Tàu ngầm Kilo Việt Nam xuất quỷ nhập thần, kẻ địch ở Biển Đông khó thoát

Khi những tàu ngầm này phối hợp với máy bay Su-30MKV mới thì tàu sân bay Trung Quốc cho dù có trốn ở bên trong cảng biển thì một khi có chiến tranh, Hải quân Việt Nam cũng có thể dùng tên lửa tầm xa trên không tiến hành tấn công. Việt Nam và Mỹ cũng có trao đổi bí mật về tàu ngầm...
Tàu ngầm HQ-182 Hà Nội và HQ-183 Tp. Hồ Chí Minh của Hải quân Việt Nam
Tàu ngầm HQ-182 Hà Nội và HQ-183 Tp. Hồ Chí Minh của Hải quân Việt Nam

Tờ “Phượng Hoàng” Hồng Kông ngày 6 tháng 8 đưa tin, trong tuần này có một tiêu điểm, đó là Hội nghị cấp cao ASEAN đang tổ chức ở Malaysia, vấn đề Biển Đông tiếp tục được các nước như Mỹ, Việt Nam đưa ra.

Hơn nữa, trong tuần này, Việt Nam còn tổ chức lễ biên chế lô 2 tàu ngầm thứ hai, loại tàu này còn tiên tiến hơn cả tàu ngầm của Hải quân Trung Quốc.

Ngoài ra, Mỹ công khai tuyên bố, một khi có quốc gia ở Biển Đông xảy ra chiến tranh với Trung Quốc, Mỹ sẽ bán vũ khí cho quốc gia liên quan.

Bài báo cho biết, đài truyền hình vệ tinh Phượng Hoàng đã phát sóng clip về lễ biên chế lô 2 tàu ngầm lớp Kilo thứ hai của Việt Nam.

Bài viết dẫn tờ "Nam Hoa buổi sáng" Hồng Kông cho biết, Việt Nam chính thức biên chế 2 tàu ngầm mới vào ngày 1 tháng 8, hai tàu ngầm này mua của Nga, lần lượt đặt tên là Khánh Hòa và Hải Phòng.

Trước đó, năm 2014, Việt Nam cũng đã biên chế 2 tàu ngầm lớp Kilo đặt tên là Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh.

Theo bài báo, như vậy, Hải quân Việt Nam đã biên chế 4 tàu ngầm, đều triển khai ở Biển Đông; đến năm 2016, Hải quân Việt Nam sẽ đưa 6 tàu ngầm vào hoạt động thực sự.

Tàu ngầm Việt Nam mua của Nga là tàu ngầm động cơ thông thường thế hệ thứ ba Type 636. Đặc điểm lớn nhất là năng lực ẩn náu, năng lực trinh sát và năng lực tấn công xuất sắc, được mệnh danh là "hố đen đại dương", "sát thủ tàng hình".

Tàu ngầm Kilo Việt Nam xuất quỷ nhập thần, kẻ địch ở Biển Đông khó thoát ảnh 1
Tàu ngầm Hải Phòng, Hải quân Việt Nam

Bài viết cho rằng, nguồn tin tình báo mới nhất tin rằng, do thực lực tổng thể của Hải quân Việt Nam không mạnh, nên Việt Nam ưu tiên phát triển lực lượng tàu ngầm để đối phó Trung Quốc, có thể phát huy tính năng tấn công bí mật của nó, đồng thời có thể nhanh chóng nâng cao khả năng răn đe chiến trường.

Việt Nam đã dùng phương thức lấy gạo đổi vũ khí, từng mua 2 tàu ngầm mini lớp Yugo của CHDCND Triều Tiên, ngoài ra, nhân viên Hải quân Việt Nam còn bí mật đến CHDCND Triều Tiên, Nga, Ấn Độ để tiếp nhận huấn luyện.

Hơn nữa, Việt Nam cũng đã bắt tay xây dựng căn cứ tàu ngầm mới ở Nha Trang, hướng ra Biển Đông. Sau khi biên chế các tàu ngầm mua của Nga, Hải quân Việt Nam sẽ có thực lực mạnh nhất Đông Nam Á.

Theo bài báo, Hải quân Trung Quốc trước đây cũng mua lượng lớn tàu ngầm lớp Kilo của Nga (12 chiếc). Nhưng, loại tàu này thuộc phiên bản ban đầu, biên chế từ sớm. Còn tàu ngầm lớp Kilo của Việt Nam là phiên bản mới, biên chế muộn, có năng lực tấn công của phiên bản nâng cấp.

Tàu ngầm lớp Kilo của Việt Nam mạnh hơn tàu ngầm lớp Kilo của Trung Quốc về tốc độ, hiệu quả chạy êm, năng lực tấn công, thiết bị điện tử.

Tàu ngầm Kilo Việt Nam xuất quỷ nhập thần, kẻ địch ở Biển Đông khó thoát ảnh 2
Tàu ngầm Khánh Hòa, Hải quân Việt Nam

Những tàu ngầm của Việt Nam sẽ triển khai ở tuyến đường giao thông - một phương hướng chiến lược của Biển Đông, nhiệm vụ chủ yếu là giám sát, tấn công tàu chiến Trung Quốc khi chúng muốn cướp lấy quần đảo Trường Sa, đồng thời muốn đập tan các cuộc chiến ở tuyến đường giao thông.

Nói về việc Việt Nam đã sở hữu 4 tàu ngầm, bình luận viên quân sự phương Tây cho rằng, tác chiến săn ngầm vẫn là một khâu yếu của Hải quân Trung Quốc. Hải quân Trung Quốc sẽ ở vào thế bất lợi khi 2 tàu ngầm Việt Nam tác chiến dưới nước, 2 tàu ngầm tấn công mặt nước.

Tàu ngầm lớp Kilo có năng lực tấn công ngoài tầm nhìn, hiện phải thông qua máy bay cảnh báo sớm (điện tử) và máy bay dẫn đường triển khai dẫn đường chuyển tiếp tên lửa. Trên phương diện này, Hải quân Việt Nam lạc hậu nghiêm trọng, Việt Nam không có tàu chiến mặt nước cỡ lớn, cũng không có đầy đủ năng lực bảo đảm thông tin cho tàu ngầm.

Vì vậy, tàu ngầm Việt Nam có thể thiếu năng lực tấn công tầm xa, nhưng ở biển gần, tàu ngầm Việt Nam có đủ năng lực đối phó Quân đội Trung Quốc. Có chuyên gia phương Tây cho rằng, các tàu ngầm lớp Kilo của Việt Nam đã có giá trị chiến lược tác chiến răn đe dưới nước rất mạnh, cho dù chỉ là lực lượng tấn công răn đe tâm lý ở dưới nước.

Tàu ngầm Kilo Việt Nam xuất quỷ nhập thần, kẻ địch ở Biển Đông khó thoát ảnh 3
Lễ biên chế lô 2 tàu ngầm lớp Kilo thứ hai của Hải quân Việt Nam ngày 1 tháng 8 năm 2015

Tàu ngầm Việt Nam cũng sẽ làm cho vịnh Bắc Bộ không còn trở thành "ao nhà" an toàn của Trung Quốc. Tàu ngầm hạt nhân chiến lược Type 094 của Hải quân Trung Quốc đang đối mặt với mối đe dọa to lớn như bị trinh sát và phản kích ở dưới nước, trên mặt nước.

Ngoài ra, hiện nay, lực lượng phòng thủ bờ biển của Hải quân Việt Nam cũng đã nhận được tên lửa hành trình dòng Yakhont, tên lửa bờ biển của Nga, toàn bộ vịnh Bắc Bộ nằm trong phạm vi tấn công hỏa lực có hiệu quả của Hải quân Việt Nam.

Tàu ngầm lớp Kilo Việt Nam mua của Nga cũng đã lắp tên lửa dòng Yakhont của Nga, trong tác chiến liên hợp sẽ tạo ra sức ép to lớn đối với tàu chiến mặt nước cỡ lớn của Hải quân Trung Quốc ở Biển Đông.

Trung Quốc đang bí mật xây dựng căn cứ tàu sân bay cỡ lớn ở đảo Hải Nam, trong tương lai sẽ trước tiên triển khai tàu chiến cỡ lớn ở vịnh Á Long, căn cứ này của Hạm đội Nam Hải.

Trung Quốc làm như vậy là do nơi đây cách xa mối đe dọa từ tàu chiến mặt nước, tàu ngầm hạt nhân và thông thường của Mỹ và Nhật Bản. Vịnh Á Long, đảo Hải Nam là nơi tương đối an toàn.

Tàu ngầm Kilo Việt Nam xuất quỷ nhập thần, kẻ địch ở Biển Đông khó thoát ảnh 4
Tàu ngầm Hà Nội, Hải quân Việt Nam

Tuy nhiên, hiện nay, Việt Nam đã nhận được một lô tàu ngầm lớp Kilo thực sự, 6 tàu ngầm lớp Kilo này từng bước thành hình, tạo thành lực lượng dưới mặt nước đủ để phong tỏa vịnh Á Long ở đảo Hải Nam.

Hơn nữa, khi những tàu ngầm này phối hợp với lô máy bay chiến đấu Su-30MKV mới của Không quân Việt Nam (mua của Nga) thì tàu sân bay khổng lồ của Trung Quốc cho dù có trốn ở bên trong cảng biển thì một khi có chiến tranh, Hải quân Việt Nam cũng có thể dùng tên lửa tầm xa trên không tiến hành tấn công.

Trong khi đó, tàu sân bay của Trung Quốc một khi rời khỏi cảng chính, sẽ bị tàu ngầm Việt Nam giám sát chặt chẽ, thậm chí nằm trong phạm vi tấn công của tên lửa.

Hải quân Việt Nam đã sớm điều một đội ngũ cán bộ đến Nga, CHDCND Triều Tiên học tập kỹ thuật tấn công tàu ngầm, Việt Nam và Mỹ cũng có trao đổi bí mật về tàu ngầm.

Báo chí quân sự Nhật Bản cho rằng, hiện nay, Việt Nam đã nhận được 4 tàu ngầm lớp Kilo do Nga chế tạo, đã hình thành một lực lượng ngăn chặn. Hải quân Việt Nam đang hy vọng sử dụng 6 tàu ngầm lớp Kilo mua của Nga để thực hiện chiến lược chống can thiệp ở Biển Đông.

Tàu ngầm Kilo Việt Nam xuất quỷ nhập thần, kẻ địch ở Biển Đông khó thoát ảnh 5
Tàu ngầm Tp. Hồ Chí Minh, Hải quân Việt Nam

Đồng thời, Trung Quốc và Việt Nam đều không có nhiều khả năng thỏa hiệp ở Biển Đông, trong tương lai, rủi ro ngày càng lớn, chiến lược chống can thiệp của Việt Nam có thể mang tính tấn công, tạo ra mối đe dọa cho Quân đội Trung Quốc.

Theo báo chí Nhật Bản, tàu ngầm lớp Kilo của Hải quân Việt Nam có thể xuất quỷ nhập thần hiện diện ở căn cứ hải quân và vùng biển xung quanh Tam Á của Hải quân Trung Quốc, như vậy, mọi động thái ra vào của tàu ngầm, tàu chiến mặt nước cỡ lớn thậm chí tàu sân bay Trung Quốc đều có thể bị trinh sát, phát hiện, thậm chí gặp nguy hiểm.

Theo báo chí Nhật Bản, cùng với việc Hải quân Việt Nam từng bước biên chế tàu ngầm lớp Kilo theo kế hoạch, Biển Đông sẽ chật hẹp hơn, tỷ lệ xảy ra các sự kiện xung đột do phán đoán nhầm và không may sẽ không ngừng gia tăng.

Mặt khác, trước khi Hội nghị cấp cao ASEAN được tổ chức vào tuần này, Mỹ công khai tuyên bố, trong tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông, Mỹ và Quân đội Mỹ không có lập trường, sẽ không thiên vị bên nào.

Nhưng, Mỹ cũng công khai cho biết, nếu bên nào ở Biển Đông xảy ra xung đột, va chạm, Mỹ sẽ bán vũ khí trang bị cho quốc gia ven Biển Đông và Đông Nam Á có khai chiến với Trung Quốc.

Tàu ngầm Kilo Việt Nam xuất quỷ nhập thần, kẻ địch ở Biển Đông khó thoát ảnh 6
Trung Quốc tiến hành quân sự hóa ở các hòn đảo, đá ngầm đã xâm chiếm của Việt Nam, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh và lợi ích quốc gia Việt Nam, đồng thời đe dọa nghiêm trọng hòa bình, an ninh và ổn định khu vực.

Theo GDVN