SOC mở ra cơ hội lớn cho doanh nghiệp công nghệ Việt Nam

VietTimes – Mô hình bảo mật 4 lớp của của Trung tâm điều hành an toàn, an ninh mạng (SOC) mới ra mắt đã khẳng định chiến lược “Make in Vietnam” của Chính phủ Việt Nam trong công cuộc chuyển đổi số.
Sự kiện ra mắt Trung tâm điều hành an toàn, an ninh mạng (SOC) được coi là bước quan trọng trong chiến lược “Make in Vietnam”.
Sự kiện ra mắt Trung tâm điều hành an toàn, an ninh mạng (SOC) được coi là bước quan trọng trong chiến lược “Make in Vietnam”.

Nền tảng cung cấp dịch vụ cung cấp dịch vụ Trung tâm điều hành an toàn, an ninh mạng (SOC) theo mô hình 4 lớp đã được ra mắt chính là bước tiến hướng tới hiện thực hóa chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường bảo đảm an toàn, an ninh mạng để cải thiện chỉ số xếp hạng của Việt Nam.

Nền tảng cung cấp dịch vụ SOC đáp ứng yêu cầu kết nối, chia sẻ thông tin góp phần đảm bảo an toàn, an ninh mạng cho quá trình chuyển đổi số quốc gia, thống nhất từ Trung ương đến địa phương.

Cụ thể, mô hình vận hành sẽ giúp các Bộ, ngành, địa phương đáp ứng yêu cầu kết nối, chia sẻ thông tin, bảo đảm hoàn thành 2 lớp quan trọng trong mô hình “4 lớp” là lớp 2 và lớp 4. Đồng thời, các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội đẩy mạnh đầu tư các giải pháp, công nghệ tiên tiến, tiến tới làm chủ và hình thành hệ sinh thái các sản phẩm an toàn thông tin (ATTT) “Make in Vietnam”.

Chủ quản các hệ thống thông tin cũng sẽ được sử dụng các dịch vụ chuyên nghiệp, chất lượng cao, đáng tin cậy của các doanh nghiệp Việt Nam thông qua giám sát chéo của cơ quan quản lý nhà nước.

Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng phát biểu tại Lễ ra mắt nền tảng cung cấp dịch vụ Trung tâm điều hành an toàn, an ninh mạng (SOC) đáp ứng yêu cầu kết nối, chia sẻ thông tin.

Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng phát biểu tại Lễ ra mắt nền tảng cung cấp dịch vụ Trung tâm điều hành an toàn, an ninh mạng (SOC) đáp ứng yêu cầu kết nối, chia sẻ thông tin.

Sự kiện ra mắt “Nền tảng cung cấp dịch vụ Trung tâm điều hành an toàn, an ninh mạng (SOC) đáp ứng yêu cầu kết nối, chia sẻ thông tin” giúp các Bộ, ngành, địa phương định hướng, triển khai thuê mua dịch vụ SOC chuyên nghiệp. Bộ Thông tin và Truyền thông cũng công bố 8 doanh nghiệp cung cấp nền tảng dịch vụ SOC phục vụ cho quá trình chuyển đổi số quốc gia.

Chương trình với sự tham gia của các đơn vị thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, các đơn vị chuyên trách về CNTT, ATTT của các Bộ, cơ quan ngang Bộ và kết nối trực tuyến với 63 Sở Thông tin và Truyền thông trên cả nước.

Trong tiến trình chuyển đổi số, phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, an toàn, an ninh mạng là điều kiện cơ bản, là yếu tố sống còn. Đây cũng là cơ hội lớn dành cho các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam vươn lên, phát triển các sản phẩm, dịch vụ an toàn, an ninh mạng.

Sự kiện ra mắt dịch vụ SOC được coi là bước quan trọng trong chiến lược “Make in Vietnam”, khẳng định các doanh nghiệp Việt Nam đủ năng lực nghiên cứu, phát triển và đã sẵn sàng cung cấp dịch vụ an toàn, an ninh mạng cho thị trường trong nước và thế giới.