Nhật- Úc-Mỹ liên thủ đối phó Trung Quốc ở Biển Đông

Lần đầu tiên, Nhật Bản sẽ tham gia cuộc diễn tập hải quân lớn của liên quân Mỹ-Úc, cho thấy liên minh quân sự giữa ba nước đang phát triển mạnh trong tình huống căng thẳng gia tăng do Bắc Kinh đang đẩy mạnh bồi đắp đảo nhân tạo trên Biển Đông.
Các tàu sân bay USS Nimitz (CVN 68), tàu tuần dương tên lửa điều khiển USS Chosin (CG 65), tàu khu trục tên lửa điều khiển USS Sampson (DDG 102) và USS Pinkney (DDG 91), tàu khu trục tên lửa dẫn đường-USS Rentz (FFG 46) đang triển khai đội hình tác chiến
Các tàu sân bay USS Nimitz (CVN 68), tàu tuần dương tên lửa điều khiển USS Chosin (CG 65), tàu khu trục tên lửa điều khiển USS Sampson (DDG 102) và USS Pinkney (DDG 91), tàu khu trục tên lửa dẫn đường-USS Rentz (FFG 46) đang triển khai đội hình tác chiến

Trong cuộc diễn tập vào đầu tháng Bảy tới có sự hiện diện của 30 nghìn quân nhân Mỹ và Úc, chỉ có 40 sĩ quan và binh sĩ Nhật Bản tham gia tập trận. Các chuyên gia nhận định: Mỹ cần phải có những giải pháp năng động hơn nếu muốn thúc đẩy sựu hiệp đồng  giữa các đồng mình an ninh – quân sự tại châu Á.

Cuộc tập trận chung Talisman Sabre được tiến hành hai năm một lần, tổ chức ở các địa điểm trên khắp nước Úc, bao gồm các hành động tác chiến trên biển, đổ bộ đường biển và đường không, các hành động của lực lượng đặc biệt và tác chiến đô thị.

"Tôi nghĩ rằng Mỹ đang nỗ lực để các đồng minh của mình  có thể có khả năng làm  được nhiều hơn", Euan Graham, giám đốc Chương trình An ninh Quốc tế tại Viện Lowy ở Sydney cho biết.

"Có một sự đối xứng rõ ràng của thế trận Liên minh phương Tây ở Thái Bình Dương,  Nhật Bản như chiếc neo trên của liên minh quân sự ở phía Tây Thái Bình Dương và Úc ... là chiếc neo dưởi ở phía Nam."

Lãnh đạo ba quốc gia cho biết họ quan ngại sâu sắc khả năng tự do di chuyển qua vùng biển và vùng trời trong khu vực tranh chấp Biển Đông, nơi Trung Quốc đang bồi đắp bảy đảo nhân tạo thuộc quần đảo Trường Sa, vùng biển có hành lang vận tải thương mại quan trọng hàng đầu thế giới.

Một số chuyên gia an ninh cho rằng Trung Quốc có thể áp đặt các hạn chế và ngăn chặn hành lang di chuyển trên không và trên biển ở quần đảo Trường Sa khi Bắc Kinh hoàn thành các công trình xây dựng bao gồm các căn cứ vững chắc với đường băng quân sự. Trung Quốc cho rằng họ có mọi quyền để thiết lập một Khu vực nhận dạng Phòng không (Identification Air Defence) nhưng điều kiện hiện nay không đảm bảo khả năng hiện thực hóa.

Trung Quốc đã đưa ra tuyên bố đòi hỏi “chủ quyền” trên hầu hết vùng biển Đông. Philippines, Việt Nam, Malaysia, Đài Loan và Brunei cũng đã đưa ra những tuyên bố chủ quyền dẫn đến sự chồng lấn.

Theo trang web của Bộ Quốc phòng Úc, các quân nhân Nhật Bản sẽ tham gia tác chiến cùng với lực lượng quân đội Mỹ, 500 quân nhân New Zealand sẽ tác chiến trong đội hình của quân đội Úc.

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani bác bỏ những nghi vấn cho rằng  cuộc tập trận nhằm đối phó với Trung Quốc, phát biểu với Reuters: đơn giản là Nhật Bản chỉ muốn tăng cường hợp tác quân sự với Mỹ và Úc.

"Hợp tác ba bên chưa từng có"

Hợp tác quốc phòng an ninh giữa Canberra và Tokyo phát triển mạnh mẽ dưới thời Thủ tướng Tony Abbott và Shinzo Abe. Nhật Bản hiện đang là ứng viên hàng đầu giành chiến thắng trong một hợp đồng cung cấp tàu ngầm thế hệ tiếp theo cho hải quân Úc. Các sĩ quan quân sự Mỹ công khai ủng hộ thương vụ này như một sự ràng buộc liên minh.

Trong buổi điều trần tại thượng viên Mỹ tháng Năm năm nay, trợ lý Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ông David Shear nhấn mạnh mục đích và tầm quan trọng của việc thúc đẩy hợp tác giữa các đồng minh quân sự Mỹ.

"Để mở rộng và phát triển tầm hoạt động của các đồng minh, chúng tôi bắt tay xây dựng một mối quan hệ hợp tác ba bên chưa từng có"."Trong một số trường hợp sự liên kết phối hợp này mang lại lợi ích trực tiếp cho sứ mệnh của của chúng ta về an ninh hàng hải. Ví dụ, chúng ta tiến hành các hoạt động hợp tác ba bên với Nhật Bản và Úc nhằm tăng cường an ninh hàng hải ở khu vực Đông Nam Á và hợp tác phát triển công nghệ quốc phòng." Ông nói

Trung Quốc xây dựng các công trình quân sự và đường băng trên đảo Đá Chữ thập. CNES 2015, ảnh chụp của Airbus DS / IHS: 1.535.921

Dành thắng lợi trong trong hợp đồng cung cấp ngầm sẽ là sự thúc đẩy mạnh mẽ cho ngành công nghiệp quốc phòng Nhật Bản và tạo khả năng mở đường cho việc cung cấp vũ khí tiên tiến của Nhật Bản sang các nước có nhu cầu cao như Philippines và Việt Nam, trong sự đối đầu căng thẳng với Bắc Kinh trên Biển Đông, các chuyên gia quân sự thế giới nhận xét.

Úc cũng hy vọng sẽ ký một hiệp ước với Nhật Bản trong năm nay, thỏa thuận này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc đưa các nhân viên quân sự vào một quốc gia khác tham gia các cuộc tập trận chung, tờ Sydney Morning Herald thông báo vào cuối tuần qua.

Những điều kiện ưu đãi này có khả năng sẽ trở thành phổ biến hơn khi thủ tướng Abbott và  và thủ tướng Abe cùng thúc đẩy nhằm củng cố các quan hệ an ninh mà họ đã bồi dưỡng và thúc đẩy trước khi các lãnh đạo hết nhiệm kỳ rời khỏi văn phòng. Graham thuộc Viện Lowy phát biểu.

"Sẽ có nhiều kết quả hơn về mối quan hệ này, điều quan trọng là trong vài năm tới sẽ là các mối quan hệ nội bộ đa phương vì nếu không thì ... rất nhanh thôi, bạn có thể nhận thấy đây không phải là một mối quan hệ tự phát," ông nói.

Theo: QPAN