Sáng mãi truyền thống ngành Bưu điện

Cách đây 71 năm, ngày 14 và 15/8/1945, Hội nghị toàn quốc Đảng Cộng sản Đông Dương họp tại Tân Trào (Tuyên Quang) đã thông qua nhiều Nghị quyết quan trọng liên quan đến Tổng khởi nghĩa giành chính quyền, trong đó có Nghị quyết về Thông tin liên lạc.
Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm và nghe giới thiệu máy khuếch thanh của CP16-Cục Bưu điện TW, phục vụ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 3 năm 1960.
Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm và nghe giới thiệu máy khuếch thanh của CP16-Cục Bưu điện TW, phục vụ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 3 năm 1960.

Nghị quyết nêu rõ: “Lập ban giao thông chuyên môn và giúp đỡ đầy đủ cho họ làm nhiệm vụ”. Đây là một sự kiện lịch sử quan trọng, là mốc son khởi nguồn cho sự ra đời của Bưu điện Việt Nam. Với ý nghĩa trọng đại đó, ngày 15/8/1945 đã đi vào lịch sử phát triển của ngành Bưu điện như một ngày khai sinh và đã được Nhà nước cho phép lấy là ngày truyền thống của Ngành.

Truyền thống tự hào

Kể từ đó đến nay, ngành Bưu điện đã trải qua những mốc phát triển quan trọng, đó là: Nha Bưu điện (1945), Nha Bưu điện- Vô tuyến điện (1951), Tổng Cục Bưu điện (1968), Tổng cục Bưu điện thuộc Bộ Giao thông vận tải (1990), Tổng Cục Bưu điện (1992), Bộ Bưu chính Viễn thông (2002), Tập đoàn BCVT Việt Nam (2006), Bộ Thông tin và Truyền thông (2007).

Trải qua 2 cuộc kháng chiến, khi nước nhà thống nhất và trong thời kỳ đổi mới (1986 - 1992), Bưu điện Việt Nam đã trở thành Ngành tiên phong thực hiện đường lối Đổi mới một cách sáng tạo với quyết sách“Đi thẳng vào công nghệ hiện đại, số hóa, đa dịch vụ”. Tiếp đó, ngành tiếp tục thực hiện chiến lược “Tăng tốc độ phát triển và hiện đại hóa” giai đoạn 1993 - 2000, mạng lưới viễn thông được số hóa, tự động hóa hoàn toàn, thị trường phát triển nhanh, nhiều dịch vụ mới được cung cấp, mở rộng vùng phục vụ, bắt đầu hình thành một số doanh nghiệp mới, tập dượt cạnh tranh, chuẩn bị cho mở cửa thị trường.

Giai đoạn 2001 - 2010, chiến lược của ngành là “Hội nhập và phát triển” nhằm phát huy nội lực, tạo môi trường cạnh tranh sâu rộng trong nước để tiếp tục đổi mới công nghệ, mở rộng mạng lưới, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ. Năm 2005 đánh dấu sự phát triển vượt bậc của ngành, mật độ điện thoại trên toàn quốc tăng gấp bốn lần so với năm 2000, vượt 2,5 lần chỉ tiêu Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đặt ra.

Thành tựu quan trọng của quá trình đổi mới chính là đổi mới cơ cấu tổ chức, tách riêng lĩnh vực quản lý Nhà nước và sản xuất kinh doanh để nâng cao hiệu quả hoạt động. Các doanh nghiệp trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông đã có những bước phát triển nhanh và vững chắc, từng bước hình thành các Tập đoàn, Tổng công ty lớn. Trong đó, VNPT với Vinaphone, VnPost, Mobifone... là những đơn vị chủ lực thúc đẩy thị trường phát triển.Trải qua 2 cuộc kháng chiến, khi nước nhà thống nhất và trong thời kỳ đổi mới (1986 - 1992), Bưu điện Việt Nam đã trở thành Ngành tiên phong thực hiện đường lối Đổi mới một cách sáng tạo với quyết sách “Đi thẳng vào công nghệ hiện đại, số hóa, đa dịch vụ”. Tiếp đó, ngành tiếp tục thực hiện chiến lược “Tăng tốc độ phát triển và hiện đại hóa” giai đoạn 1993 - 2000, mạng lưới viễn thông được số hóa, tự động hóa hoàn toàn, thị trường phát triển nhanh, nhiều dịch vụ mới được cung cấp, mở rộng vùng phục vụ, bắt đầu hình thành một số doanh nghiệp mới, tập dượt cạnh tranh, chuẩn bị cho mở cửa thị trường.

Đồng hành với những thành tựu to lớn là những thách thức không nhỏ. Toàn ngành hiện đang thực hiện quá trình tái cấu trúc theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, trong đó việc chia tách độc lập hai lĩnh vực truyền thống là Bưu chính và Viễn thông đã tạo cơ hội cho cả hai lĩnh vực cùng phát triển đồng đều. Lĩnh vực Viễn thông vừa duy trì sản xuất kinh doanh vừa tiến hành quá trình tái cấu trúc thành công với những bước chuyển biến ấn tượng. Tái cấu trúc VNPT với chiến lược trở thành nhà cung cấp dịch vụ - giải pháp hàng đầu; Thành lập Tổng công ty Mobifone; điều chuyển các đơn vị thuộc VNPT để tăng cường hiệu quả hoạt động.

Đến nay, cùng với mạng lưới bưu chính rộng khắp, hệ thống hạ tầng thông tin truyền dẫn hiện đại, mạng cáp quang băng rộng, mạng thông tin di động 2G/3G, hệ thống vệ tinh Vinasat 1 và 2 phủ sóng toàn bộ lãnh thổ Việt Nam và nhiều nước trong khu vực... Ngành cũng thực hiện tốt nhiệm vụ duy trì thông tin liên lạc phục vụ các cơ quan Đảng, Nhà nước, đảm bảo an ninh, quốc phòng, phòng chống thiên tai; thực hiện phổ cập dịch vụ bưu chính viễn thông cho người dân khu vực khó khăn qua Quỹ Viễn thông công ích…

Thành tựu về công nghệ chính là nền tảng để Ngành hoàn thành mục tiêu phổ cập dịch vụ thông tin, truyền thông trong cả nước, kể cả vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; cung cấp cho xã hội đa dịch vụ tiện ích với giá cả phù hợp; Ứng dụng thành tựu viễn thông - công nghệ thông tin trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, thuế, hải quan, các dịch vụ hành chính công... hình thành chính phủ điện tử..., từng bước thực hiện mục tiêu trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin - truyền thông như Đề án đã được Chính phủ phê duyệt.

Với những thành tích đạt được, ngành vinh dự được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập và nhiều tập thể, cá nhân được tặng thưởng các danh hiệu cao quý khác.

Sáng mãi Truyền thống Ngành

Cùng với cả dân tộc, ngành Bưu điện đã anh dũng đi qua hai cuộc kháng chiến cứu nước, trong điều kiện vô cùng hiểm nguy, gian khổ, thiếu thốn nhưng với lòng quả cảm, sự hy sinh to lớn, cán bộ công nhân viên ngành Bưu điện đã mưu trí, sáng tạo vừa trực tiếp chiến đấu vừa kiên cường bám trụ đường dây, bám trụ tổng đài, giữ vững mạch máu thông tin liên lạc thông suốt trong mọi tình huống phục vụ đắc lực sự chỉ đạo, điều hành kháng chiến của Đảng. Công tác vận chuyển công văn, báo chí, thư từ, điện báo, đưa đón bảo vệ cán bộ, bộ đội kể cả cán bộ cao cấp của Đảng cùng thiết bị, vũ khí hàng hóa thuốc men cho chiến trường đã có sự đóng góp to lớn của các chiến sỹ Giao liên Bưu điện, góp phần không nhỏ trong công cuộc giải phóng đất nước.

Thời kỳ hòa bình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN, thực hiện Nghị quyết của Đảng, Bưu điện Việt Nam đã sớm đổi mới tư duy, đổi mới công nghệ, đổi mới và mạnh dạn trong cơ cấu đầu tư, đổi mới trong quản lý và đào tạo nguồn nhân lực, sáng tạo trong lao động và tiếp tục ghi vào trang vàng lịch sử của Ngành thêm những thành tựu to lớn. Với việc thực hiện hiệu quả chiến lược đi thẳng vào công nghệ hiện đại, khôn khéo trong quan hệ quốc tế, đa dạng hóa các đối tác để tranh thủ vốn, công nghệ và trình độ đào tạo nguồn nhân lực, phát huy hiệu quả nội lực trong Ngành để tạo nguồn vốn cho đầu tư phát triển công nghệ mới.v.v… nên ngành Bưu điện đã xây dựng được hệ thống thông tin quốc gia có công nghệ hiện đại, đồng bộ ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới với hệ thống các dịch vụ BCVT đa dạng, tiên tiến.

Hơn 70 năm qua, Ngành Thông tin và Truyền thông đang nỗ lực tận dụng thời cơ, vượt qua thách thức, tiếp tục đổi mới và phát triển, quyết tâm thực hiện thành công chiến lược tăng tốc “đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông” với những giải pháp: Phát triển công nghiệp CNTT, đóng góp tỷ trọng lớn trong tăng trưởng GDP của đất nước; Phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu; Ứng dụng có hiệu quả CNTT trong cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và toàn xã hội; Hoàn thành tái cấu trúc lĩnh vực bưu chính - viễn thông, tiếp tục phát triển hạ tầng viễn thông băng thông rộng đến các xã, phường, thôn, bản trên cả nước, phục vụ nhu cầu sử dụng của người dân và công tác chỉ đạo, điều hành của Đảng và Nhà nước; Tiếp tục tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền; Kiện toàn hệ thống công đoàn trong ngành phù hợp với mô hình tổ chức mới.

Theo Mic.gov.vn