Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM nhận thù lao của Nhà xuất bản Giáo dục có chính đáng?

VietTimes – Để làm rõ vụ việc thù lao mà Nhà xuất bản Giáo dục (NXBGD) chi cho Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) TP.HCM được tính vào kinh phí làm sách giáo khoa, VietTimes liên tục liên hệ với Sở GD&ĐT TP.HCM nhưng chưa nhận được câu trả lời.
Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM nhận thù lao của Nhà xuất bản Giáo dục là chính đáng?
Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM nhận thù lao của Nhà xuất bản Giáo dục là chính đáng?

 Ngày 13/12, phóng viên VietTimes tiếp tục đến Sở GD&ĐT TP.HCM để làm rõ thông tin vụ việc thù lao được tính vào kinh phí thực hiện sách giáo khoa. Tại đây, bảo vệ của Sở GD&ĐT TP.HCM cho biết các lãnh đạo của Sở đang họp chi bộ.

Tuy nhiên, ngay lúc đó, chúng tôi đã gặp ông Lê Hồng Sơn - Giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM, ông Lê Văn Hiếu - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM và ông Nguyễn Thành Trung - Chánh Văn phòng ở sảnh chính. Nhưng, khi phóng viên đến trao đổi trực tiếp thì bảo vệ lập tức chặn lại và nói rằng, ông Trung đang bận họp nên chưa thể tiếp chuyện.

Phóng viên đã bị bảo vệ chặn khi gặp những người có trách nhiệm của Sở GD&ĐT TP.HCM
Phóng viên đã bị bảo vệ chặn khi gặp những người có trách nhiệm của Sở GD&ĐT TP.HCM 

Chiều cùng ngày, ông Nguyễn Thái Vĩnh Nguyên - Phó Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM - cho biết, liên quan đến việc thù lao được tính vào kinh phí thực hiện bộ sách giáo khoa, ông không tham gia vào biên soạn nên không nắm rõ. Ông Nguyên đề nghị VietTimes liên hệ với NXBGD và ông Nguyễn Thành Trung – Chánh Văn phòng - Người phát ngôn của Sở GD&ĐT TP.HCM để được cung cấp thông tin chi tiết.

Trao đổi với VietTimes về vấn đề thù lao, ông Nguyên khẳng định: “Chắc chắn Ủy ban Nhân dân TP.HCM không phê bình việc Sở GD&ĐT TP.HCM nhận thù lao của NXBGD. Việc Sở GD&ĐT TP.HCM nhận thù lao của NXBGD là hoàn toàn hợp lý. Nếu Ủy ban Nhân dân TP.HCM yêu cầu giải trình thì cũng để hiểu rõ hơn bản chất vấn đề này".

Sở GD&ĐT TP.HCM sáng ngày 13/12, bảo vệ cho biết cơ quan đang họp chi bộ
Sở GD&ĐT TP.HCM sáng ngày 13/12, bảo vệ cho biết cơ quan đang họp chi bộ

Theo ông Nguyên, để làm bộ sách giáo khoa, NXBGD phải ànghiên cứu kỹ lưỡng v mời các chuyên gia để được cố vấn về chuyên môn. Theo quy định, Sở GD&ĐT TP.HCM không có chức năng biên soạn sách. Tuy nhiên, những người đứng đầu Sở GD&ĐT TP.HCM đều là các chuyên gia, người có chuyên môn sâu trong một lĩnh vực, môn học nào đó.

Do đó, NXBGD mời chuyên gia là Sở GD&ĐT TP.HCM để làm cố vấn chuyên môn, biên soạn ra bộ sách giáo khoa thì không có gì bất hợp lý. Về phía Sở GD&ĐT TP.HCM, khi tham gia làm sách với tư cách cố vấn chuyên môn thì họ phải được nhận thù lao. “Tiền thù lao này đâu thể gọi là tiền không chính đáng” – Ông Nguyên nói.

Ông Nguyễn Thái Vĩnh Nguyên - Phó Chánh văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM
Ông Nguyễn Thái Vĩnh Nguyên - Phó Chánh văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM

Không những vậy, trong mọi năm, Sở GD&ĐT TP.HCM đều phải đi tắt đón đầu để kịp thời đưa ra sách cho học sinh sử dụng.

“Chủ trương một chương trình học có nhiều sách giáo khoa đã được duyệt, sau đó mới có chương trình cụ thể. Do đó, khi có chủ trương, Sở GD&ĐT TP.HCM lúc nào cũng đi tắt đón đầu và luôn có sự nghiên cứu kỹ lưỡng để đưa ra quyết định làm việc gì” – Ông Nguyên chia sẻ thêm.

Dư luận cũng đặt ra vấn đề liệu rằng có phải do luật không quy định nên Sở GD&ĐT TP.HCM đã “dấn thân” tham gia vào việc biên soạn sách mà sách này sẽ được sử dụng trên địa bàn do Sở GD&ĐT TP.HCM phụ trách?

Chiều cùng ngày, nhiều người ra vào Sở GD&ĐT TP.HCM để họp và giải quyết công việc, phóng viên VietTimes vẫn không được phép vào bên trong.
Chiều cùng ngày, nhiều người ra vào Sở GD&ĐT TP.HCM để họp và giải quyết công việc, phóng viên VietTimes vẫn không được phép vào bên trong.

Trả lời câu hỏi này, ông Nguyên cho biết không phải vì luật không cấm thì Sở GD&ĐT TP.HCM có quyền tham gia. “Điều quan trọng ở đây là ở góc độ chuyên môn, khi biên soạn sách, NXBGD cần tập hợp các chuyên gia trong ngành. Và Sở GD&ĐT TP.HCM là nơi có các chuyên gia có thể giúp họ làm cố vấn chuyên môn. Không những vậy, các chuyên gia này còn nắm bắt được cốt lõi của chủ chương, chương trình, giúp việc áp dụng bộ sách hiệu quả hơn” – Ông Nguyên cho hay.

Tuy nhiên, có một câu hỏi mà các phụ huynh rất muốn gửi đến lãnh đạo Sở GD&ĐT TP.HCM là, nếu không vì các chuyên gia là lãnh đạo Sở, Trưởng, phó phòng chuyên môn của Sở, thì họ liệu có được NXB mời vào Ban chỉ đạo biên soạn sách hay không, bởi các chuyên gia am hiểu chương trình giáo dục có rất nhiều? 

Như VietTimes đã đưa tin, NXBGD chi thù lao chi cho Ban Chỉ đạo của Sở GD&ĐT để biên soạn bộ SGK miền Nam. Và thù lao này được tính vào kinh phí thực hiện bộ SGK miền Nam. Không chỉ lo ngại về tính khách quan của bộ sách được chọn đưa vào sử dụng tại miền Nam, dư luận còn đặt ra vấn đề sách giáo khoa có thể bị đội giá.

Mặt khác, khi lãnh đạo, chuyên viên của Sở GD&ĐT nhận tiền rồi dùng tiền ấy đưa vào kinh phí để làm SGK thì nhiều người cho rằng đây chính là một biểu hiện của sự thiếu trách nhiệm.

VietTimes sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc về vấn đề này.