S-300 Nga “giương nỏ” ở Syria: Israel mạnh miệng tuyên bố “không thể phát hiện ra F-35“

VietTimes -- Các hệ thống tên lửa phòng không S-300 do Nga cung cấp cho Syria sẽ không thể ngăn chặn máy bay mới nhất của Israel, Bộ trưởng Hợp tác khu vực Israel Tzhahi Khanegbi khẳng định.
Nga đã chuyển cho Syria các hệ thống S-300 sự sự cố thảm khốc IL-20 bị bắn hạ
Nga đã chuyển cho Syria các hệ thống S-300 sự sự cố thảm khốc IL-20 bị bắn hạ

Ông Khanegbinhắc lại rằng nằm trong biên chế vũ khí của Không quân Israel là máy bay chiến đấu F-35I Adir thế hệ thứ năm được sản xuất tại Mỹ. Theo ông, những hệ thống S-300 triển khai ở Syria sẽ không thể hạn chế được khả năng của chúng.

"Chúng tôi có máy bay chiến đấu tàng hình, đây là những máy bay tốt nhất trên thế giới. Những tiểu đoàn này thậm chí không có khả năng phát hiện chúng", báo Haaretz trích dẫn Khanegbi.

Lẽ ra việc chuyển  giao các hệ thống S-300 của Nga cần phải hoàn thành chương trình hiện đại hóa phòng không của Syria vài năm trước, nhưng khi đó, các cuộc đàm phán liên quan đã bị ngừng trệ theo sáng kiến của phía Israel.

Sự xuất hiện các hệ thống tên lửa phòng không tại Damascus sẽ thay đổi sự cân bằng lực lượng trong khu vực và trở thành yếu tố ngăn cản Israel, ông Ali Maksoud, chuyên gia quân sự Syria đã nói trong  cuộc phỏng vấn với Sputnik.

Quyết định cung cấp S-300 cho Syria được thực hiện sau ngày 17/9, khi chiếc IL-20 của Nga trên đường trở về căn cứ không quân Hmeymim đã vô tình bị phòng không Syria bắn hạ trong cuộc tấn công do bốn chiếc F-16 của Israel  thực hiện nhằm vào các mục tiêu ở Latakia. Hậu quả của thảm kịch này khiến 15 quân nhân Nga đã thiệt mạng.

Chương trình F-35 là chương trình sản xuất vũ khí đắt đỏ nhất trong lịch sử (hơn 1,5 ngàn tỷ đô la). Các nhà phát triển phải giải quyết nhiều vấn đề khó khăn. Kết quả là chiếc F-35 đã tiêu tốn thêm hàng trăm tỷ đô la so với kế hoạch, thời điểm đưa máy bay vào hoạt động đã bị trì hoãn. Nguyên mẫu đầu tiên bay lên không trung vào năm 2000 và chiếc máy bay đầu tiên của dòng F-35A — năm 2006. Không quân Hoa Kỳ chỉ được trang bị phiên bản này vào năm 2015. Phiên bản dành cho Thủy quân lục chiến (F-35B) — vào năm 2016, và bản thứ ba — chiếc F-35C cho Hải quân — vẫn còn phải chờ đợi. Việc tham gia thực chiến lần đầu tiên  cũng chỉ mới diễn ra trong năm nay: vào tháng 5, chiếc F-35A đã tham gia cuộc không kích của Không quân Israel và vào cuối tháng 9, F-35B Hải quân Hoa Kỳ tấn công Taliban ở tỉnh Kandahar, Afghanistan. Điều đáng chú ý là phi công Mỹ không gặp rủi ro nào: Taliban không còn không quân, không có hệ thống phòng không đáng kể nào, kể cả radar mà F-35 cần phải "tàng hình" trước nó.

F-35 với số lượng nhỏ đang phục vụ trong quân lực một số đồng minh của Mỹ (Anh, Úc, Israel, Ý, Nhật Bản, Hà Lan, Na Uy, Hàn Quốc). Máy bay này đã được Đan Mạch đặt mua, cũng như Thổ Nhĩ Kỳ (nhưng chính quyền Mỹ có thể đóng băng chương trình này do người Thổ Nhĩ Kỳ mua hệ thống phòng không S-400 của Nga). Cho đến nay, hơn 320 chiếc F-35 đã được chế tạo và tổng cộng chỉ riêng Hoa Kỳ đã muốn có hơn 2000 chiếc máy bay trong trang bị.

Các siêu tiêm kích F-35B Mỹ được đặt hy vọng lớn lao trong bối cảnh hiện nay trên thế giới. Những chiếc máy bay này có khả năng cất cánh trên đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng, nghĩa là để vận chuyển chúng không cần tới tàu sân bay lớn với một nhóm tàu hộ tống. Chỉ cần tàu đổ bộ là đủ. Điều này làm tăng tính di động và tốc độ triển khai lực lượng cho các hoạt động trong khi vẫn duy trì hiệu quả, nếu tính đến khả năng chiến đấu ấn tượng của F-35B (tốc độ gần 2.000 km / h, trần bay- 18200 mét, tải trọng chiến đấu hơn 9 tấn đạn dược). Trong thực tế, một kịch bản như vậy đã được thực hiện trong một cuộc tấn công gần đây vào Taliban. Tàu đổ bộ "Essex", từ đó máy bay cất cánh và hạ cánh, nằm trên Biển Ả Rập — gần với Vịnh Ba Tư và Iran. Một khu vực tiềm năng khác để sử dụng F-35B là Biển Đông, nơi Mỹ, trong khuôn khổ của khái niệm "đảm bảo tự do hàng hải và hàng không", đang cố gắng phản đối Trung Quốc. Kiểm soát Vịnh Ba Tư và biển Đông có ý nghĩa địa chính trị đặc biệt đối với Washington.

Theo SP