Sức mạnh không quân của Mỹ và Trung Quốc, mèo nào cắn mỉu nào?

VietTimes -- Dựa vào so sánh chất lượng, Không quân Mỹ thậm chí có ưu thế to lớn hơn. Trung Quốc tuy có hơn 400 máy bay chiến đấu J-7, nhưng không thể cạnh tranh với máy bay Mỹ ở bất cứ phương diện nào. 
Tàng hình cơ F-22 của Mỹ.
Tàng hình cơ F-22 của Mỹ.

Trang mạng The Diplomat Nhật Bản ngày 17/5 cho hay, một trong những nội dung thu hút sự chú ý của dư luận từ báo cáo của Lầu Năm Góc năm 2016 về thực lực quân sự Trung Quốc là liên quan đến quy mô của không quân Trung Quốc.

Quân đội Trung Quốc hiện có gần 3.000 máy bay. Con số này giúp Trung Quốc dẫn trước bất cứ nước nào ngoài Mỹ và Nga.

Máy bay chiến đấu J-10 Trung Quốc.
Máy bay chiến đấu J-10 Trung Quốc.

Báo cáo "Không quân thế giới năm 2016" do trang mạng Flight Global công bố trước đó cho biết, Quân đội Trung Quốc sở hữu tổng cộng 2.942 máy bay, trong đó không quân sở hữu 1.977 chiếc, lục quân sở hữu 556 chiếc, hải quân sở hữu 409 chiếc. 

Trong khi đó, 4 quân chủng của Quân đội Mỹ sở hữu tổng cộng 13.717 máy bay. Con số của Quân đội Mỹ không thiên về không quân; lục quân và hải quân (bao gồm hải quân đánh bộ) hầu như sở hữu nhiều máy bay xấp xỉ bên không quân.

Máy bay chiến đấu J-7 Trung Quốc. Nguồn ảnh: Thời báo Hoàn Cầu, Trung Quốc
Máy bay chiến đấu J-7 Trung Quốc. Nguồn ảnh: Thời báo Hoàn Cầu, Trung Quốc

Máy bay Mỹ và Trung Quốc còn khác nhau về chủng loại, chất lượng... Mỹ có khoảng 2.200 máy bay chiến đấu tầm ngắn, Trung Quốc có khoảng 1.200 chiếc. 

Dựa vào so sánh chất lượng, Mỹ thậm chí có ưu thế to lớn hơn. Trung Quốc còn có hơn 400 máy bay chiến đấu J-7, đây là một loại máy bay có hiệu quả, nhưng không thể cạnh tranh với máy bay Mỹ ở bất cứ ý nghĩa nào. 

Mỹ còn có ưu thế to lớn về những loại hình máy bay khác. Chẳng hạn, Mỹ nắm giữ 78% số máy bay tiếp dầu trên không trên toàn thế giới, đây là một năng lực độc đáo đối với một nước cho rằng bản thân có trách nhiệm đặc biệt.

Tuy nhiên, ưu thế áp đảo của không quân và hải quân Mỹ chỉ quan trọng khi hai quân chủng này có thể tập kết máy bay ở khu vực tác chiến. Mỹ cần tạo ra điều kiện để có thể phát động chiến dịch thành công, cho dù nhằm vào đối thủ yếu hơn nhiều.

F-35 tành hình của Không lực Mỹ.
F-35 tành hình của Không lực Mỹ.

Tương tự, yếu tố địa hình cũng rất quan trọng. Trên thực tế, kết quả của bất cứ cuộc tập kích đường không nào cũng tùy thuộc vào công sự phòng thủ ở mức độ rất lớn.

Chẳng hạn, ở Việt Nam, Quân đội Việt Nam dựa vào sự kết hợp giữa tên lửa phòng không Sam và chiến thuật "đánh rồi chạy", đã buộc người Mỹ phải trả giá khá đắt. 

Vì vậy, điều quan trọng hơn nhiều so với quy mô của Không quân Trung Quốc là những nỗ lực xây dựng một mạng lưới phòng thủ lãnh thổ của Bắc Kinh. Mạng lưới này sẽ giúp máy bay Trung Quốc có thể chiến đấu với máy bay Mỹ trong môi trường do họ lựa chọn.

Máy bay chiến đấu J-20 Trung Quốc.
Máy bay chiến đấu J-20 Trung Quốc.

Đương nhiên, khả năng phá hủy mạng lưới phòng thủ này của Mỹ cũng rất quan trọng đối với việc Mỹ giành chiến thắng trong bất cứ cuộc xung đột nào. 

Riêng về kinh nghiệm, Không quân Mỹ tích lũy được nhiều hơn Không quân Trung Quốc nhờ từng trải qua nhiều cuộc chiến tranh trên quy mô toàn cầu.