Tại sao Nga tập trung phát triển tiêm kích đánh chặn thế hệ mới?

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Quân đội Nga cần một tiêm kích chuyên biệt có khả năng vượt qua giới hạn tốc độ để đánh chặn các loại máy bay không người lái (UAV) trong tương lai.
Những lý do khiến Nga tập trung phát triển tiêm kích đánh chặn thế hệ mới? (Ảnh: National Interest)
Những lý do khiến Nga tập trung phát triển tiêm kích đánh chặn thế hệ mới? (Ảnh: National Interest)

Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Lực lượng Phòng không Liên Xô (VPVO) cần một loạt các máy bay đánh chặn hạng nặng để phục vụ cho nhiệm vụ tuần tra phần biên giới rộng lớn. Hầu hết các máy bay chiến đấu "hạng nhẹ" thông thường như những chiếc MiG thế hệ đầu đều không đáp ứng được nhiệm vụ trên, lý do là bởi những chiếc MiG thế hệ đầu có tầm hoạt động ngắn và tốc độ của chúng cũng không thể bắt kịp với những chiếc máy bay ném bom siêu thanh của Mỹ - những chiếc máy bay được giao nhiệm vụ đi qua Bắc Cực để thực hiện nhiệm vụ ném bom xuống Liên Xô.

Chính vì những yếu điểm của những chiếc máy bay MiG thế hệ đầu mà Lực lượng Phòng không Liên Xô đã phát triển và chế tạo ra loại máy bay chuyên dụng để phục vụ cho nhiệm vụ tuần tra. Đầu tiên là Tupolev Tu-28 và Tu-128. Hai dòng máy bay trên là khuôn mẫu cho các loại máy bay đánh chặn sau này, những chiếc máy bay có tầm hoạt động xa, tốc độ cao và được trang bị tên lửa.

Thiết kế của những chiếc Tu-128 đã trở nên lỗi thời vào những năm 1960 khi có sự xuất hiện của dòng máy bay phản lực ném bom B-58 Hustler của Mỹ. Tuy nhiên, MiG-25 “Foxbat” cũng đang được phát triển vào thời điểm đó. MiG-25 là dòng máy bay đánh chặn cuối cùng mà lực lượng VPVO phát triển.

Tiêm kích MiG-25 (Ảnh: Wikipedia)

Tiêm kích MiG-25 (Ảnh: Wikipedia)

Tốc độ nhanh và được trang bị tên lửa không đối không R-40 khổng lồ, Foxbat sẵn sàng bảo vệ biên giới của Liên Xô trước mọi mối đe dọa. Khung máy bay của nó cũng thích ứng với nhiều vai trò chiến thuật hơn, bao gồm các phiên bản trinh sát và phiên bản phục vụ cho mục đích tấn công.

Trong những năm 1980, MiG-25 được nâng cấp và đổi tên thành MiG-31. Phiên bản nâng cấp này có hiệu suất bay tốt hơn, hệ thống radar tiên tiến hơn và được trang bị thêm hệ thống vũ khí thứ hai. Các phiên bản đầu tiên của MiG-31 được trang bị thêm một khẩu pháo, nhưng sau đó nó đã bị gỡ bỏ vì các chuyên gia cho rằng tính năng bổ sung này là không cần thiết trên một máy bay đánh chặn thuần túy.

Tiêm kích MiG-31 (Ảnh: Wikipedia)

Tiêm kích MiG-31 (Ảnh: Wikipedia)

Ngày nay, MiG-31 là máy bay đánh chặn tầm xa tiêu chuẩn của Không quân Nga (VPVO được hợp nhất với VVS vào những năm 1990) và dự kiến sẽ được sử dụng cho đến năm 2030. Lực lượng Không quân Liên Xô (VSS) cũng đã phát triển một "bản nâng cấp giữa vòng đời" của MiG-31, bản nâng cấp này được đặt tên là MiG-31BSM. Phiên bản nâng cấp này được tích hợp nhiều loại vũ khí tấn công mới và được hiện đại hóa hầu hết các hệ thống trên máy bay. MiG-31 cũng được chọn làm máy bay tác chiến chính cho tên lửa siêu thanh Kinzhal.

Tuy nhiên vào tháng 8 năm 2018, các công ty chế tạo máy bay chiến đấu của Nga đã thông rằng họ đang phát triển và thử nghiệm các dòng máy bay đánh chặn thế hệ tiếp theo nhằm thay thế MiG-31. Tuân theo quy ước đặt tên cho các dự án máy bay thế hệ tiếp theo khác của Nga (PAK (XX)), dự án máy bay đánh chặn mới được gọi là PAK DP.

Việc tiếp tục ra đời dòng máy bay đánh chặn chuyên dụng là điều thú vị bởi máy bay chiến đấu PAK-FA / Su-57 hiện vẫn có thể hoàn thành tốt vai trò đánh chặn tương tự MiG-31. Nó được trang bị một radar tiên tiến cùng với đó là khả năng bay ở tốc độ cao (duy trì tốc độ Mach 1+ mà không cần sử dụng hệ thống buồng đốt sau). Su-57 cũng được trang bị tên lửa không đối không tầm xa.

Su-57 (Ảnh: Wikipedia)

Su-57 (Ảnh: Wikipedia)

Mặc dù có tầm hoạt động hạn chế hơn MiG-31, nhưng khả năng tiếp nhiên liệu trên không của PAK-FA / Su-57 lại là một lợi thế. Nhìn chung khả năng hoạt động của MiG-31 và Su-57 là rất giống nhau. Các máy bay chiến đấu Sukhoi cũng đã từng đảm nhiệm vai trò đánh chặn trước đây, biến thể Su-27P của Flanker được dùng cho lực lượng VPVO. Vậy tại sao quân đội Nga lại cần chế tạo thêm một máy bay đánh chặn chuyên dụng riêng?

Lý do đầu tiên là vì những chiếc máy bay của dự án PAK DP có thể được xây dựng dựa trên tính đa nhiệm của 2 loại máy bay đi trước là MiG-31 và MiG-25. Một chiếc máy bay gần giống với F-111 có thể là điều mà quân đội Nga mong muốn được nhìn thấy từ dự án PAK DP, một loại máy bay có thể mang theo hàng tấn tên lửa tầm xa và cũng có thể thực hiện các cuộc tấn công với nhiều loại đạn khác nhau (bao gồm cả các tên lửa siêu thanh) trong khi di chuyển ở tốc độ cao.

Một lý do khác là quân đội Nga muốn giữ lại di sản của công ty MiG tồn tại trong United Aircraft Corporation (là một tập đoàn thuộc sở hữu của Chính phủ Nga được thành lập dựa trên cơ sở của sự liên kết giữa các công ty chế tạo máy bay và chính phủ các quốc gia thuộc Liên Xô cũ) nên MiG cần một dự án thế hệ tiếp theo của riêng họ để thực hiện.

Lý do cuối cùng là VVS muốn chứng minh khả năng của lực lượng đánh chặn trước những phát triển của công nghệ UAV (máy bay không người lái). Mặc dù máy bay bay trinh sát SR-71 Blackbird của Mỹ đã không còn được sử dụng, nhưng các UAV tích hợp một số công nghệ của nó có thể được Mỹ sử dụng trong tương lai. Vì vậy, Nga cần một chiếc máy bay có thể vượt qua giới hạn tốc độ để có thể đánh chặn chúng và giữ an toàn cho không phận nước nhà.

Theo National Interest