Tại sao Mark Zuckerberg chính là mắt xích yếu nhất trong tập đoàn của ông?

VietTimes -- Vừa là người sáng lập, CEO và Chủ tịch của Facebook, và nhiều người cho rằng chính quyền lực tuyệt đối của Mark Zuckerberg là nguyên nhân dẫn đến những sai lầm gần đây của Facebook.
CEO Mark Zuckerberg (Ảnh Getty Images)
CEO Mark Zuckerberg (Ảnh Getty Images)

Mark Zuckerberg là nhà sáng lập, CEO, và chủ tịch tập đoàn Facebook. Ông cũng là người giữ số cổ phiếu chi phối có quyền biểu quyết. Quyền lực của ông ở tập đoàn này là tuyệt đối. Ông không bị sa thải hay bị phạt gì. Nếu như có vị giám đốc nào trong ban quản trị muốn lật đổ ông, thì Mark chỉ đơn giản là sử dụng quyền biểu quyết chi phối của mình để thay họ bằng một người thân mình hơn. Các vị giám đốc hiện nay cũng sẽ không làm vậy bởi mỗi người được trả ít nhất 350.000 USD/năm, ngoại trừ những người cũng đang là nhân viên tại tập đoàn của Zuckerberg – họ được trả nhiều triệu đô la nữa.

Zuckerberg có nhiều quyền lực hơn so với các CEO thông thường. Các CEO ở các tập đoàn khác phải chịu trách nhiệm trước hội đồng độc lập gồm các Chủ tịch và Giám đốc được bổ nhiệm theo yêu cầu của các nhà đầu tư. Trên lý thuyết, mọi việc ở các tập đoàn phải theo hướng đó.

Nhưng Zuckerberg đang mâu thuẫn với chính các cổ đông của ông về điểm này. Nhà báo Jake Kanter của tờ Business Insider tuần trước cho biết, có đến 83% những nhà đầu tư độc lập – là những cổ đông (ngoại trừ Zuckerberg) hay các Giám đốc điều hành ở Facebook – cho rằng Zuckerberg phải bị sa thải khỏi chức danh chủ tịch hội đồng quản trị.

Dựa vào những diễn biến giá cổ phiếu của Facebook thời gian qua, thì thực sự rất nhiều người đang ngạc nhiên với Zuckerberg. Bằng cách nào đó, Zuckerberg vẫn tiếp tục giữ vai trò CEO. Facebook hiện nay được hơn 2 tỷ người dùng. Giá cổ phiếu của họ đã tăng từ IPO là 38 USD năm 2012 lên 195 USD hiện nay – một nghịch lý gây sửng sốt cho nhiều người.

Nhưng các nhà đầu tư của ông lại cho rằng Zuckerberg cần phải bị kiềm chế lại.

Những chỉ trích hướng vào Zuckerberg cần phải xem xét một cách nghiêm túc.

Rất hiếm trường hợp phần đông các cổ đông thường lại bỏ phiếu phản đối CEO của họ với tỷ lệ cao như vậy. Thậm chí, trong những lúc cao điểm nhất của các cuộc đấu tranh bằng ủy quyền, thì các nhà đầu tư cũng rất khó để tập hợp được hơn 20% hoặc 30% số cổ phiếu công ty. (Những cổ đông thấy quá trì trệ - họ hay bán cổ phần đi hơn là đấu lại với ban giám đốc). Tại một cuộc họp toàn thể thường niên, nếu công ty giành được tỷ lệ biểu quyết ủng hộ gần 90%, thì thường đây được xem là dấu hiệu của một bất ổn lớn sắp xảy ra.

Vấn đề của các cổ đông là chính Zuckerberg có một lịch sử mắc rất nhiều sai lầm, và điều này cũng đã được chính ông thừa nhận.

Ban đầu Zuckerberg cho rằng sự can thiệp của Nga vào các cuộc bầu cử ở phương Tây bằng Facebook không phải là vấn đề gì lớn. Ông cũng phải chịu trách nhiệm cho việc không theo kịp diễn biến vụ bê bối Cambridge Analytica. “Chúng tôi đã không có được cái nhìn tổng quan về trách nhiệm của mình trong vụ việc này như thế nào, và đây là một sai lầm cực lớn. Đó là sai lầm của tôi”, Mark nói.

Ngay từ khi mới bắt đầu, Zuckerberg đã sai lầm bởi lúc đó ông còn không quan tâm đến quyền riêng tư của người dùng. Lúc còn là một sinh viên ở đại học Harvard ở độ tuổi 19, trong căn phòng ở ký túc xá, Zuckerberg đã sáng lập ra Facebook – một câu chuyện mà Zuckerberg vẫn thường đề cập khi ông phát biểu trước công chúng – ông đã gửi đi một đoạn văn bản cho một người bạn nói về những dữ liệu của người khác mà mình đã truy cập vào. “Nhiều người chỉ vừa mới nói đến điều đó. Tôi không biết lý do tại sao. Họ tin tưởng tôi. Điều này thật tệ hại”, ông nói.

Facebook, với Google, đang giữ sự độc quyền song mại trên internet.

Hầu hết chúng ta đã từng nói điều gì ngu ngốc khi đang còn là một sinh viên nông nổi nhưng chúng ta có thể bỏ qua vì điều đó.

Hiện nay, Zuckerberg vẫn là một người khác biệt. Ông là người chi phối trong một tập đoàn khổng lồ, hút được một nửa số tiền được chi cho quảng cáo trên website. Facebook, cùng với Google, là hai nhân tố độc quyền trên internet. Theo nhà phân tích Brian Weiser thuộc trung tâm nghiên cứu Pivotal Researh cho biết, cả hai ông lớn công nghệ này thu được 71% số tiền chi cho quảng cáo trên không gian mạng.

Đây là nguyên nhân cơ bản giải thích tại sao quyền lực vô hạn của Zuckerberg lại nguy hiểm đến như vậy. Hồi tháng 3, khi xuất hiện thông tin về vụ việc Cambridge Analytica, cổ phiếu của Facebook đã bị mất 6% giá trị, làm công ty mất 30 tỷ USD. Đây cũng chỉ mới là khởi đầu.

Cái giá cho những sai lầm của Zuckerberg khi được tính toán ra còn là hàng tỷ USD nữa.

Nhưng Facebook, một mắt xích cực kỳ quan trọng trong một hệ thống trên internet, vẫn gắn liền với nhân tố gây nên sai lầm đó, Mark Zuckerberg.

Ở các tập đoàn khác, người sáng lập, CEO và chủ tịch phải là ba người khác nhau. Nếu như một người mắc sai lầm, thì hai người còn lại đóng vai trò hỗ trợ, khắc phục.

Những thông tin rò rỉ từ Facebook cho thấy “Zuckerberg đang lo ngại rằng đây là giọt nước tràn ly khi soi vào cơ chế quản lý tốt hiện nay của họ”.

Thậm chí, các thành viên trong hội đồng quản trị của Zuckerberg cũng biết chắc rằng đây là một vấn đề cần giải quyết. Tháng 12/2016, một số văn bản trao đổi giữa Zuckerberg và Marc Andreessen, người đồng sáng lập ra Netscape và là nhà đầu tư mạo hiểm ở thung lũng Silicon thông qua quỹ Andreessen Horowitz, đã phơi bày ra vấn đề trong một vụ kiện của chính cổ đông của mình.

Vụ kiện cho thấy Erskine Bowles, một trong những thành viên ban quản trị Facebook, “lo ngại rằng một trong những nhượng bộ mà Zuckerberg muốn – là để Mark tham gia vào chính phủ 2 năm mà không bị mất đi quyền kiểm soát Facebook – điều này là rất thiếu trách nhiệm”. (Zuckerberg muốn thực hiện lựa chọn là rời tập đoàn và tham gia vào chính phủ mà không phải từ bỏ vai trò chi phối của mình). Ông Andreessen đã nhắn với Zuckerberg rằng “vấn đề lớn nhất” là phải “làm thế nào xác định được việc Zuckerberg tham gia vào chính phủ mà không gây nghi ngờ cho các cổ đông là Mark không thoái thác trách nhiệm”.

Các nhà đầu tư độc lập của Facebook – phần lớn các nhà đầu tư ở tập đoàn này – cho rằng cơ cấu quản lý điều hành của tập đoàn này là sai lầm. Và ít nhất thì một trong những thành viên trong ban quản trị của Zuckerberg cho rằng ngay từ trước đây, Zuckerberg đã đi quá xa trong tham vọng chi phối cả tập đoàn.

Chưa rõ là các cổ đông độc lập có gây áp lực để giành được quyền quản lý lớn hơn trong cơ cấu quản lý điều hành của tập đoàn này không.

Nhưng rõ ràng đây là điều cần thiết.