Su-35S thị uy sức mạnh, liên tục bắn hạ máy bay chiến đấu của Ukraine

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Su-35 được đưa vào trang bị từ năm 2014 và hơn 100 chiếc hiện đang trong biên chế lực lượng Không quân Nga.
Su-35S thị uy sức mạnh, liên tục bắn hạ máy bay chiến đấu của Ukraine (Ảnh: Military Watch Magazine)
Su-35S thị uy sức mạnh, liên tục bắn hạ máy bay chiến đấu của Ukraine (Ảnh: Military Watch Magazine)

Vào ngày 30 tháng 3 vừa qua, có thông tin cho rằng một máy bay chiến đấu của Không quân Ukraine đã bị bắn rơi trong trận không chiến gần biên giới phía bắc của đất nước này, giáp với Belarus. Đây là trường hợp mới nhất trong số nhiều vụ bắn hạ của loại máy bay nói trên. Hơn một nửa số tiêm kích Su-24 của Quân đội Ukraine sử dụng trong cuộc chiến với Nga đã bị bắn hạ. Thủ phạm của vụ việc trên được cho là máy bay chiến đấu hạng nặng Su-35S của Không quân Nga. Su-35s được điều động đến Belarus từ tháng 1 sau khi được tái triển khai từ vùng Viễn Đông của Nga và đóng vai trò trung tâm trong chiến dịch không quân tại Ukraine. Các máy bay chiến đấu được đặt tại Sân bay Baranovichi của căn cứ hàng không máy bay chiến đấu số 61 ở phía tây Belarus. Các máy bay chiến đấu Su-35 của lực lượng Không quân Nga được cho là thủ phạm bắn hạ 4 máy bay chiến đấu Su-27 của Ukraine ở miền Tây Ukraine vào ngày 5/3. Là máy bay chiến đấu có khả năng nhất mà Nga sử dụng trong cuộc chiến lần này, Su-35 dự kiến ​​sẽ được triển khai để chống lại lực lượng tinh nhuệ của hạm đội Ukraine (chủ yếu là tiêm kích Su-27), cũng như để phòng thủ trước các cuộc không kích bằng cách vô hiệu hóa các mục tiêu như Su-24.

Tiêm kích Su-24 của lực lượng Không quân Ukraine (Ảnh: Military Watch Magazine)

Tiêm kích Su-24 của lực lượng Không quân Ukraine (Ảnh: Military Watch Magazine)

Su-35 được đưa vào trang bị từ năm 2014 và hơn 100 chiếc hiện đang trong biên chế lực lượng Không quân Nga. Su-35 được coi là máy bay chiến đấu 'thế hệ 4 ++' với các tính năng tiên tiến bao gồm khả năng bay siêu thanh, được trang bị tên lửa không đối không với tốc độ Mach 6 với tầm hoạt động 400km, vectơ lực đẩy ba chiều cho khả năng cơ động cực cao. Đặc biệt hữu ích cho chiến dịch trên lãnh thổ Ukraine là khả năng nhận thức tình huống và khả năng tác chiến điện tử của Su-35, được cung cấp bởi radar Irbis-E, hai radar AESA gắn trên cánh và bộ tác chiến điện tử Khibiny-M. Việc triển khai thêm các tiêm kích Su-35 gần biên giới phía Tây Ukraine được cho là màn phô trương lực lượng của Nga nhằm vào NATO. Đây là bước chuẩn bị của Nga cho các chiến dịch quân sự khác có thể nổ ra ở Ukraine khi tình hình căng thẳng với các nước phương Tây đang leo thang.

Theo Military Watch Magazine