Smartphone 2017 đã tạo ra những “làn gió mới” nào?

VietTimes – Năm 2017 đã chứng kiến nhiều sự đổi mới ngoạn mục về tính năng, thiết kế, hiệu năng trên nhiều dòng smartphone từ bình dân đến cao cấp. Trong đó, 3 xu hướng đổi mới nổi bật trên smartphone năm 2017 được kỳ vọng sẽ tiếp tục hoàn thiện hơn vào năm sau để mang lại những trải nghiệm tốt nhất cho người dùng.

1.  Tỷ lệ hiển thị 18:9

Smartphone 2017 đã tạo ra những “làn gió mới” nào? ảnh 1

Trước kia, hầu hết các điện thoại thông minh đều sử dụng màn hình hiển thị với tỷ lệ 16:9. Đây là tỷ lệ tiêu chuẩn cho các tivi màn hình lớn và các bộ phim chiếu rạp, do đó, nó có ý nghĩa rất lớn với điện thoại sử dụng cùng một thước màn hình để xem phim trên màn hình nhỏ. Tuy nhiên, vào năm 2017, một số điện thoại thông minh cỡ lớn đã chuyển sang tỷ lệ 18: 9.

Hãng đi tiên phong trong tỉ lệ 18: 9 là LG G6 với màn hình 5.7 inch. Thiết kế này được LG gọi là FullVision làm cho G6 thon dài hơn so với LG V20 cũ, bất chấp màn hình hiển thị lớn hơn.

Không dừng lại ở đó, chỉ vài tuần sau khi LG G6 ra mắt, tỉ lệ 18:9 đã có bước phát triển lớn khi Samsung phát hành bộ đôi Samsung Galaxy S8 và S8 Plus. Cả hai điện thoại đều sử dụng tỉ lệ đó thậm chí còn lớn hơn một chút 18,5: 9 và Samsung đã biến nó trở thành một lợi thế bán hàng lớn. Màn hình hiển thị vô cực “Infinite Display” cho phép Galaxy S8 và S8 Plus giảm tối thiểu đường cạnh viền trong khi tăng diện tích màn hình. Sau sự ra mắt của điện thoại LG và Samsung, tỷ lệ khung hình 18: 9 (hoặc 2: 1) tiếp tục thống trị trên nhiều dòng smartphone khác như Samsung Galaxy Note 8, LG V30 ,  OnePlus 5T đến Huawei Nova 2i và OPPO F5.

Ngay cả Google cũng đã chấp nhận định dạng mới này, tiêu biểu là màn hình 6-inch của Pixel 2 XL. Apple thậm chí còn đi xa hơn khi thế hệ flagship mới nhất của hãng iPhone X với thiết kế tràn viền hoàn toàn. Nhà Táo còn đưa ra một màn hình hiển thị 5,8 inch với tỷ lệ cao hơn 19,5: 9.

Và điều gì cũng có tính hai mặt của nó. 18:9 khi sử dụng ở những tác vụ thông thường thì khá thoải mái. Nhưng đến lúc xem video, điển hình là YouTube thì chúng lại không hiển thị được trên toàn màn hình của máy do các định dạng video hiện nay vẫn hầu hết hỗ trợ chuẩn 16:9.

Tuy nhiên, dường như đây chỉ là một vấn đề nhỏ đối với người tiêu dùng, vì ngày càng có nhiều người chấp nhận định dạng 18: 9 trên điện thoại thông minh. Do đó nhiều người đang ngầm công nhận 18:9 là một tỉ lệ hoàn hảo trên một chiếc smartphone, và hy vọng xu hướng này không chỉ bùng nổ trên dòng flagship mà còn trên cả phân khúc tầm trung, thậm chí là giá rẻ trong thời gian sắp tới.

2.  Màn hình tần số quét 120Hz - đồ họa đẹp hơn

Smartphone 2017 đã tạo ra những “làn gió mới” nào? ảnh 2

Một sự đổi mới khác của điện thoại thông minh năm 2017 cũng tập trung vào màn hình hiển thị, tuy nhiên nó ít phổ biến hơn tỷ lệ 18: 9, đó là mà hình tần số quét cao. Điện thoại Razer, ra mắt vào đầu tháng 11, có lẽ là điện thoại thông minh nổi tiếng nhất hỗ trợ màn hình với tần số quét cao 120 Hz, thay vì 60 Hz như bình thường. Một số điện thoại thông minh mang nhãn hiệu Aquos của Sharp (thường chỉ có ở Châu Á) cũng đã hỗ trợ tần số quét này.

Liệu 120Hz cho điện thoại thông minh có cần thiết hay không?

Tần số quét màn hình đề cập đến tốc độ mà màn hình cập nhật hình ảnh mỗi giây. Tần số quét từ 60 - 120Hz hiển thị hình ảnh mượt mà hơn, phản hồi cảm ứng chính xác hơn, hỗ trợ hiển thị nội dung đa dạng. Nhận thấy tiềm năng của việc sử dụng màn hình tần số quét cao để phục vụ trải nghiệm game trên điện thoại di động, Razer đã quyết định nhắm thẳng vào loại sản phẩm này khi đặt chân vào mảng thị trường di động thông minh. Với chiếc điện thoại Razer Phone, hãng đã sử dụng tấm màn IGZO hỗ trợ công nghệ Ultra Motion - phiên bản điện thoại của công nghệ G-Sync do NVIDIA phát triển. Công nghệ này đồng bộ tần suất hình ảnh xuất ra màn hình với hình ảnh do chip đồ họa xử lý, nhờ vậy khiến màn hình có thể đạt tần số quét trong khoảng 10-120Hz, loại bỏ hoàn toàn tình trạng xé hình khi chơi game.

Bước sang năm 2018, chắc chắn sẽ có càng nhiều điện thoại thông minh được hỗ trợ trải nghiệm thực tế ảo và thực tế tăng cường. Đây chính là một trong những nguyên nhân thúc đẩy việc sử dụng màn hình tần số quét cao. Tần số quét cao cũng đồng nghĩa với việc giảm độ trễ đầu vào của người sử dụng (miễn là phần cứng của thiết bị đủ mạnh), và loại bỏ tình trạng xé hình sẽ giải quyết tình trạng chóng mặt khi ở trong môi trường thực tế ảo.

3.  ESIM - SIM cũ thất sủng

Smartphone 2017 đã tạo ra những “làn gió mới” nào? ảnh 3

Cho dù điện thoại thông minh của bạn có cao cấp, hiện đại như thế nào, bạn vẫn cần một thẻ SIM nếu muốn sử dụng nó như một điện thoại di động bình thường. SIM là từ đại diện cho Subscriber Identity Module (tạm dịch: bộ phận nhận dạng thuê bao), có SIM thì thiết bị mới có thể kết nối với mạng di động. Hiện tại, phần lớn chúng ta đang dùng những chiếc thẻ SIM làm bằng nhựa có gắn chip và dễ dàng tháo rời theo các chuẩn kích cỡ khác nhau (SIM thường - mini, micro hay nano). Tuy nhiên, năm 2017, người dùng đã được chứng kiến một cách thức mới sẽ sớm đặt dấu chấm hết cho công nghệ kiểu cũ này.

eSIM là "embedded SIM" (tạm dịch: sim nhúng), là một phần tử bảo mật mới, được thiết kế để quản lý từ xa nhiều thuê bao mạng di động nhưng vẫn tuân thủ theo các yêu cầu kỹ thuật của GSMA. Bao gồm nhiều hình thức liên kết (cắm vào hoặc hàn), eSIM rất dễ dàng để tích hợp trong bất kỳ thiết bị nào, không chỉ điện thoại di động.

Google Pixel 2 và  Pixel 2 XL là bộ đôi đầu tiên ra mắt với công nghệ mới eSIM. Cả hai thiết bị này đều có thẻ SIM nhúng để chúng không thể bị tháo dỡ. Các eSIM hứa hẹn cung cấp cho khách hàng trải nghiệm cải thiện và an toàn hơn. Nó cũng mở ra cơ hội thị trường cho những nhà khai thác và cho phép toàn bộ dòng sản phẩm mới của các thiết bị được kết nối với nhau dễ dàng. Loại công nghệ này đặc biệt hữu ích với du khách quốc tế, họ sẽ không cần phải mua thêm thẻ SIM để thực hiện cuộc gọi và kết nối với mạng dữ liệu di động ở các quốc gia khác .

eSIM là tương lai nhưng nó sẽ không xảy ra ngay bây giờ. Hầu hết các điện thoại thông minh hiện tại vẫn là sử dụng SIM vật lý và sẽ cần khoảng thời gian lâu nữa để mọi thứ có thể thay đổi toàn diện. Trong Google Pixel 2 và Google Pixel 2 XL các eSIM hiện chỉ được sử dụng bởi Project Fi của Google và do đó nó có một khay thẻ Nano-SIM vật lý cho tất cả người dùng khác.

Điều chắc chắn là các nhà sản xuất sẽ đưa vào eSIM như một tiêu chuẩn hiện nay. SIM vật lý đã mất 27 năm phát triển và eSIM có lẽ không cần thời gian nhiều đến thế để thay đổi lịch sử công nghệ.

Nguồn: Android Authority