kế để triển khai tại vị tró cố định. Anten có 60 hàng phần tử thu phát:

Tính năng kỹ chiến thuật phòng không:

- Tầm xa phát hiện mục tiêu 480 km
- Góc hướng quay 360 °
- Góc tầm đến 30 °
- Cao độ phát hiện mục tiêu đến 30 km

Tầm xa phát hiện máy bay tiêm kích phản lực đối với

- Radar ELM-2288 MR lớn hơn 300 km
- Radar ELM-2288 ER lớn hơn 430 km

Có thể, một trong những nguyên nhân mà Việt Nam đặt mua Spyder chính là nhờ hoạt động hiệu quả của radar Israel,c Spyder, khả thi hơn là Spyder - SR sẽ được kết nối với tổ hợp radar ELM-2288 ER tạo thành một hệ thống phòng không, phòng thủ tên lửa bảo vệ mục tiêu tại một khu vực quân sự đặc biệt quan trọng, có thể coi là "Vòm sắt" trong hệ thống phòng thủ Biển Đảo của Việt Nam

(còn tiếp)