“Tay giả thông minh” có thể “nhìn thấy” đồ vật

VietTimes -- Chân tay giả hoạt động được dựa vào những cảm biến tiếp nhận thông tin trên cơ thể người. Để các bộ phận giả hoạt động linh hoạt và chính xác hơn, tay giả có thếm “mắt”khiến người sử dụng có thể linh hoạt hơn trong việc  cầm nắm đồ vật và cử động tương tự như tay thật.
Bàn tay giả gắn camera, phát triển mới của các nhà công nghệ Mỹ
Bàn tay giả gắn camera, phát triển mới của các nhà công nghệ Mỹ

Các chuyên gia Đại học Newcastle (Mỹ)  tuyên bố chế tạo thành công chiếc tay giả có thể “nhìn thấy” đối tượng ở phía trước thông qua webcam có tên Logitech được thiết kế đơn giản và thu nhận thông tin qua phần mềm. Chiếc camera được gắn ngay trên mu bàn tay giúp hệ điều khiển của tay giả có thể thu nhận thông tin hình ảnh của đồ vật, từ đó xác định hình dạng kích thước hỗ trợ điều khiển định hướng chuyển động của tay giả theo tín hiệu điều khiển của não bộ.

Trong bài đăng trên trên Tạp chí  Khoa học thần kinh, tiến sĩ Kianoush Nazarpour, Giảng viên Cao cấp chuyên về Kỹ thuật Y sinh học tại Đại học Newcastle viết: “Chân tay giả đã có lịch sử phát triển hơn 100 năm qua với nhiều cải tiến từ kỹ thuật, công nghệ chất liệu, nhưng các chân tay giả vẫn hoạt động trên cơ sở nguyên tắc tiếp nhận tín hiệu điều khiển từ não bộ thông qua các cảm biến gắn trên cơ thể người dùng và phản ứng khá chậm. Để tăng thêm tính năng động vào chính xác, chúng tôi đã chế tạo và phát triển thành công bàn tay giả “có mắt” với khả năng tự động cẩm nắm đồ vật nhanh chóng và linh hoạt gần như bàn tay bình thường của con người.

Kỹ sư Ghazal Ghazaei, thành viên nhóm nghiên cứu cho biết, bàn tay được thiết kế với những cử động linh hoạt có thể cầm nắm từ chai nước cho đến chiếc điều khiển tivi. Trong quá trình sản xuất, nhóm chuyên gia đã thu thập và tích hợp hình ảnh của hơn 500 vật thể, mỗi vật thể có 72 hình ảnh được hiển thị ở nhiều góc độ và màu sắc khác nhau.

Từ trước đến nay, tay giả hoạt động được nhờ có hệ thống điều khiển thông qua các tín hiệu điện được ghi lại từ bề mặt da cơ thể con người, những tín hiệu này xuất phát từ não bộ đến các mô cơ và thần kinh mặt da. Bổ sung thêm camera khiến hệ điều khiển bàn tay nhận được tín hiệu điều chỉnh đầy đủ hơn khiến các ngón tay của bàn tay giả hoạt động linh hoạt và chính xác.

 Hiện nay, độ linh hoạt của bàn tay chỉ đạt khoảng 90% so với độ linh hoạt của tay người bình thường, các chuyên gia đang hướng tới mục tiêu sẽ tăng độ linh hoạt đạt độ linh hoạt 100% tương đương bàn tay thật.

Nhóm nghiên cứu của trường Đại học Newcastle cho biết họ đang liên hệ hợp tác với Bệnh viện Newcastle để cung cấp “tay có mắt” cho bệnh nhân cần tay giả tại đây. Sản phẩm hứa hẹn sẽ hỗ trợ đắc lực cho người dùng trên khắp thế giới trong tương lai.

Hoạt động của bàn tay giả "có mắt"  sử dụng tín hiệu hình ảnh để điều khiển hành vi